Cần có phương án đón người dân từ vùng dịch hồi hương về quê
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh cho biết: Từ ngày 30/9 đến nay, đã có hàng trăm ngàn người lao động, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số từ TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…
di chuyển bằng phương tiện cá nhân, một số ít được các địa phương bố trí xe đón về quê ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, miền Trung – Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Trị trao các suất cơm nóng cho những người trở về bằng xe máy từ các tỉnh, thành phía Nam trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN
Hiện nay, tại khu vực Tây Nam bộ, dịch COVID-19 trên địa bàn cơ bản được kiểm soát, không còn địa phương nào thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên phạm vi toàn tỉnh. Tuy nhiên, các tỉnh, thành vẫn siết chặt việc đi lại, di chuyển của người dân, quy định người dân không được tự ý di chuyển ra khỏi địa phương đến những nơi có nguy cơ rất cao về tình hình dịch bệnh COVID-19; chỉ trừ cấp cứu hoặc trường hợp đặc biệt được lãnh đạo có thẩm quyền cho phép. Tình hình lao động từ các tỉnh miền Đông, TP Hồ Chí Minh di chuyển về miền Tây, hiện nay có hơn 140.000 người trở về các tỉnh, thành trong vùng, số lượng người cách ly tăng đột biến, ghi nhận nhiều ca F0 trong cộng đồng…
Ông Nguyễn Văn Khang, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai cho biết, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai tổ chức thăm, tặng quà cho 4.000 hộ đồng bào DTTS gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn. Mỗi phần quà trị giá 300.000 đồng (gồm gạo, dầu ăn, mì tôm, nước tương), tổng trị giá các phần quà là 1,2 tỷ đồng.
Từ ngày 2/10 đến ngày 5/10 tỉnh Đồng Nai tổ chức test nhanh COVID-19, hỗ trợ bánh mì, nước uống và cho xe cảnh sát dẫn đường đưa người lao động có nguyện vọng về quê. Đồng Nai cũng đã giải quyết cho 1.700 công nhân, người lao động về Ninh Thuận, khoảng 3.800 người về các tỉnh miền Tây; tổ chức cho xe chở khoảng 200 người về Đắk Lăk, hơn 200 người về Gia Lai.
Trước làn sóng người dân di tản về quê, Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước tiếp tục tuyên truyền, vận động lao động đồng bào người Mông, Nghệ An đang sinh sống, làm việc tại các nông, lâm trường, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh yên tâm ở lại làm ăn, ổn định định việc làm, thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên số lao động trên vẫn kiên quyết mong muốn về quê, do đó Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước đã tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục gửi văn bản cho UBND tỉnh Nghệ An phối hợp đón các lao động trên về quê theo quy định của Chính phủ. Trong tuần qua, Bình Phước đã thuê xe khách chở 162 lao động (chủ yếu đồng bào Mông) về Nghệ An.
Còn tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, các trạm chốt kiểm dịch của tỉnh Đăk Lăk đã huy động hàng trăm lực lượng chốt chặn, phân luồng và tổ chức test nhanh COVID-19 cho hơn 6.000 người từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… về quê. Qua test nhanh đã phát hiện 12 trường hợp nhiễm COVID-19. Tại Gia Lai, tính đến ngày 7/8 đã có 33.313 trường hợp đi từ vùng dịch trở về địa phương được cách ly tại nhà, trong đó có 31.845 trường hợp cách ly đã qua 14 ngày, hiện còn 1.468 trường hợp tiếp tục cách ly tại nhà.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh cho biết, để bảo đảm an toàn cho người dân di chuyển trên đường cũng như bảo đảm công tác phòng dịch COVID-19, một số địa phương đã quan tâm, phối hợp tổ chức bố trí phương tiện đón, hướng dẫn, cách ly, hỗ trợ lương thực, nước uống, xăng xe… cũng như giải quyết an sinh xã hội bảo đảm ổn định cuộc sống tại quê nhà. Tuy nhiên đa số người dân di chuyển một cách tự phát, số lượng quá đông nên một số địa phương bị động, thiếu nguồn lực để hỗ trợ người dân, nên nguy cơ lây lan dịch bệnh, đời sống đồng bào gặp khó khăn khi về địa phương, tiềm ẩn mất an ninh, trật tự ở cơ sở…
Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 Ủy ban Dân tộc đã đề nghị các địa phương có phương án đón người dân từ vùng dịch về quê, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và Tây Nam bộ, bảo đảm an toàn, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội để đồng bào yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống tại quê nhà.
Video đang HOT
Bộ Giao thông vận tải thống nhất với các địa phương bố trí lưu thông các phương tiện tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và bà con người dân tộc thiểu số đi lại thuận lợi. Các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… cần có chính sách đặc thù hỗ trợ, tạo công ăn việc làm đối với lao động là đồng bào dân tộc thiểu số có nguyện vọng về quê nhưng trong thời gian chờ sắp xếp của địa phương phải lưu trú lại địa bàn có điều kiện ăn ở và phòng chống dịch bệnh COVID-19, tránh để đồng bào lang thang, cơ nhỡ.
Ba mẹ đưa con hồi hương: Xe máy 'có một không hai' và hành trình vạn dặm
Trong những ngày qua, PV Thanh Niên ghi nhận tại QL1 (địa phận Khánh Hoà) vẫn còn hàng ngàn người từ phía Nam về quê ở các tỉnh miền Trung. Có những gia đình đèo bồng nhau vượt ngàn cây số trên những chiếc xe máy cũ rít, tả tơi.
Để hỗ trợ người dân miền Trung được về quê an toàn, tỉnh Khánh Hoà đã thành lập điểm dừng chân cho người dân tại xã Cam Thịnh Đông (TP.Cam Ranh). Ảnh THANH QUÂN
Mỗi ngày có hàng ngàn người dân chạy xe máy về quê ghé trạm dừng chân tại xã Cam Thịnh Đông để khai báo y tế và nhận nhu yếu phẩm . Ảnh PHẠM BÁ DUY
Không chỉ được nhận nhu yếu phẩm, người dân còn được hỗ trợ sửa xe miễn phí . Ảnh PHẠM BÁ DUY
Nhiều gia đình có nhiều thành viên nên phải cùng chen chúc nhau trên chiếc xe gắn máy . Ảnh PHẠM BÁ DUY
Nhiều đứa trẻ thấm mệt vì phải ngồi trên xe máy cả ngàn cây số . Ảnh PHẠM BÁ DUY
Những gia đình ở tỉnh Nghệ An nên phải vượt hơn 1.500 Km để về nhà . Ảnh PHẠM BÁ DUY
Quá vất vả với cảnh tha hương, gia đình anh Vừ Bá Nù quyết định về quê sinh sống. Anh Nù chia sẻ đây là lần cuối anh xa quê hương . Ảnh PHẠM BÁ DUY
Chiếc xe gắn máy cũ là phương tiện duy nhất để cả gia đình anh vượt hơn 1.500km để về quê . Ảnh PHẠM BÁ DUY
Nhiều người hồi hương không hề có kế hoạch cụ thể, chính họ cũng không biết đêm nay có kiếm được chỗ ngủ cho những đứa trẻ hay không . Ảnh THANH QUÂN
Em bé ngủ gục trong vòng tay của mẹ vì quá mỏi . Ảnh THANH QUÂN
Hai anh chị chăm sóc cho em lúc bố mẹ đi khai báo y tế . Ảnh THANH QUÂN
Vì sợ trên đường đi không mua được thực phẩm nên một số người đã chuẩn bị sẵn đồ ăn . Ảnh THANH QUÂN
Chạy xe đường dài nên mọi người đều đỏ hoe đôi mắt . Ảnh THANH QUÂN
Gặp mặt người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang Tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh vừa chủ trì buổi gặp mặt oàn đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Tuyên Quang nhân dịp đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội. Người dân huyện Nậm Pồ (iện Biên) chăm sóc và bảo vệ rừng....