Cần chung tay ngăn chặn các dự án “ma”
Những năm qua, sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp ở tỉnh đã tạo động lực phát triển nhanh đô thị, dịch vụ, thương mại và đã thu hút ngày càng nhiều người ngoài tỉnh (1,3 triệu người) đến Bình Dương làm ăn, sinh sống.
Nhu cầu về nhà ở tăng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư kinh doanh bất động sản tìm đến. Kéo theo, có không ít cá nhân, tổ chức lợi dụng kẽ hở của pháp luật, sơ hở trong công tác quản lý nhà nước và sự nhẹ dạ, cả tin, hám lợi, thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa đảo…
Vụ án đôi vợ chồng Châu Minh Sơn (SN 1978) – Hà Thị Loan (SN 1979; ngụ TP Dĩ An, Bình Dương) lừa đảo chiếm đoạt khoảng 130 tỷ đồng là một trong những điển hình về phương thức, thủ đoạn phạm tội liên quan đến các dự án “ma” trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đầu năm 2018, Loan thành lập Công ty TNHH Địa ốc Tường Hy Quân rồi để cho chồng chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty. Ngay sau đó, Sơn đã lập dự án trên 13 thửa đất… của người khác với tổng diện tích hơn 64.000m2 tọa lạc tại phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Chỉ bằng bản vẽ phân lô tự tạo với tên gọi Khu dân cư Chánh Phú Hòa, ngày 3/5/2018, Công ty Tường Hy Quân đã ký hợp đồng môi giới độc quyền với Công ty Đất Việt phân phối 300 nền đất với tổng giá trị 129 tỷ đồng. Đến ngày 26/2/2019, Công ty Đất Việt đã bán 326 lô (vượt 26 lô so với hợp đồng), thu về số tiền hơn 140 tỷ đồng và đã trả cho Công ty Tường Hy Quân số tiền hơn 90 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty Đất Việt, Công ty Tường Hy Quân còn ký bán cho 19 khách hàng 41 lô đất khác thu về số tiền gần 27,5 tỷ đồng.
Sau khi có tiền, Sơn mới lập hồ sơ xin chủ trương thành lập Khu dân cư Chánh Phú Hòa và thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với chủ sử dụng 13 thửa đất trên. Cơ quan điều tra xác định, khi chưa lập thủ tục chuyển nhượng về đất đai, thủ tục đầu tư khu dân cư nhưng vợ chồng Sơn, Loan đã vẽ dự án không có thật và ký hợp đồng phân phối nền đất đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan điều tra thi hành lệnh bắt giam Châu Minh Sơn.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Công an tỉnh Bình Dương còn bắt tạm giam nhiều giám đốc công ty bất động sản liên quan đến các dự án “ma”…
Các hành vi lừa đảo phổ biến là tự vẽ các dự án, sơ đồ phân lô bán nền trên đất nông nghiệp, đất của người khác hoặc đất không có thật sau đó quảng cáo trên mạng xã hội để bán hoặc làm giả tài liệu của cơ quan nhà nước (như quyết định chấp hành chủ trương; quyết định phê duyệt tỷ lệ 1/500 của dự án; giấy phép xây dựng…) rồi huy động vốn bằng hình thức giữ chỗ, đặt cọc, mua nhà ở hình thành trong tương lai…
Video đang HOT
Theo Công an tỉnh Bình Dương, nạn nhân của các dự án “ma”, ngoài những người thiếu thẩn trọng, thiếu hiểu biết pháp luật về đất đai còn có nhiều trường hợp chấp nhận rủi ro để chuyển nhượng đất đai trái phép, mua bán bằng giấy viết tay hoặc lập vi bằng qua Văn phòng thừa phát lại khi giao dịch… Các đối tượng phạm tội đã lợi dụng kẽ hở trong các quy định của pháp luật về lĩnh vực đất đai do chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn.
Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai do Trung ương ban hành thường xuyên có sự thay đổi nhưng các văn bản dưới luật chậm có hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng… khiến các địa phương lúng túng khi thực hiện. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai còn nhiều sơ hở, thiếu sót; việc công khai, minh bạch thông tin liên quan đến đất đai (dự án, chủ sử dụng…) chưa đầy đủ, kịp thời.
Có mặt tại dự án “ma” của Công ty Tường Hy Quân vào đầu tháng 7/2022, theo ghi nhận của chúng tôi, tuy là dự án “ma” nhưng vợ chồng Sơn – Loan cho xây dựng cổng chào khá hoành tráng. Con đường chính dẫn vào khu đất được trải nhựa, lắp đặt cống thoát nước như thể một khu dân cư đã có giấy tờ hợp pháp. Chính yếu tố này đã gây sự ngộ nhận của các nạn nhân. Nếu chính quyền địa phương thị xã Bến Cát ngăn chặn ngay từ đầu các công trình xây dựng trái phép này thì liệu Công ty Tường Hy Quân có dễ dàng lừa bán hàng trăm nền đất?
Bên cạnh đó, ở Bình Dương các Văn phòng công chứng tư được thành lập khá nhiều nhưng chất lượng công chứng chưa thật sự hiệu quả, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế. Bởi người dân tin tưởng vào Văn phòng công chứng khi ký các hợp đồng. Tuy nhiên, thực tế các vụ án, vụ việc cho thấy hầu hết các giấy tờ nhà đất, giấy tờ tùy thân được làm giả và kể cả người đóng giả chủ đất nhưng vẫn qua mặt được Văn phòng công chứng…
Công an tỉnh Bình Dương đã chủ động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân trong phòng ngừa, bảo quản tài sản…
Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến các dự án “ma” rất cần sự chung tay của ban, ngành chức năng khác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai; lĩnh vực công chứng, chứng thực… như đã đề cập ở trên.
Bộ Tài chính lý giải công ty bảo hiểm không được đầu tư bất động sản
Theo Bộ Tài chính, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực rủi ro cao, việc cấm doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này là để đảm bảo khả năng chi trả quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm.
Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi tại cuộc họp công bố các Luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3, trong đó có Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Cụ thể, chia sẻ về các điểm mới của Luật, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) đã có cách tiếp cận mới trong việc quy định lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo đó, trước đây, Luật quy định những lĩnh vực doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư, nhưng trong Luật năm 2022 lại quy định doanh nghiệp không được đầu tư những lĩnh vực gì. "Còn lại doanh nghiệp được chủ động thực hiện", Thứ trưởng Chi chia sẻ.
Đáng chú ý, trong các lĩnh vực doanh nghiệp bảo hiểm không được đầu tư có kinh doanh bất động sản, lãnh đạo Bộ Tài chính lý giải đây là lĩnh vực rủi ro rất cao nên việc quy định không được tham gia đầu tư là để đảm bảo doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Chi, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cũng quy định doanh nghiệp bảo hiểm được mua cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán, chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm cũng được mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ. Đồng thời được cho thuê trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, được nắm giữ bất động sản do xử lý trái phiếu có bảo đảm bằng bất động sản, do đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản trong thời hạn 3 năm...
Theo Bộ Tài chính, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực rủi ro cao nên doanh nghiệp bảo hiểm không được tham gia đầu tư. Ảnh: Chí Hùng.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết đây là những phát sinh trong thực tế đã được Bộ Tài chính tính đến mức độ rủi ro.
"Những loại hình này đều được niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán, đã được xem xét, đánh giá rủi ro nên doanh nghiệp bảo hiểm có thể tham gia", Thứ trưởng Tài chính nhấn mạnh.
Cũng theo quy định mới của Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm với số dư khoảng 1.000 tỷ đồng sẽ dừng hoạt động.
Thứ trưởng Chi cho biết quỹ này trước đây được thành lập để xử lý trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có rủi ro, không thực hiện được nghĩa vụ tài chính thì dùng quỹ để bù đắp. Tuy nhiên, sau khi thảo luận, Quốc hội đã quyết định không duy trì quỹ và giao Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ phương án sử dụng số dư quỹ còn lại.
Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu các phương án sử dụng khác nhau và lấy ý kiến rộng rãi trong doanh nghiệp bảo hiểm, người dân trước khi đề xuất Chính phủ thực hiện.
Với các quy định về quản lý, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) có các quy định mới mang tính tăng nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Trong đó, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Luật cũng bổ sung quy định Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài để quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với các chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin quản lý, giám sát cùng với Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Ngoài ra, Luật sửa đổi cũng bãi bỏ một số loại hình bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Phát hiện thi thể bé trai khoảng 1 tháng tuổi dưới kênh nước ở Bình Dương Chiều nay (26/6), Công an thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đang tổ chức điều tra nguyên nhân tử vong của bé trai khoảng 1 tháng tuổi trôi dạt và nổi trên kênh nước gần khu công nghiệp Mỹ Phước. Theo thông tin ban đầu, vào sáng 26/6, người dân đi câu cá ở kênh nước chảy qua đường NH 13, gần...