Căn cứ của người ngoài hành tinh được phát hiện trên hành tinh Lapetus ở sao Thổ
Các nhà khoa học, ‘thợ săn’ UFO đã phát hiện ra ‘bằng chứng không thể chối cãi’ về sự tồn tại của người ngoài hành tinh sau khi tìm ra nơi mà họ tin là căn cứ khổng lồ của sinh vật này trên một trong những hành tinh của sao Thổ.
Hành tinh Lapetus của sao Thổ có thể trông hoàn toàn không có sự sống, nhưng một nhà nghiên cứu về UFO tin rằng đây là nhà của những sinh vật ngoài hành tinh. Tuyên bố gây sốc này được đưa ra sau khi một cấu trúc kỳ lạ được phát hiện trên hành tinh lớn thứ ba của Sao Thổ này, nó dài ít nhất 5 km. Hơn nữa, không chỉ một mà rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra tuyên bố này, nhiều người cho biết thêm rằng NASA đang cố gắng che giấu bằng chứng về một thông tin gây sốc nào đó.
Thợ săn người ngoài hành tinh nổi tiếng, Scott C Waring, đã đưa ra tuyên bố trên blog cơ sở dữ liệu ET của mình, ông cho rằng: ‘Tôi đang sử dụng một ứng dụng trên iPhone có tên Saturn Atlas và tôi nhận thấy một cấu trúc đen khổng lồ trên bề mặt của hành tinh Lapetus. Cấu trúc đồ sộ, dài khoảng 5km, rộng 4km và cao 1,5km. Khu vực này dường như hoàn toàn bị NASA làm mờ đi để che giấu, nhưng nó vẫn rất nổi bật. Tôi đã tìm kiếm nhiều bức ảnh khác về hành tinh này, tuy nhiên không có bức ảnh nào có cấu trúc tương tự.’
Video đang HOT
Tuy nhiên, rất nhiều người không thực sự tin tưởng vào phát hiện này và cơ quan vũ trụ NASA đã cho rằng cấu trúc này chỉ là tác động của hội chứng pareidolia – một hiện tượng tâm lý khi não lừa mắt nhìn thấy các vật thể hoặc hình dạng quen thuộc tại nơi mà thực tế chúng không tồn tại.
Một trong những cựu kỹ sư hàng đầu của NASA trước đây đã từng dự đoán rằng: ‘Tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh đang sử dụng các vành đai Sao Thổ làm nơi ẩn náu và chúng đang sinh sôi nảy nở với tốc độ đáng báo động.’ Cựu nhân viên của NASA này còn cho thêm rằng số lượng tàu vũ trụ đã đạt đến mức độ nguy hiểm và các nhà chức trách nên để mắt đến nó.
Phát hiện hành tinh màu hồng
Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời này hình thành 160 triệu năm trước. Đặc biệt hơn, nó lại có màu hồng.
Những năm gần đây, với sự tiến bộ của các phương thức tìm kiếm mới, nhiều hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đã được khám phá, trong đó có GJ 504b.
GJ 504b là hành tinh khí khổng lồ. Theo NASA, nó có kích thước gần bằng Mộc tinh nhưng nặng hơn 4 lần. Tuy nhiên, đây vẫn là hành tinh có khối lượng thấp nhất quay xung quanh ngôi sao chủ tương tự Mặt Trời. Màu hồng đậm của GJ 504b chỉ mới được hình thành gần đây.
Trong thời kỳ hình thành, các hành tinh sẽ hút bất cứ vật chất nào có ở xung quanh. Do đó, chúng thường rất nóng và vẫn duy trì nhiệt độ cao một khoảng thời gian sau đó. Có thể mất hàng triệu năm để chúng nguội đi.
Dù dẹp nhưng hành tinh màu hồng này không phải là nơi con người có thể sống. Ảnh: NASA.
GJ 504b chỉ mới hình thành cách đây 160 triệu năm, vẫn còn khá nóng, cùng nhiệt độ cao đã khiến ánh sáng tỏa ra từ nó có màu hồng. NASA miêu tả màu sắc đó như "bông hoa anh đào sẫm màu".
GJ 504b có nhiệt độ hiệu dụng khoảng 237 độ C. Nó quay quanh ngôi sao loại G0 là GJ 504, nóng hơn một chút so với Mặt Trời và có thể nhìn thấy lờ mờ bằng mắt thường trong chòm sao Xử Nữ. Ngôi sao nằm cách chúng ta 57 năm ánh sáng. Các nhà nghiên cứu ước tính hệ sao này khoảng 160 triệu năm tuổi, dựa trên màu sắc và chu kỳ quay của nó.
Chỉ cách 57 năm ánh sáng, hệ sao này tương đối gần với chúng ta. Tuy nhiên, vẫn còn rất lâu để có thể khám phá nơi này ngay cả với công nghệ tiên tiến nhất.
Các nhà khoa học ngày càng phát hiện thêm nhiều hành tinh ngoại (hành tinh ngoài hệ Mặt Trời) khác, khiến bức tranh về thiên hà chúng ta và vũ trụ nói chung dần rõ ràng hơn.
Tìm hiểu về sự biến đổi đáng kinh ngạc của các hành tinh, điều kiện và cách chúng hình thành có thể cho chúng ta biết thêm về cách hệ Mặt Trời hình thành. Thậm chí, chúng còn cung cấp manh mối về những điều kiện phù hợp nhất sinh ra sự sống.
GJ 504b không phải là nơi để con người sinh sống. Những hành tinh khí khổng lồ không phù hợp với dạng sống của con người. Tuy nhiên, thật thú vị khi ở ngoài kia tồn tại một hành tinh to tròn như quả bóng bay khổng lồ màu hồng.
Tái phát hiện hành tinh 'mất tích' cách 620 năm ánh sáng Các nhà khoa học sử dụng phương pháp mới để tìm lại NGTS-11b, hành tinh có mức nhiệt lên đến 160 độ C. TESS, kính viễn vọng săn ngoại hành tinh của NASA. Ảnh: Conversation. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Warwick tái phát hiện NGTS-11b, hành tinh được kính viễn vọng không gian TESS của NASA quan sát lần đầu vào năm...