Căn cứ hải quân “khủng” thời cổ đại
Hàng ngàn năm trước tại khu cảng nhộn nhịp gần thủ đô Athens, Hy Lạp, một công trình khổng lồ của thời đại đó đã được xây dựng làm nơi đồn trú cho hàng trăm thuyền chiến được đánh giá thuộc hạm đội hùng mạnh nhất của Hy Lạp.
Hình ảnh về căn cứ không quân cách đây 2.500 năm của Hy Lạp.
Các nhà khảo cổ học đã dành hơn 1 thập kỷ ngụp lặn dưới nước để đào xới, tìm kiếm và họ từng tìm thấy mảnh vỡ của cái được gọi là “âu thuyền”, nơi làm chỗ trú, bảo vệ các thuyền chiến. Nhà khảo cổ học Bjrn Lovén tại Đại học Copenhagen nhận định rằng đây là một phần của công trình khổng lồ và vững chãi thuộc hải quân Hy Lạp cổ đại hiện nằm dưới cảng Mounichia.
Lovén đã tham gia dự án có tên Cảng Zea, chương trình khai quật bắt đầu từ 2001 và kết thúc vào 2012 tập trung vào hai cảng cổ của Hy Lạp gồm Zea và Mounichia tại thành phố cảng Piraeus, để khám phá và ghi lại tư liệu về căn cứ hải quân cổ đại.
Video đang HOT
Vết tích về căn cứ hải quân được các nhà khảo cổ học phát hiện.
Theo ông Lovén, mỗi nhà kho thuyền có trần cao từ 7-8m và chiều dài 50m. Công trình này còn được thiết kế thông minh để bảo vệ các tàu chiến vỏ gỗ khỏi “cơn ác mộng biển khơi” là những con hà.
Các thợ lặn đã khai quật và vẽ được bản đồ về căn cứ quân sự cổ này. Họ tìm được nhiều mảnh gỗ được xác định có nguồn gốc từ năm 520 và 480 trước công nguyên.
Theo Lovén điều này có ý nghĩa rằng ít nhất một vài chiếc thuyền thuộc căn cứ hải quân cổ này nằm trong hạm đội gồm người Athen đã đánh bại quân đội Nam Tư trong Cuộc chiến Salamis năm 480 trước Công nguyên. Bên cạnh đó, những con thuyền tại căn cứ hải quân trên là “triremes” – loại tàu chiến cổ bằng gỗ có 3 tầng chèo vô cùng thiện chiến của thời kỳ đó.
Theo Tin Tức
Trung Quốc cử đặc sứ tới căn cứ hải quân đầu tiên ở nước ngoài
Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc tới vùng Sừng châu Phi, nơi sẽ trở thành căn cứ hải quân đầu tiên ở nước ngoài của Bắc Kinh.
Lính hải quân Trung Quốc đứng canh gần tàu chiến Linyi khi tàu này đến vịnh Aden, Somali đón công dân Trung Quốc năm 2015. Ảnh: Reuters
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cử bà Nghiêm Tuyển Kỳ - Phó chủ tịch Quốc hội làm đặc sứ tới Djibouti, một nước ở vùng Sừng châu Phi. Đây là nơi Trung Quốc sẽ xây dựng cơ sở hỗ trợ hậu cần hải quân, được coi là căn cứ hải quân đầu tiên của Bắc Kinh ở nước ngoài, SCMP hôm nay đưa tin.
Bà Nghiêm sẽ tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Djibouti Ismail Omar Guelleh, dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng chính trị, kinh tế, quân sự của Trung Quốc tại vùng Sừng châu Phi.
Trung Quốc nói cơ sở hậu cần ở Djibouti sẽ giúp nước này thực hiện nhiều nhiệm vụ, chủ yếu là tuần tra chống cướp biển, hỗ trợ binh lính tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Giới quan sát cho rằng đây là dấu mốc quan trọng của Trung Quốc trong tham vọng vươn ra biển lớn.
Vị trí Djibouti, nơi Trung Quốc sẽ đặt cơ sở hậu cần được coi là căn cứ hải quân đầu tiên ở nước ngoài. Ảnh: Google maps
Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc tỏ ra né tránh cụm từ "căn cứ hải quân" mà chỉ đề cập tới nó như "cơ sở hậu cần", bởi nước này từng tuyên bố không lập liên minh quân sự, không hiện diện quân đội lâu dài tại nước khác.
Việc Trung Quốc coi Djibouti là căn cứ chiến lược khiến nhiều nước khác chú ý bởi có nhiều nước đặt căn cứ hải quân như Mỹ, Pháp tại quốc gia nhỏ ở châu Phi này.
Văn Việt
Theo VNE
Báo chí Hy Lạp tê liệt vì nhà báo tham gia đình công Suốt ngày 28.1 Hy Lạp sẽ không có bất cứ tin tức gì, vì theo quyết định của công đoàn, các nhà báo Hy Lạp đình công đồng loạt để phản đối một số cải cách của chính phủ gây bất lợi cho họ. Các phà chở khách nằm tại bến do thuỷ thủ đình công, ở cảng Piraeus, gần thủ đô Athens,...