Căn cứ hải quân ngầm ở độ sâu 500 m của Iran
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 18.1 hé lộ một cơ sở lưu trữ ngầm chiến lược mới được xây dựng ở bờ biển phía nam Iran để chứa một đội tàu tấn công nhanh và những tàu khác.
Truyền hình nhà nước Iran đưa tin căn cứ mới được xây dựng ở độ sâu 500 m, chiếu hình ảnh về các đường hầm với một hàng dài được cho là phiên bản mới của tàu cao tốc lớp Taregh có khả năng phóng tên lửa hành trình, theo Reuters.
Truyền hình nhà nước Iran cũng đã chiếu cảnh Chỉ huy IRGC Hossein Salami đến thăm căn cứ bí mật mới trong cuộc tập trận tác chiến. Ông nhấn mạnh đây là một trong số nhiều căn cứ ngầm được xây dựng dành cho các tàu có khả năng phóng tên lửa tầm xa và tiến hành chiến tranh từ xa.
Iran lần đầu tiên hé lộ ‘thành phố tên lửa ngầm’, cảnh báo Mỹ, Israel
Chỉ huy Salami còn tuyên bố rằng căn cứ mới có một số lượng đáng kể tàu tấn công nhanh của Iran, ngoài các tàu được trang bị hệ thống phóng ngư lôi, theo Kênh Press TV. Ông cũng nhấn mạnh căn cứ hải quân ngầm chỉ đại diện cho một phần nhỏ trong các năng lực của lực lượng hải quân thuộc IRGC.
“Chúng tôi đảm bảo với quốc gia vĩ đại Iran rằng những người trẻ tuổi của nước này có khả năng giành chiến thắng và danh dự từ một trận chiến trên biển chống lại kẻ thù nhỏ lẫn lớn”, ông Salami tuyên bố.
Đây là một phần của một cơ sở lưu trữ ngầm chiến lược mới của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) được công bố vào ngày 18.1. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH PRESS TV
Ông Salami khẳng định lực lượng hải quân thuộc IRGC hiện có khả năng chiến đấu với một cuộc chiến từ cả phạm vi gần lẫn xa, và có thể theo dõi nhiều lớp phòng thủ tấn công và chiến lược.
Iran tiết lộ căn cứ hải quân mới nói trên vào thời điểm căng thẳng với Mỹ được dự đoán sẽ gia tăng. Giới lãnh đạo Iran lo ngại rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể trao quyền cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tấn công các địa điểm hạt nhân của Iran, đồng thời thắt chặt lệnh cấm vận của Mỹ đối với ngành công nghiệp dầu mỏ Iran thông qua chính sách “gây sức ép tối đa” của ông Trump, theo Reuters.
Chuyên gia Trung Đông bình luận về hiệp ước an ninh Nga Iran
Ông Farhad Ibrahimov, chuyên gia về Trung Đông tại Câu lạc bộ thảo luận Valdai, nhận định Moskva và Tehran đã đưa quan hệ hợp tác lên tầm quan hệ đối tác chiến lược với một hiệp ước "thực sự mang tính thời đại".
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Iran Masoud Pezeshkian tại Điện Kremlin, ngày 17/1. Ảnh: Điện Kremlin
Đài RT đưa tin ngày 17/1, tại thủ đô Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Iran Masoud Pezeshkian đã ký kết một hiệp ước an ninh song phương quan trọng. Hiệp ước song phương về Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện nêu rõ Nga và Iran sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh, hải quân, kinh tế và nhân đạo trong vòng 20 năm tới.
Hiệp ước gồm 47 điều khoản, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực an ninh. Cả hai bên đều nhất trí nỗ lực làm sâu sắc và mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực mà hai nước cùng quan tâm, tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, cũng như phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động ở cấp độ khu vực và toàn cầu.
Chuyên gia Ibrahimov bình luận: "Thỏa thuận này thực sự mang tính thời đại. Nga và Iran đã đạt đến một cấp độ hợp tác mới".
Ông cũng nhấn mạnh rằng hai quốc gia thuộc khối BRICS coi nhau là những đối tác chiến lược quan trọng, có chung tầm nhìn về thế giới.
"Và tất nhiên, Iran từ lâu đã coi Nga là một trong những đối tác chiến lược quan trọng nhất của mình, và đôi khi thậm chí còn coi Moskva là đồng minh", ông Ibrahimov tuyên bố.
Hiệp ước cũng bao gồm một cam kết toàn diện về "sự tôn trọng lẫn nhau" đối với lợi ích quốc gia và an ninh của cả hai bên, đồng thời ủng hộ chủ nghĩa đa phương trong các vấn đề toàn cầu, "từ chối đơn cực và bá quyền" - sự ám chỉ rõ ràng đến chính sách của Mỹ và hệ thống "trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" mà Washington thúc đẩy.
Ông Ibrahimov lập luận Iran coi Nga là một bên có thể giúp hình thành trật tự thế giới mới trong hệ thống quan hệ quốc tế, đây là nhiệm vụ cơ bản của Tehran. Đồng thời, ông nói thêm rằng Nga là một trong số ít quốc gia có chủ quyền trên thế giới có đủ khả năng thách thức Mỹ, trong khi Tehran coi Mỹ là "mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh của toàn thế giới và đặc biệt là Trung Đông".
Theo ông Ibrahimov, các điều khoản hợp tác kinh tế của hiệp ước cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với Iran, quốc gia đã phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây trong nhiều thập kỷ. Mặc dù vậy, ông nhấn mạnh rằng các khía cạnh an ninh của thỏa thuận này không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Tiến sĩ Mohammad Marandi, chuyên gia về các vấn đề quốc tế nổi tiếng của Iran - Mỹ, cũng nhận định rằng hiệp ước này rất quan trọng, đặc biệt là khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng và phương Tây có thái độ thù địch với phần lớn thế giới, bao gồm cả Iran và Nga.
Tiến sĩ Marandi lưu ý hai quốc gia có tiềm năng lớn để hợp tác, từ Hành lang Vận tải Bắc - Nam cho đến các lĩnh vực như năng lượng truyền thống và hạt nhân, quốc phòng.
Theo nội dung thỏa thuận được công bố trên trang web của Điện Kremlin ngày 17/1, cả Nga và Iran đều cam kết sẽ không hỗ trợ dưới bất kỳ hình thức nào - quân sự hoặc phi quân sự - cho các đối thủ của nhau trong trường hợp một bên bị tấn công.
"Nếu một bên bị tấn công, bên còn lại sẽ không cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ quân sự, hoặc hình thức trợ giúp nào khác cho bên tấn công, nhằm kéo dài cuộc xung đột. Thay vào đó, hai nước cam kết nỗ lực giải quyết các xung đột thông qua biện pháp ngoại giao, dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc", thoả thuận nêu rõ.
Cơ quan tình báo và an ninh của Nga và Iran sẽ tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn. Đồng thời, quân đội hai nước sẽ có cơ hội tăng cường các cuộc tập trận chung, tổ chức tham vấn và hợp tác để đối phó với các mối đe dọa quân sự và an ninh chung ở cả cấp độ song phương lẫn khu vực.
Tổng thống Putin khẳng định trong buổi họp báo với Tổng thống Pezeshkian: "Những thỏa thuận này sẽ giúp củng cố hơn nữa mối quan hệ phức tạp giữa Nga và Iran".
Tình báo Israel cài thuốc nổ trong máy ly tâm hạt nhân Iran Một quan chức cấp cao Iran lần đầu thừa nhận tình báo Israel đã cài chất nổ vào các máy ly tâm được dùng để làm giàu uranium tại các cơ sở hạt nhân Iran. Phó tổng thống phụ trách vấn đề chiến lược Iran Mohammad Javad Zarif cho biết cơ quan tình báo Israel (Mossad) đã lợi dụng việc Iran phải nhập...