Căn cứ Artemis sẽ được đặt ở đâu trên Mặt trăng?
Căn cứ Artemis của NASA cần một nơi hướng về Trái đất để tiếp nhận sóng vô tuyến liên lạc, có ánh nắng thường xuyên để có năng lượng, trong khi cũng gần vị trí có bóng tối vĩnh cửu, nơi có thể tìm thấy nguồn nước đóng băng để sử dụng.
Các nhà khoa học thuộc Chương trình Artemis khám phá Mặt trăng và đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2024 của NASA, đang nghiên cứu vị trí để xây dựng một căn cứ trên Mặt trăng , một bước đệm, nơi có thể cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết phục vụ mục tiêu lâu dài cho con người tiến vào không gian sâu của vũ trụ, trước mặt là sao Hỏa .
Bề mặt Mặt trăng. Ảnh: NASA.
Căn cứ Artemis cần một nơi hướng về phía Trái đất để tiếp nhận sóng vô tuyến, có ánh nắng thường xuyên để có năng lượng, cũng là nơi đáp ứng yêu cầu ít có sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt; trong khi cũng dễ dàng tiếp cận khu vực bóng tối vĩnh cửu, nơi có thể tìm thấy nguồn nước đóng băng để sử dụng.
Với tiêu chí này, các phi hành gia dự định vào năm 2024 sẽ đổ bộ xuống gần Cực Nam của Mặt trăng, khu vực có cả cường độ ánh sáng mạnh, bóng tối vĩnh cửu và nước đóng băng.
Căn cứ Artemis trên Mặt trăng cần một nơi hướng về Trái đất để tiếp nhận sóng vô tuyến liên lạc. Ảnh: Nokia.
Các nhà khoa học đã phát hiện rằng, ở một số khu vực có độ cao lớn, chẳng hạn như trên vành miệng núi lửa, là nơi có ánh sáng nhiều hơn, nhưng đáy của núi lửa sâu chìm trong bóng tối gần như liên tục.
Điều kiện ánh sáng đặc biệt này có liên quan đến độ nghiêng của Mặt trăng và địa hình của vùng Nam Cực. Không giống như độ nghiêng 23,5 độ của Trái đất, Mặt trăng chỉ nghiêng 1,5 độ trên trục của nó, dẫn đến cả hai bán cầu của Mặt trăng đều không hướng hoặc xa Mặt trời trong suốt cả năm như ở Trái đất.
Vành miệng núi lửa ở Nam Cực Mặt trăng thường xuyên có ánh nắng Mặt trời, trong khi đáy của chúng gần như chìm trong bóng tối vĩnh cửu. Ảnh: NASA.
Mặc dù địa điểm xây dựng căn cứ sẽ cần nhiều ánh sáng, nhưng điều quan trọng đối với các phi hành gia là có thể thực hiện các chuyến đi ngắn vào các miệng hố tối vĩnh viễn, nơi kỳ vọng có các hồ chứa nước đóng băng, có thể khai thác sử dụng để hỗ trợ sự sống.
Cảnh quay cận cảnh nhất về Mặt trăng. Nguồn: NASA.
Trong số rất nhiều đặc điểm thú vị của vùng Nam Cực Mặt trăng là vị trí của nó nằm ngay giữa mặt quay về phía Trái đất của Mặt trăng (phía gần) và mặt ngoài (phía xa), nơi không bao giờ nhìn thấy Trái đất.
Với vị trí đặc biệt này, các nhà khoa học hy vọng có thể đồng thời khám phá, cũng như thu thập các mẫu vật chất cả phía gần và phía xa của Mặt trăng.
Cảnh tượng lớp đất mới hình thành ở miệng núi lửa Kilauea
Đoạn video ghi lại cảnh lớp đất mới vừa được hình thành sau đợt núi lửa Kilauea phun trào hôm 20/12/2020.
1001 thắc mắc: Kinh dị loại tôm "cứng đầu" nhất thế giới, bất chấp nước nóng 450 độ C Các nhà khoa học vừa mới tìm thấy một loài tôm sống ở gần miệng núi lửa cực sâu dưới đáy biển Caribe, nơi nhiệt độ nước có thể lên tới 450 độ C. Khu vực quanh một trong những miệng núi lửa sâu nhất dưới đáy đại dương thuộc vùng Caribbean chính là nơi phát hiện Rimicaris hybisae - một loài tôm...