Cần chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu trẻ
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: “Phải chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, nhất là đội ngũ cán bộ nghiên cứu trẻ”.
Sáng nay (26/1), tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự hội nghị.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh phát biểu tại hội nghị
Năm 2014, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã nỗ lực, phấn đấu hoàn thành có chất lượng và hiệu quả các nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, việc tham gia tổng kết 7 vấn đề lớn trong nhiệm vụ Tổng kết 30 năm đổi mới đã hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng, được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đánh giá cao. Trong đó có việc tổ chức các sự kiện khoa học như “Những ảnh hưởng kinh tế từ hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và ứng phó chính sách của ta” và “Những vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bằng những luận cứ khoa học quan trọng…
Bên cạnh đó, các vấn đề chăm sóc sức khỏe, phát triển nguồn nhân lực và một số vấn đề nóng như “hiện tượng vô cảm”, “hôn nhân đồng tình”, “bạo lực học đường”… cũng được quan tâm nghiên cứu. Trên lĩnh vực quốc tế, Viện đã triển khai các nghiên cứu và luận giải đối sách của các quốc gia, vùng lãnh thổ Đông Bắc Á, Trung Quốc, ASEAN nhằm giải quyết những vấn đề nổi bật của khu vực giai đoạn 2011-2020 với những dự báo bối cảnh chiến lược và các tác động mới trên thế giới, khu vực và nước ta.
Năm 2015, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, tham gia xây dựng văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Viện chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo học viên khoa học xã hội trên tất cả các chương trình, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội trong cả nước.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh: “Chủ trương của chúng ta là dân chủ, sáng tạo, chuyên nghiệp, vì vậy phải kiến tạo môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Phải chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, nhất là đội ngũ cán bộ nghiên cứu trẻ. Cần tăng cường hơn nữa công bố các kết quả nghiên cứu, nhất là các công bố quốc tế, để hiện thực hóa như trong mục tiêu Nghị quyết 20 về phát triển khoa học, công nghệ trong điều kiện kinh tế, thị trường là trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội trong khu vực”.
Tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đề nghị, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cần quán triệt phương châm “Dân chủ, sáng tạo, chuyên nghiệp và hiệu quả” trong tất cả các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và hoạt động tư vấn, phản biện chính sách; Tăng cường hợp tác quốc tế để cộng đồng thế giới hiểu rõ hơn giá trị, văn hóa và con người Việt Nam; Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học cả về số lượng và chất lượng, có trình độ cao để góp phần cùng toàn đảng, toàn dân xây dựng đất nước./.
Thu Hằng
Theo_VOV
Xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Trên cơ sở đề nghị của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư Dự án Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.
Ảnh minh họa
Theo đó, sẽ xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thành một bảo tàng thiên nhiên quốc gia đầu hệ có năng lực nghiên cứu khoa học về thiên nhiên, hỗ trợ cho các bảo tàng thành viên trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên Việt Nam về nghiên cứu khoa học, sưu tầm, chế tác và trưng bày bảo quản mẫu vật thiên nhiên.
Đồng thời lưu giữ các giá trị, trưng bày, bảo tồn lịch sử tự nhiên, giá trị thiên nhiên của Việt Nam và thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ý thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên và môi trường, nâng cao tự hào về thiên nhiên đất nước và quảng bá các giá trị thiên nhiên Việt Nam.
Địa điểm xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam tại Khu đô thị sinh thái Quốc Oai, thuộc địa giới hành chính xã Liệp Tuyết, Ngọc Liệp và Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội; hoặc Khu Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Dự án sẽ xây dựng trên diện tích 32 ha, bao gồm các khu chức năng: Khu trưng bày trong nhà, khu dành cho bộ sưu tập mẫu vật quốc gia, rừng kín thường xanh, hang động, núi đá, công viên đá, khu vườn địa chất, khu trưng bày kết hợp học tập, trung tâm nghiên cứu và văn phòng, khu dịch vụ, hồ nước đảo nổi và aquarium, khu kỹ thuật và chế tác mẫu vật.
Tổng mức vốn đầu tư dự án được xác định trên cơ sở thẩm định các dự án đầu tư cụ thể, phù hợp với khả năng bố trí nguồn lực đầu tư và được bảo đảm từ các nguồn ngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hợp pháp khác. Đối với nguồn ngân sách nhà nước, việc lập dự toán ngân sách hàng năm thực hiện theo quy định, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ và bố trí vào dự toán ngân sách của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn I từ năm 2015-2020, chuẩn bị mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, tổ chức tìm kiếm, tiếp nhận, thu thập, sưu tầm mẫu vật, xây dựng kịch bản trưng bày và trưng bày, triển lãm, xây dựng kế hoạch và đào tạo nguồn nhân lực.
Giai đoạn II từ năm 2021 - 2025 và giai đoạn tiếp theo sẽ hoàn thiện các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, tìm kiếm, tiếp nhận, thu thập, sưu tầm mẫu vật, bổ sung hoàn thiện kịch bản trưng bày và trưng bày triển lãm, đào tạo nguồn nhân lực.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan quyết định đầu tư Dự án Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ giao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành có liên quan.
Ở nước ta một số cơ sở về bảo tàng thiên nhiên đã có từ thời Pháp thuộc chủ yếu phục vụ nghiên cứu khoa học ở một số trường đại học, viện nghiên cứu. Đến nay đã lưu giữ được một số bộ sưu tập có giá trị, là những tư liệu khoa học đặc biệt có giá trị không chỉ với Việt Nam mà còn cả trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa có hệ thống bảo tàng thiên nhiên nên tác dụng phổ biến khoa học, giáo dục, tuyên truyền còn hạn chế. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên ở Việt Nam đến năm 2020, theo đó Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam là bảo tàng cấp quốc, đầu hệ trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên ở Việt Nam; có vai trò hướng dẫn, hỗ trợ trong mạng lưới bảo tàng thiên nhiên; có chức năng nghiên cứu, trưng bày giới thiệu về thiên nhiên Việt Nam một cách tổng hợp, đại diện tiêu biểu.
Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã nhấn mạnh cần đẩy nhanh việc xây dựng Hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.
Phương Hiển
Theo_Báo Chính Phủ
Việt Nam cần cho Trung Quốc thấy họ không thể thao túng Trao đổi bên lề Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng ngày 28/8, GS. Carl Thayer nhận định: VN cần đặt mình ở vị trí trung tâm trong quan hệ với TQ và các quốc gia lớn khác. Diễn biến tích cực - Ông nhìn nhận thế nào về chuyến thăm vừa rồi của đặc phái viên Tổng bí thư, Thường trực Ban bí...