Cần có các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Ngày 24/3, tại hội thảo công bố Báo cáo “Cải cách kinh tế nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế và chuyển đổi số ở Việt Nam”, TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương ( CIEM) cho biết: Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục cải cách, trong đó yêu cầu về thiện khung pháp lý về bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về sở hữu trí tuệ không chỉ có ý nghĩa đối với hội nhập quốc tế mà còn đối với công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
Việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về sở hữu trí tuệ còn có ý nghĩa đối công cuộc chuyển đổi số của đất nước. Theo bà Trần Thị Hồng Minh, Việt Nam đang tìm kiếm mô hình tăng trưởng mới cho nền kinh tế, một định hướng quan trọng là phát huy đổi mới sáng tạo, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động. Định hướng này đòi hỏi phải có những nỗ lực nhằm tăng cường ý thức và hiệu lực bảo vệ sở hữu trí tuệ của cả các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
Mặt khác, các hiệp định thương mại tự do quan trọng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đều có những nội dung quan trọng về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trước yêu cầu ấy, Việt Nam cần nhiều nỗ lực hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ. “Huớng tới nền kinh tế số cũng đòi hỏi Nhà nước phải có các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt đối với các sản phẩm hàng hóa được mua bán qua kênh thương mại điện tử, các sản phẩm kỹ thuật số khi mà chúng dễ bị sao chép và phát tán trên internet. Hơn nữa, các quy định về sở hữu trí tuệ được cải thiện sẽ thúc sự phát triển của các công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (như AI, blockchain, dữ liệu lớn…),” Viện trưởng CIEM cho biết.
Thời gian qua, CIEM đã rà soát các quy định về sở hữu trí tuệ trong các cam kết quốc tế và văn bản pháp luật của Việt Nam và cho hay khối doanh nghiệp, các trường đại học và viện nghiên cứu chưa có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này. Trên thực tế, các tranh chấp phát sinh đối với quyền sở hữu trí tuệ được sử lý thông qua xử phạt hành chính và tập trung chủ yếu ở hàng nhái, hàng giả về nhãn hiệu hoặc vi phạm kiểu dáng công nghiệp. Điều đáng nói, số tiền xử phạt hành chính tương đối thấp và chưa thực sự đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm luật sở hữu trí tuệ.
Trình bày kết quả nghiên cứu “Cải cách kinh tế nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế và chuyển đổi số ở Việt Nam”, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM cho biết, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ; tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong Chỉ số sáng tạo toàn cầu; hiệu quả sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao và gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Anh Dương, các FTA thế hệ mới đặt ra một số cam kết quốc tế cao hơn hoặc hoàn toàn mới so với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, việc gia tăng các cơ hội kinh tế trong bối cảnh thực thi các FTA cũng có thể tạo thêm “động lực” cho các doanh nghiệp và cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chuyên gia này cũng chỉ ra cách tiếp cận hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam chưa thể hiện rõ tính chủ động, chủ yếu bám vào lộ trình và mức độ cam kết (thay vì chuẩn bị sớm và mở cửa sâu hơn các nước). Trên cơ sở đó, Nhóm nghiên cứu báo cáo đưa ra 4 nhóm kiến nghị chính sách đối với sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ. Thứ nhất, cách tiếp cận đối với việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ cần hướng tới nội luật hóa sớm hơn và cao hơn so với các cam kết quốc tế để tạo động lực cho doanh nghiệp và thích ứng với môi trường chuyển đổi số.
Kế đến là nâng cao năng lực và ý thức bảo hộ Sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (đặc biệt là ở nước ngoài). Thứ ba là vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến trong việc xử lý dân sự các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ để giảm chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân. Cuối cùng là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý sở hữu trí tuệ. Cần tính đến khả năng hợp nhất một số cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan này.
Giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần nước ngoài đang làm khó ngân hàng
Giới chuyên gia ngân hàng cho rằng: Nhiều ngân hàng mong mỏi có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài, vừa tăng vốn; đồng thời nâng cao năng lưc quản trị và khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, giới hạn về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đang làm khó cho ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc tìm kiếm cổ đông chiến lược.
Kiến nghị tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại. Ảnh: Phan Thị Thu.
Một nhu cầu lớn của các NHTM là tăng vốn để thực hiện tái cơ cấu, gắn với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Vốn từ nhà đầu tư nước ngoài được nhìn nhận là kênh quan trọng.
Báo cáo "Nghiên cứu tính cần thiết của việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM Việt Nam" của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho hay: Thống kê từ các nguồn về cơ cấu tỷ lệ sở hữu của các NHTM tại thời điểm tháng 4/2021, trong đó một số ngân hàng đã có tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài chạm trần 30% hoặc gần chạm trần 30%; nhiều ngân hàng khác có tỷ lệ thấp hơn mức trần 30%.
Ví dụ hiện ở 3 ngân hàng lớn: Vietcombank, Viettinbank và BIDV chỉ có tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 16,7 - 25,5%; Agribank đang chuẩn bị cổ phần hóa. Như vậy tính bình quân tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong 4 ngân hàng Nhà nước lớn mới chỉ loanh quanh ở mức 16 - 17%, vẫn còn dư địa tới 13% trong khu vực này.
Các chuyên gia kinh tế của CIEM kiến nghị: Cần cân nhắc một cách tiếp cận mở hơn trong điều tiết ngành ngân hàng, trong đó có tiếp cận mở đối với giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM. "Việc mạnh dạn nghiên cứu khả năng điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng mang lại thêm hi vọng cho các NHTM trong việc thu hút thêm nguồn vốn nước ngoài, đi kèm với các bí quyết quản trị, công nghệ", TS Nguyễn Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM cho biết.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) trong bối cảnh hiện nay, việc tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài là cần thiết. Các tổ chức tín dụng (TCTD) đang có nhu cầu tăng tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nước ngoài, đặc biệt nhu cầu tăng vốn để tiếp tục tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu tại các TCTD.
"Việc khống chế room cho nhà đầu tư ngoại ở mức 30% cũng ảnh hưởng đến cơ hội mua - bán sáp nhập ở Việt Nam và khiến thị trường này kém phát triển còn các ngân hàng lỡ cơ hội phát triển do không đủ nguồn vốn trong khi nguồn vốn nước ngoài là một kênh vốn lớn. Tính đến ngày 30/6, có 19 TCTD có cổ đông là tổ chức nước ngoài sở hữu trên 1% vốn điều lệ của TCTD, trong đó NHTM có 3/4 ngân hàng và NHTM cổ phần là 16/28 ngân hàng; 11 TCTD có tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức nước ngoài trên 15% trong đó có 5 TCTD có tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức nước ngoài trên 25%", ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết.
Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, đại diện Nhóm nghiên cứu báo cáo của CIEM, việc nới room ngoại có thể mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, tăng khả năng đáp ứng tiêu chuẩn Basel II cho các NHTM; thứ hai hỗ trợ hiệu quả các cam kết về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam - EU ( EVFTA) về việc cân nhắc tích cực đề xuất của các định chế tài chính EU về việc nắm giữ tối đa 49% vốn điều lệ tại hai thương mại cổ phần trong nước trong vòng 5 năm sau khi EVFTA có hiệu lực, trừ Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank); thứ ba là tăng khả năng thu hút đầu tư và tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược; thứ tư, nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài một cách hợp lý cũng tránh được rủi ro nhà đầu tư nước ngoài chi phối hoạt động của NHTM.
"Chúng tôi cơ bản đồng tình với kiến nghị nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vì để đáp ứng yêu cẩu tăng vốn của các TCTD. Nghiên cứu này được đưa ra ở thời điểm này rất phù hợp", TS.Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV cho biết.
Theo ông Cấn Văn Lực, có 3 lý do cần điều chỉnh room sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam đang có kế hoạch cơ cấu lại TCTD trong 5 - 10 năm tới nhưng đến nay hầu như vẫn có rất ít nghiên cứu đánh giá về thực trạng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng một cách đầy đủ khách quan. Bên cạnh đó, Hệ số an toàn vốn (CAR) tại các NHTM vẫn chưa tăng tương ứng tốc độ tăng tài sản và tín dụng là thực tế rất cần lưu ý. "Trong khi đó, Chính phủ đang có Chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội, theo đó đặt ra vấn đề cần tăng nguồn vốn và các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu chương trình này, dự kiến tăng trưởng tín dụng phải cao hơn 12% năm nay, từ 13 - 14%", ông Cấn Văn Lực phân tích.
Nới room là cần thiết nhưng cũng có những ý kiến e ngại về những bất lợi khi nhà đầu tư ngoại nắm tỷ lệ sở hữu lớn và liệu NHTM có bị chi phối hay không? Một băn khoăn khác là liệu nới room ngoại có thể ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ của các NHTM đối với các chính sách và chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Để giảm bớt lo ngại về việc nhà đầu tư nước ngoài chi phối NHTM, đại diện CIEM cho biết: Cần cân nhắc riêng từng tỷ lệ giới hạn cụ thể đối với sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM, chứ không chỉ xem xét giới hạn tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài; cần cân nhắc các biện pháp khác để điều tiết và giám sát hoạt động của các NHTM, thay vì nhấn mạnh quá mức việc giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM; nghiên cứu chi tiết hơn về lợi ích tiềm năng của việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM, gắn với các kịch bản điều chỉnh cụ thể.
Chúng ta phải cải cách đủ mạnh Đại dịch Covid-19 làm cho việc đạt mục tiêu nhiệm kỳ trở thành thách thức chưa từng có; tạo nên áp lực thúc đẩy đổi mới. Cần có cải cách, tái cơ cấu đủ mạnh để đạt các mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho...