Cần có cơ quan chuyên trách soạn thảo luật
Theo bà Ngô Minh Hồng-nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, nguyên ĐBQH khóa XII, sự kiện BLHS 2015 phải dừng hiệu lực do phát hiện hơn 90 lỗi là điều đáng tiếc.
Nhưng cần nói thêm, nhìn tổng thể, đây là một bộ luật có nhiều điểm tiến bộ. Đa phần sai sót là về kỹ thuật văn bản, mâu thuẫn, trùng lắp trong một điều luật, không tạo được sự logic trong tổng thể chứ không sai sót về chủ trương, chính sách hình sự tiến bộ.
Một điều đáng mừng là QH đã ra nghị quyết cho áp dụng những quy định có lợi đối với người phạm tội. “Tôi nghĩ việc tạm dừng cả bộ luật (ngoài những quy định có lợi cho người phạm tội – PV) là hợp lý vì cần có thời gian rà soát xem còn có sai sót nào nữa không. Nếu chỉ dừng hiệu lực của những điều luật có sai sót thì việc áp dụng các điều luật khác cũng không áp dụng được vì ít nhiều chúng có thể liên quan đến nhau” – bà Hồng phân tích.
Cũng theo bà Hồng, chưa cần thay đổi ngay quy trình lập pháp hiện nay bởi thực tế, nhưng để chất lượng xây dựng pháp luật tốt hơn thì cần tập trung hai vấn đề.
Thứ nhất là tăng cường các ĐB chuyên trách trong QH, cả về số lượng lẫn chất lượng. Họ là những người am hiểu pháp luật, có chuyên môn sâu về một lĩnh vực pháp luật chuyên biệt mà các ĐB khác không vững. Hiện nay lực lượng này do phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nên chưa đủ mạnh để rà soát tất cả văn bản pháp luật, đó cũng là điều cần bổ sung.
Thứ hai, pháp luật cho phép cá nhân ĐBQH có quyền tự trình dự án luật nhưng thực tế chúng ta rất ít khi làm được việc này, hầu hết chỉ dừng lại ở việc các ĐB đưa ra ý tưởng về việc xây dựng một luật nào đó. Như vậy cần tăng cường chất lượng bộ máy giúp việc cho QH để có những văn bản luật tốt hơn. Đặc biệt Văn phòng QH là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc rà soát cũng như kiểm tra trước khi một dự án luật được QH thông qua. Các bộ phận trong Văn phòng QH đều là những chuyên viên có trình độ pháp lý tốt, được đào tạo bài bản nên có thể yên tâm để hậu kiểm các dự án như là sản phẩm cuối cùng trình QH biểu quyết.
Bà Hồng tiếp: “Về lâu dài, tôi ủng hộ đề xuất của một số chuyên gia cho rằng cần có hẳn một cơ quan chuyên trách soạn thảo dự án luật thuộc QH. Khi họ làm hoàn chỉnh rồi thì mới trình QH thông qua, đồng thời QH cũng ban hành văn bản giải thích chính thức, không cần phải hướng dẫn gì thêm”.
Video đang HOT
THANH TÙNG
Tuy có nhiều sai sót về kỹ thuật lập pháp nhưng một số tội trong BLHS 2015 quy định cấu thành tội, quy định khung hình phạt nhẹ hơn BLHS hiện hành, có lợi cho người phạm tội. Ảnh minh họa: T.TÙNG
Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận NGUYỄN TOÀN THIỆN:
Phải xem lại khâu lấy ý kiến và tiếp thu góp ý
Tôi muốn nhấn mạnh đến khâu lấy ý kiến góp ý cho dự thảo luật và việc tiếp thu các ý kiến đó của cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án luật. Không riêng gì ở tỉnh Bình Thuận, các buổi góp ý do đoàn ĐBQH tỉnh, thành khác đều có tình trạng chung là ĐB hay được người điều hành lưu ý những vấn đề trọng tâm (có khi gửi kèm theo tài liệu từ trước). Đó thường là những quy định chỉnh sửa, mới đưa vào bộ luật hoặc những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. “Tôi từng tham dự nhiều nên biết họ không nói với người dự rằng chỉ được góp ý nhiêu đó nhưng chính việc định hướng như thế này khiến ai cũng tập trung vào trọng tâm đó. Cộng với tâm lý chung của những người tham dự là tin vào ban soạn thảo và “nói cho xong phần mình” khiến chất lượng buổi góp ý rất hạn chế, bị trùng lặp với địa phương khác” – luật sư Thiện nhấn mạnh.
Ngoài ra thành phần được mời góp ý cũng còn sơ sài, đơn điệu. Ngoài những chuyên gia pháp luật, người áp dụng luật cần có những người có kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực mà luật đó điều chỉnh để họ kiến giải những vấn đề khó, phức tạp.
Góp ý đã vậy, đến khâu tổng hợp, ghi nhận còn quan trọng hơn nhưng rất tiếc là chúng ta làm chưa khoa học, chưa có trách nhiệm, nếu không muốn nói là làm cho có lệ. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế QH khóa 13 Nguyễn Văn Phúc trả lời phỏng vấn trên một tờ báo điện tử phải thốt lên rằng ngay cả việc ghi biên bản trong khi các ĐBQH chia tổ để cho ý kiến về các dự án luật cũng có vấn đề. Theo ông Phúc, khi xem lại biên bản tổng hợp ý kiến thì thấy “rơi rụng nhiều lắm, thậm chí có những ý kiến phát biểu của Chủ tịch QH và của tôi cũng không thấy đâu”.
Tôi nghĩ góp ý cho dự thảo luật chính là công đoạn ghi nhận được nhiều ý kiến và phát hiện được nhiều lỗi nhất, nhất là về kỹ thuật lập pháp. Vì thế rất cần phải chấn chỉnh lại khâu này cho phù hợp và chất lượng.
SONG NHUYỄN ghi
Theo PLO
Báo Nông Thôn Ngày Nay mang đến nhiều niềm vui
Tôi là một cán bộ Hội ND thường xuyên tham gia viết tin, bài cho báo Nông Thôn Ngày Nay. Thông qua việc cộng tác với tờ báo "Sát cánh cùng nông dân Việt" đã mang đến cho tôi nhiều niềm vui.
Quê tôi là địa phương miền trung du, nơi khởi phát phong trào ND Tây Sơn hồi thế kỷ XVIII. Ở đây đang thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới. Trong tiến trình đó, nhiều tập thể, cá nhân, gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt đã xuất hiện. Với tôi, cộng tác với báo không gì hơn là để đóng góp sức mình tuyên truyền, vận động và nhân rộng gương người tốt, việc tốt, hạn chế các tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên, với người "ngoại đạo" như tôi, để phát hiện, tiếp cận, thể hiện đề tài không phải dễ. Tôi phải làm quen, "tập dượt" dần dần. Những tin, bài được đăng là thêm 1 niềm vui, những tin, bài chưa dùng được, hoặc phải bổ sung, chỉnh sửa thông tin, hình ảnh lại đem đến cho tôi những kinh nghiệm, bài học.
Tác giả Đào Minh Trung (phải) và nhân vật chính trong một bài viết về nghề làm bánh ít ở
huyện Tây Sơn (Bình Định). Ảnh: T.L
May mắn là thời gian cộng tác với báo tôi được các biên tập viên hướng dẫn, góp ý rất nhiều. Tôi cho đó là điều đáng quý và thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cơ quan báo chí với nhân vật, sự kiện được phản ánh.
Từ khi cộng tác với Báo Nông Thôn Ngày Nay, báo đã đem đến cho tôi nhiều niềm vui, vinh dự. Ngoài niềm vui tinh thần và khoản nhuận bút, tôi còn được tặng 1 chiếc điện thoại smartphone trong một cuộc thi; được tặng 1.000.000 đồng giải Nhất trong một cuộc thi viết khác do báo tổ chức...
Qua việc cộng tác thường xuyên với Báo Nông Thôn Ngày Nay, có lẽ với tôi, niềm vui nhất là được đồng nghiệp Hội ND các cấp, anh chị em và bà con địa phương tin tưởng, quý mến và thường gọi vui là "nhà báo", "phóng viên".
Qua cộng tác với Báo Nông Thôn Ngày Nay, đã giúp tôi thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của 1 cán bộ Hội ND, tham gia tuyên truyền, cổ vũ, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong hệ thống Hội NDVN, trong nông nghiệp, nông thôn... Mỗi lần hoạt động của Hội ND, gương cán bộ Hội ND, hội viên, ND được thể hiện trên mặt báo là 1 niềm vui của tôi-một cộng tác viên thân thiết...
Theo Danviet
Vinamilk là thương hiệu hàng đầu Việt Nam Vào ngày 24/5 vừa qua, Kantar World Panel đã phát hành báo cáo Brand Footprint năm 2016 (Dấu Chân Thương Hiệu) Bảng xếp hạng toàn cầu của những nhãn hàng tiêu dùng được chọn lựa nhiều nhất trên thế giới và của từng quốc gia. Tại Việt Nam, năm nay, công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk được đánh giá là nhãn...