Căn cứ hải quân mới của Trung Quốc trên Biển Đông
Những báo cáo gần đây nói về khả năng Trung Quốc thành lập “hạm đội thứ tư” phụ trách địa bàn khu vực Ấn Độ Dương, bổ sung cho ba hạm đội hiện có là hạm đội Bắc Hải, hạm đội Đông Hải và hạm đội Nam Hải.
Hạm đội thứ tư bí ẩn này được cho là sẽ đóng tại đảo Hải Nam, bất chấp việc đảo này nằm trong phạm vi trách nhiệm của hạm đội Nam Hải và cách xa Ấn Độ Dương một quãng. Vì lý do đó, nhiều người cho rằng, triển vọng Trung Quốc lập hạm đội cai quản khu vực Ấn Độ Dương hoàn toàn chỉ là đồn đoán hay giỏi lắm là lực lượng rỗng chỉ tồn tại trên danh nghĩa.
Một điều hiển nhiên là cần thận trọng đối với việc thổi phồng tiềm lực quân sự của Trung Quốc hoặc thực ra là các tham vọng của họ. Việc giữ cách nhìn xấu nhất đối với hải quân Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương có thể làm lu mờ những lo ngại khiêm tốn hơn, nhưng thực tế hơn về các vai trò có thể khác của hạm đội thứ tư đóng ở đảo Hải Nam.
Hòn đảo này nhìn ra Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang đưa ra cái gọi là yêu sách lãnh thổ “lịch sử” rộng lớn với “đường 9 đoạn” tai tiếng bao trùm gần như toàn bộ khu vực Biển Đông. Các sự cố trên biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, đặc biệt là Việt nam và Philippines, xảy ra ngày càng nhiều.
Hải quân Trung Quốc dĩ nhiên là đang tìm cách tăng cường sự hiện diện trên đảo này. Mới đây, tại điểm cực nam đảo Hải Nam, trên vịnh Á Long, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ hải quân Longpo. Đây là bến cảng nước sâu với các bến đỗ cho tàu ngầm, một căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất với đường hầm ra vào, một cơ sở khử từ để giảm từ tính tồn lưu trên vỏ tàu.
Video đang HOT
Căn cứ tàu ngầm nguyên tử mới này dự kiến sẽ nơi trú đóng cho các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Tấn. Nó cũng có các bến tàu dài dành cho tàu nổi, biến nó thành căn cứ đa nhiệm. Hải quân Trung Quốc hiện có căn cứ hải quân Du Lâm ở phía tây Longpo và dùng để bảo đảm cho các tàu ngầm thông thường của họ. Có tin ở đây cũng đã có các cơ sở bảo đảm cho tàu nổi và xây dựng các bến tàu mới.
Tổ hợp Hải Nam là cơ sở cho hạm đội Nam Hải đang phát triển nhanh chóng. Từng là hạm đội kém quan trọng nhất trong 3 hạm đội của Trung Quốc, hạm đội Nam Hải nay đã trở thành đơn vị chủ yếu được tiếp nhận các tàu chiến viễn dương tiên tiến của Trung Quốc, trong đó có tàu ngầm hạt nhân lớp Thương, các tàu ngầm thông thường (các lớp Kilo, Tống và Nguyên), tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Tấn, khoảng 10 tàu khu trục, tàu frigate tên lửa tiên tiến nhất và 3 tàu đổ bộ mới, tổng cộng là 29 tàu nổi cỡ lớn.
Ngoài ra, theo John Patch, các tốc hạm tấn công ba thân lớp Houbei chủ yếu được triển khai biên chế cho các hạm đội Đông Hải và Nam Hải. Các tàu nhỏ, rẻ tiền này có thể có tầm hoạt động và khả năng phòng thủ hạn chế, nhưng chúng lại có khả năng tác chiến chống hạm rất mạnh khi mỗi tàu được trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa.
Hạm đội Nam Hải có thể trú đóng ở Trạm Giang trên lãnh thổ đại lục. Nhưng xét đến các căn cứ tàu ngầm và tàu chiến mặt nước tại tổ hợp hải quân ở Hải Nam thì rõ ràng là hòn đảo này đang đóng vai trò ngày một quan trọng trong hoạt động của hạm đội. Một mặt, nó có thể được xem như một pháo đài tiềm tàng của tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn vốn là lực lượng răn đe hạt nhân dưới mặt nước của Trung Quốc, trong đó, các tàu ngầm tấn công, tốc hạm tấn công và hạm đội tàu nổi với khả năng chống hạm và phòng không sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ cho các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Tấn trước các vũ khí chống ngầm tiềm tàng.
Mặt khác, việc tăng cường hải quân này có thể giải thích ở các điều kiện mang tính tiến công hơn; ít hơn về việc bảo vệ các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn và nhiều hơn về gia tăng khả năng kiểm soát biển của Trung Quốc. Trong khi cho phép tung sức mạnh lớn hơn tại khu vực Ấn Độ Dương, nhiều khả năng chúng được trù tính cho các hoạt động ở các vị trí có tầm quan trọng chiến lược sống còn như Biển Đông đầy tranh chấp. Các tàu ngầm tấn công tạo ra khả năng uy hiếp tàu ngầm và tàu nổi cực lớn, còn các tàu khu trục/frigate tên lửa thì có thể bảo vệ cho hạm đội tàu tên lửa ba thân và tàu đổ bộ của Trung Quốc.
Khả năng đó chiếu ánh sáng lo ngại vào những tiết lộ gần đây về việc Trung Quốc bồi đắp, xây dựng trên nhiều đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các báo cáo cho thấy, Trung Quốc có lẽ đang xây dựng một đường băng cất-hạ cánh và một tháp phòng không, những yếu tố có thể củng cố tiềm lực của Trung Quốc hoạt động xung quanh quần đảo Trường Sa. Điều đó sẽ đặc biệt đúng nếu như một số trong các công trình này có thể bảo đảm chi viện vật chất-kỹ thuật cho các tàu tên lửa ba thân tầm hoạt động gần, và qua đó triệt tiêu được một trong những nhược điểm chí mạng của các sát thủ chống hạm này.
Thật khó nói cách lý giải nào về hoạt động hải quân của Trung Quốc là đúng và có thể và nhiều khả năng là cả hai cách tiếp cận hiện nay đang được áp dụng cùng lúc. Trung Quốc nói cho cùng cần có lá chắn bảo vệ các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của họ để bảo đảm thành công cho chiến lược pháo đài vốn đòi hỏi có khả năng kiểm soát biển để có thể sử dụng ở mức độ như nhau chống lại các đối thủ khác ở Biển Đông. Quả thực một pháo đài tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn ở gần đảo Hải Nam về logic sẽ đặt khả năng của Trung Quốc kiểm soát vùng biển gần xung quanh là ưu tiên hàng đầu.
Thay vì bị đánh lạc hướng vào hành động nghi binh vô căn cứ như thành lập hạm đội thứ tư phụ trách Ấn Độ Dương, chúng ta cần chú ý đến những sự kiện trực tiếp và cụ thể hơn này. Nếu không, sẽ không chỉ có hại từ góc độ an ninh mà còn ngu ngốc về mặt chiến lược.
Theo Vietnam Defence
Không thể thiếu nhau, sao Nga và EU vẫn đối đầu?
Dù thỏa thuận Minsk có mang hy vọng về việc lập lại hòa bình ở Ukraine, thì các biện pháp cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) chống Nga vẫn được duy trì.
Tờ Russia Direct mới đây đã có buổi phỏng vấn với Walter Schwimmer, một nhà chính trị, ngoại giao kì cựu người Áo, người từng đảm trách cương vị Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu (EC) nhiệm kì 1999-2004 để làm rõ hơn thế kẹt của Nga và EU cũng như cách thức để hai bên thoát khỏi mớ bòng bong này.
Nga và EU vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong cuộc khủng hoảng Ukraine (Ảnh: AP)
Schwimmer phủ nhận quan điểm cho rằng Nga không thể là thành viên trong gia đình chung châu Âu vì không cùng chia sẻ các tiêu chuẩn giá trị. Ông dẫn chứng, thỏa thuận Minsk (12/2) cho thấy Tổng thống Nga và các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Ukraine đều cam kết về một tầm nhìn không gian kinh tế - nhân đạo từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. "Nga không thể tồn tại thiếu châu Âu và châu Âu cũng không thể thiếu Nga. Điều quan trọng là phải tìm ra những nền tảng chung thúc đẩy tiến trình này - ví như sự kết hợp giữa EU và Liên minh kinh tế Á-Âu do Nga làm đầu tàu", cựu Tổng thư ký EC nhìn nhận. Ông cũng nhấn mạnh, những đánh giá cho rằng chia rẽ giữa Nga - EU hiện nay là di sản của chiến tranh Lạnh và không thể vượt qua là không đúng, mâu thuẫn giữa hai bên thực ra không lớn như những lời đồn đoán.
Chuyên gia người Áo cũng giành phần lớn thời gian lý giải tại sao EU lại thuận theo Mỹ chống Nga trong khủng hoảng ở Ukraine. Đó là bởi sức ép lớn từ Mỹ trước châu Âu. Ngay từ đầu, EU phạm phải sai lầm khi không ý thức được rằng Ukraine có hai láng giềng lớn - EU và Nga và nếu muốn hòa bình và thịnh vượng thì phải duy trì quan hệ hữu hảo với cả hai. Tiếp đó, Brussells hầu như lặng thinh trước những tuyên bố "lấy được" của Ukraine coi thỏa thuận với Nga về căn cứ hải quân ở Sevastopol, Biển Đen là không hợp pháp - điều khiến Moskva lo ngại sẽ mất đi căn cứ này.
"Cách mạng Maidan" đã đẩy Nga vào EU rơi vào bẫy: Nga không còn đường thoái lui trong vấn đề Crimea còn EU lại không thể công nhận việc bán đảo này sáp nhập vào Nga. Căng thẳng đưa đến các đòn trừng phạt leo thang trả đũa lẫn nhau - điều chẳng đi tới đâu. Vậy đâu là lối thoát của cả hai? Theo phân tích của ông Schwimmer, mấu chốt vẫn là Ukraine.
Thỏa thuận Minsk đã định ra các trách nhiệm khá rõ ràng: Nga tác động để lực lượng đòi độc lập công nhận toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, còn EU sẽ hối thúc Kiev đối thoại với miền Đông trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn của châu Âu về bảo vệ và phát huy quyền của các dân tộc thiểu số; cùng với đó là kế hoạch khôi phục kinh tế cho vùng Donbass. Thực hiện nghiêm, cả Nga và EU cuối cùng cũng sẽ có được cơ hội ngồi lại với nhau, thống nhất quan điểm Ukraine cho thấy họ hoàn toàn có thể tự giải quyết cuộc xung đột nội bộ.
Theo ông, chiến lược của châu Âu với Nga hầu như không thay đổi, kể từ khi chiến tranh Lạnh chấm dứt. EU thậm chí còn không định ra được mục tiêu trước Nga. Ngược lại, mục đích của Mỹ thì luôn rõ ràng và nhất quán - làm suy yếu Nga hết mức có thể. Khủng hoảng Ukraine là ví dụ: Mỹ không muốn chiến tranh trực tiếp với Nga và đẩy châu Âu vào cuộc chiến kinh tế với Moskva. Cấm vận gây thiệt hại cho cả Nga và châu Âu, nhưng tại sao EU vẫn quyết theo cùng Mỹ? Đó là bởi họ muốn chứng tỏ sự đoàn kết, một sự đoàn kết phải trả giá bằng các tổn thất kinh tế với từng nước thành viên và cộng đồng doanh nghiệp. Một lần nữa, đó lại là "thế kẹt" của Nga và EU. Trừng phạt, cấm vận lẫn nhau sẽ còn tiếp diễn, đến trừng nào mà các bên liên quan ở Ukraine đi đến được một giải pháp chung.
Theo Hoài Thanh/Russia Direct/baotintuc.vn
Crimea 1 năm nhìn lại: Thất bại của Mỹ và "tiêu chuẩn kép" với Nga Thất bại trong việc biến Crimea thành một căn cứ quân sự của mình 1 năm về trước, Mỹ sau đó đã liên tục áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Theo Sputnik News, việc Nga sáp nhập Crimea một năm trước đây (ngày 18/3/2014) đã bị phương Tây gán cho cái mác "xâm lược". Người dân Crimea ăn mừng một...