Cần chủ động, tích cực hơn trong phòng cháy, chữa cháy rừng
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, sáu tháng đầu năm, cả nước xảy ra 156 vụ cháy rừng, tăng 61 vụ so cùng kỳ năm 2018, với diện tích rừng bị cháy hơn 930 ha. Cháy rừng nghiêm trọng tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Phú Yên… đã gây nhiều thiệt hại về người và của, thiêu trụi hàng trăm héc-ta rừng.
Thời tiết còn tiếp tục nắng nóng tại nhiều nơi, nguy cơ cháy rừng vẫn ở mức cao, đòi hỏi công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) cần chủ động, tích cực hơn với sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Các lực lượng chức năng nỗ lực dập lửa trong vụ cháy rừng xảy ra tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Nguyên nhân chủ yếu do con người gây ra
Theo số liệu thống kê từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh, chỉ tính riêng tháng 6, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ cháy rừng, gây thiệt hại hàng trăm héc-ta rừng các loại. Nghiêm trọng nhất là vụ cháy rừng ở huyện Nghi Xuân xảy ra gần đây, đã làm thiệt hại gần 50 ha rừng thông. Các cơ quan chức năng xác định, phần lớn các vụ cháy rừng xảy ra là do con người, ý thức, trách nhiệm của một số người dân sống ven rừng chưa cao, còn vi phạm các quy định về PCCCR như tự ý đốt thực bì, đốt ong, đốt bờ ruộng, vườn… Như vụ cháy rừng tại Nghi Xuân là do ông Phan ình Thành (xóm 7, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) gom rác ở trong vườn nhà để đốt đã làm lửa cháy lan ra rừng. Cơ quan chức năng đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối tượng để tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại tỉnh Bình ịnh, theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong mùa nắng nóng năm nay, tại địa phương đã xảy ra 12 vụ cháy, làm thiệt hại 18,3 ha rừng. Mặc dù, lãnh đạo UBND tỉnh khẳng định, tất cả các vụ cháy rừng trên địa bàn là do con người gây ra, song đến nay phần lớn các vụ cháy đều chưa xác định rõ được đối tượng gây cháy. Riêng vụ cháy rừng tại xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, do quyết liệt trong việc điều tra, sau một thời gian ngắn, cơ quan chức năng đã xác định được đối tượng gây cháy. Nguyên nhân của vụ cháy cũng được làm rõ, là do đốt thực bì. Tại tỉnh Phú Yên, thời điểm nắng nóng cũng đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng. Riêng ngày 4-7, trên địa bàn tỉnh cùng lúc xảy ra ba vụ cháy rừng tại huyện Sông Hinh và huyện Phú Hòa. Trời khô hanh cộng với gió tây nam thổi mạnh, địa hình rừng núi hiểm trở khiến công tác chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn, cho nên nhiều giờ sau đám cháy mới được dập tắt. Diện tích rừng thiệt hại, ước tính ban đầu khoảng 50 ha. Trước đó, từ ngày 25 đến 27-6, trên địa bàn tỉnh xảy ra bảy vụ cháy, gây thiệt hại hơn 200 ha rừng. Nguyên nhân các vụ cháy rừng được xác định chủ yếu là do người dân bất cẩn trong đốt các loại cành cây sau khi khai thác gỗ rừng trồng và đốt thực bì lấy đất canh tác. Các cơ quan chức năng của tỉnh đang tiếp tục điều tra, xác định đối tượng gây cháy rừng.
Còn tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, liên tục trong các ngày từ 26 đến 29-6 xảy ra bốn vụ cháy, gây thiệt hại khoảng 40 ha rừng. Riêng hai vụ cháy ở thị xã Hương Thủy ngày 29-6 gây thiệt hại 35 ha rừng. Vụ cháy bắt đầu từ rừng keo tràm của một hộ dân phường Thủy Châu, sau đó lan đến rừng thông ở khoảnh 5 và 6 tiểu khu 151 và khoảnh 4 tiểu khu 152. Trời nắng kéo dài, thảm thực bì dày và gió mạnh cho nên đường ranh được đầu tư bằng cơ giới từ đầu năm cũng không thể cản được lửa. Các lực lượng chức năng đã phải huy động hơn 450 người để dập tắt đám cháy. iều đáng nói là, đám cháy rừng ở gần hành lang đường dây 500 kV tại khu vực thị xã Hương Thủy nằm trong bốn khoảng cột (từ 1526 đến 1529), khiến hơn 1 km đường dây 500 kV đoạn à Nẵng – Hà Tĩnh bị sự cố. ến hết ngày 29-6, toàn bộ các phụ tải ở cả miền bắc và miền trung mới được khôi phục, cung cấp điện trở lại. Theo báo cáo của tỉnh Thừa Thiên – Huế, trong số các vụ cháy rừng trên địa bàn, hiện đã xác định được nguyên nhân 23 vụ (trong đó có 17 vụ do xử lý thực bì thiếu kiểm soát, hai vụ sơ ý sử dụng lửa và đạn lân tinh tự phát nổ do điều kiện nắng nóng, bốn vụ do người dân đốt hương, vàng mã), còn bốn vụ đang xác định nguyên nhân…
Video đang HOT
Chủ động phòng là chính
Theo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Quốc Huấn, toàn tỉnh hiện có hàng trăm héc-ta rừng dễ cháy (102.000 ha rừng trồng và 18.000 ha rừng tự nhiên), trải đều trên địa bàn 12 huyện, thị xã. Mặc dù đơn vị đã phối hợp các địa phương, lực lượng chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức ký cam kết, nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong nhân dân, song trên thực tế, ý thức, trách nhiệm của một số người dân sống gần rừng, ven rừng chưa cao, còn vi phạm các quy định an toàn PCCCR. Lực lượng bảo vệ rừng tại nhiều địa phương hiện cũng còn mỏng, trang thiết bị, phương tiện PCCCR vừa thiếu, vừa lạc hậu. ể bảo vệ 120.000 ha rừng dễ cháy, lực lượng kiểm lâm tỉnh chỉ được trang bị 378 máy thổi gió, 103 cưa xăng, cùng với loa chỉ huy, dao, rựa, bàn dập,… cho nên việc dập lửa hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, kinh phí để phục vụ công tác PCCCR của các địa phương, chủ rừng còn hạn chế. Vì vậy, đến thời điểm này, tỉnh Hà Tĩnh mới xây dựng được 176,38 km đường băng cản lửa, 25 chòi canh lửa, 120 biển tường cố định, 1.311 biển cấm lửa. Một con số quá ít so với yêu cầu thực tế.
Qua quan sát và phản ánh của các lực lượng tham gia chữa cháy rừng ở các tỉnh miền trung vừa qua cho thấy, mặc dù lực lượng tham gia chữa cháy rừng đã được huy động đến hàng chục nghìn lượt người, tuy nhiên, do các đám cháy xảy ra trên diện rộng, địa hình đồi núi chia cắt, hiểm trở cho nên công tác chỉ huy chữa cháy gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc phối hợp, thống nhất hành động, dẫn đến hiệu quả chữa cháy chưa cao. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) Phạm Tiến Hưng, đây là lần đầu huyện xảy ra cháy rừng trên diện rộng, cho nên việc ứng phó với đám cháy gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao tinh thần cảnh giác PCCCR trong nhân dân, chính quyền địa phương sẽ có phương án xây dựng, hoàn thiện các đường băng cản lửa ở mọi khu rừng. ồng thời mua sắm, hỗ trợ thiết bị phòng cháy chuyên dụng cho các đơn vị, cá nhân liên quan. Trước tình hình cháy rừng liên tục xảy ra tại địa bàn, lãnh đạo UBND tỉnh Bình ịnh cũng đã yêu cầu các địa phương phải thực hiện việc điều tra, xác định nguyên nhân cháy rừng và kiên quyết xử lý theo pháp luật đối tượng gây cháy rừng. ồng thời, chỉ đạo khẩn trương xác định đối tượng gây cháy rừng, và ở đâu xảy ra cháy rừng thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm.
Trước diễn biến bất thường của thời tiết, nguy cơ cháy rừng tại nhiều địa phương vẫn rất cao, ngày 29-6, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện về việc tăng cường các biện pháp cấp bách PCCCR; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm các vùng và các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng, trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, dễ gây cháy rừng, nhất là các tỉnh miền trung và Tây Nguyên. Bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư, các địa phương cần nắm bắt thông tin và xử lý kịp thời các đám cháy phát sinh ngay từ ban đầu, không để bùng phát thành các đám cháy lớn. Cần chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “bốn tại chỗ”, chủ động kiểm soát tình hình, kịp thời khống chế nhanh nhất đám cháy. iều tra, làm rõ và xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm. Qua các vụ cháy rừng cho thấy, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng và người dân cần rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc. iều quan trọng trước hết là đẩy mạnh hơn nữa công tác chủ động PCCCR, lấy phòng là chính, bởi khi đã xảy ra cháy đều gây nhiều thiệt hại rất nặng nề.
BÀI VÀ ẢNH: DŨNG MINH, NGÔ TUẤN
Theo NDĐT
Gỡ rào cản, lâm sản lập kỷ lục
Trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản gặp khó khăn về thị trường do những hàng rào kỹ thuật mới, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, lâm sản ngoài gỗ vẫn tiếp tục cán những kỷ lục mới. Có được điều đó là do thời gian qua ngành chức năng đã rất nỗ lực tháo gỡ các rào cản thương mại.
Xuất siêu 4 tỷ USD
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, giá trị xuất khẩu lâm sản tăng đều trong 6 tháng qua, ổn định ở mức xấp xỉ 20% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, giá trị xuất khẩu lâm sản 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt gần 5,23 tỷ USD, đạt 50% kế hoạch năm; xuất siêu khoảng 4 tỷ USD. Điểm đến của 87% giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam là các thị trường truyền thống (Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc) có yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ.
Theo ông Nguyễn Quốc Trị-Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, đồ gỗ và lâm sản Việt Nam đã tiếp tục khẳng định được vị trí trên thị trường quốc tế; duy trì vị trí đứng đầu Đông Nam Á, thứ 2 châu Á và thứ 5 thế giới về xuất khẩu lâm sản.
Hơn 200.000ha rừng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (ảnh tư liệu). Ảnh: I.T
"Bên cạnh việc xuất khẩu đến 120 quốc gia trên thế giới, đồ gỗ Việt Nam đang quay lại thị trường nội địa, gắn kết chặt giữa người làm nghề rừng, doanh nghiệp và người tiêu dùng, tạo động lực trực tiếp cho sản xuất lâm nghiệp, hình thành chuỗi liên kết đúng nghĩa" - ông Trị nói.
Tháo gỡ các rào cản thương mại được coi là một trong những động lực giúp ngành gỗ đạt được thành công như hôm nay. Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết, chúng ta đã tích cực và chủ động gặp gỡ, làm việc và đàm phán mở cửa thị trường và tháo gỡ các khó khăn trong xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc; cung cấp thông tin về ngành chế biến gỗ Việt Nam và các quy định của Việt Nam về gỗ hợp pháp; chủ động cung cấp thông tin pháp lý, thông tin thị trường gỗ và lâm sản trên toàn cầu để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gỗ của Việt Nam.
"Điều quan trọng là chúng ta chuẩn bị sẵn sàng thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và EU (VPA/FLEGT), cùng cam kết hợp tác để giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp, phát triển bền vững ngành gỗ; đồng hành các doanh nghiệp đưa Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài" - ông Tuấn nói.
Bên cạnh đó, việc thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài, liên tục và đạt hiệt quả kinh tế cao, ổn định về trữ lượng và đầu ra cho người dân đã góp phần nâng cao vị thế gỗ Việt. Không chỉ giúp duy trì tỷ lệ che phủ rừng, đảm bảo vai trò phòng hộ, duy trì và phát triển giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý rừng bền vững còn tạo vùng nguyên liệu chủ động, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ mới là 17.000ha, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 237.386ha. Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam đã trở thành thành viên hợp tác thứ 50 với Chương trình phê duyệt các hệ thống chứng chỉ rừng (PEFC).
Tiếp tục tái cơ cấu
Theo ông Nguyễn Quốc Trị, để giữ vững thành quả của ngành, trong thời gian tới, ngành sẽ tập trung triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; tăng cường công tác quản lý chất lượng giống, tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện các tiêu chuẩn quốc gia về công tác quản lý giống. Tăng cường chỉ đạo công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Đánh giá mức độ thiệt hại về rừng, đề xuất ngay phương án khôi phục diện tích rừng bị cháy; tập trung chỉ đạo giải quyết các điểm nóng về phá rừng và vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết thành công giữa doanh nghiệp chế biến gỗ và hộ gia đình trồng rừng để vừa đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp trong nước, vừa tăng giá trị gia tăng, giảm chi phí giá thành cho sản phẩm qua đó nâng cao tính cạnh tranh cho gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, để nâng cao giá trị ngành gỗ, các địa phương cần tạo cơ chế để phát triển các cơ sở chế biến gỗ công nghệ cao. "Hiện, Nghệ An, Bình Dương, Bình Phước đã thành lập các khu chế biến gỗ công nghệ cao. Vì vậy, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT phải tiếp sức cho doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng" - ông Tuấn nói.
Bên cạnh đó, ông Tuấn đề nghị ngành lâm nghiệp tiếp tục tập trung làm tốt công tác cải cách hành chính. "Thứ nhất là dứt khoát thực hiện giảm điều kiện kinh doanh; xây dựng Chính phủ điện tử, cụ thể là xử lý văn bản trên mạng. Hiện, 98% văn bản thông thường của Bộ đã được phát hành và ký chữ ký điện tử. Thực hiện tốt việc sắp xếp hiệu quả các nông lâm trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rừng" - Thứ trưởng Tuấn nhấn mạnh.
Theo Danviet
Kỷ lục: Xuất khẩu lâm sản đạt 5,3 tỷ USD, xuất siêu 4 tỷ USD Xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ tiếp tục đạt con số kỷ lục với mức 5,3 tỷ USD, trong đó xuất siêu 4 tỷ USD. Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp quý I/2019 tăng 4,32%; ước quý II/2019 tăng 4,53%, cao hơn 0,08% so với cùng kỳ năm...