Cân chỉnh góc bánh xe ô tô ngay lập tức nếu thấy những điều này
Việc cân chỉnh góc bánh xe ô tô sẽ giúp tăng tuổi thọ của lốp, nâng cao an toàn khi vận hành xe.
Nếu xảy ra mất cân bằng giữa các bánh xe sẽ xảy ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng
Thông thường các lái xe chỉ tiến hành cân bằng động cho lốp khi thay lốp mới hoặc kiểm tra tổng thể khi xe có hiện tượng bất thường khi di chuyển. Tuy nhiên, nếu các góc đặt bánh xe ô tô trên bị sai hoặc không đúng tiêu chuẩn đều có thể dẫn tới những mối nguy hại cho người lái như: nhao lái, mất lái, lốp mòn không đều…, khiến người lái xe nhẹ thì mệt mỏi khi vận hành xe, tốn kém nhiều chi phí trong việc thay lốp, nặng là gặp những nguy cơ về tai nạn khi lưu thông trên đường.
Thực tế, ngay từ khi ra đời, các bánh xe ô tô đã được thiết kế sao cho chúng tạo thành những góc nhất định với thân xe và với mặt đường. Một chiếc xe dù hiện đại đến đâu nhưng cấu tạo chung nhất là vẫn phải có bốn bánh tiếp đất, khi di chuyển bánh xe phải thẳng đứng.
Điều này cho thấy ý nghĩa vô cùng quan trọng của bánh xe không chỉ là nâng đỡ toàn bộ của chiếc xe mà bánh xe còn được thiết kế mang tính hình học tối ưu để tạo cho chiếc xe đó có tính năng vận hành tốt như: khả năng bám đường, tạo cảm giác lái êm dịu, đảm bảo độ bền nhất cho các chi tiết cơ khí (dàn rô-tuyn, cao su, bi moay-ơ…), giảm thiểu nhất độ mài mòn lốp xe.
Việc thiết kế 4 điểm chạm đất sao cho chúng tạo với mặt đường và tạo với nhau một góc nhất định nào đó tùy thuộc vào trình độ thiết kế cũng như ý định của kỹ sư chế tạo xe hơi để sao cho chiếc xe có tính năng vận hành tốt nhất hoặc tuổi thọ của lốp được kéo dài nhất có thể.
Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng ô tô, có những xe lái rất nhẹ nhàng, chắc chắn, linh hoạt, chính xác, dễ điều khiển (tay lái “đánh đâu trúng đó”), lái lâu không bị mệt, và có những xe cảm giác lái rất “cứng” hoặc rất “nhão”, hoặc phải tốn rất nhiều công sức để điều khiển xe đi đúng hướng.
Vô lăng trên ô tô sẽ quyết định tới hướng di chuyển của xe
Sở dĩ xảy ra điều này vì trong quá trình di chuyển, vận hành xe, sau một quá trình làm việc các rô-tuyn, cao su bị nhão, bi moay-ơ bị mòn, các bulong, đai ốc bị nới lỏng, hệ thống treo, lái bị mòn, rơ…điều này dẫn tới các góc đặt bánh xe không còn giữ được như thiết kế ban đầu và làm cho xe khó điều khiển hơn.
Không phải lúc nào sau một thời gian xe mới bị lệch góc đặt bánh xe. Đã có nhiều trường hợp xe chỉ sau một cú xóc mạnh đã bị lệch khỏi chuẩn và dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không có cách điều chỉnh góc đặt bánh xe kịp thời.
Việc lệch góc bánh cũng rất khó để người lái xe có thể nhận biết rõ ràng. Bởi việc lệch thường diễn ra từ từ và người dùng xe chỉ việc dùng sức để ghì lại vô lăng, dẫn tới việc không cảm nhận được sự thay đổi và việc này rất nguy hiểm cho chính người lái xe và mọi người xung quanh. Chính vì lẽ đó, chỉ cần có một cảm nhận nhỏ về việc lốp mòn bất thường, bánh xe bị rung, vô lăng bị lệch… cả ngay sau thay lốp thời gian ngắn cần phải kiểm tra lại độ lệch của bánh và thực hiện quy trình điều chỉnh độ chụm bánh xe nếu cảm thấy cần thiết.
Video đang HOT
Ngoài ra cũng cần phải kiểm tra góc đặt bánh xe nên thực hiện tại các địa điểm bảo dưỡng ô tô uy tín và những nơi có thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe để đảm bảo nhất về độ chính xác.
Không nên tự cân chỉnh lại góc bánh xe ô tô, bởi làm thế có thể sẽ khiến bánh xe bị lệch nặng hơn lúc đầu
Không nên tự cân chỉnh lại góc bánh xe ô tô, bởi làm thế có thể sẽ khiến bánh xe bị lệch nặng hơn lúc đầu do không đủ các trang thiết bị cần thiết cũng như kỹ thuật tay nghề của thợ. Do đó, ngoài việc phải lưu ý để lái xe an toàn cũng cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống bánh lái để chắc chắn xe ô tô luôn vận hành ổn định.
Những mẹo thi bằng lái xe ô tô đỗ ngay lần đầu
Bài thi dừng và khởi hành ngang dốc hay ghép dọc, ghép ngang được đánh giá là những bài thi khó nhất trong khi thi bằng lái ô tô.
Trong trường hợp không có xe riêng, học viên nên dồn học vào tháng cuối trước khi sát hạch để có được phản xạ tốt nhất
Dưới đây là một số kinh nghiệm cho học viên thi bằng lái xe ô tô để đạt được kết quả tốt nhất khi đi thi sát hạch.
Thời gian đi học hợp lý
Mỗi một cơ sở đào tạo sẽ cho học viên thực hành tay lái với số buổi học giới hạn, nếu học viên dồn học hết trong tháng đầu tiên thì 2 tháng sau sẽ không có xe để tập, dẫn đến bị quên và phản xạ kém. Trong trường hợp không có xe riêng, học viên nên dồn học vào tháng cuối trước khi sát hạch để có được phản xạ tốt nhất.
Đối với lý thuyết cũng vậy, dù học viên có làm và học rất kỹ thì sau 3 tháng vẫn có thể quên hoặc nhớ nhầm. Hãy học dồn vào tháng cuối, tốt nhất là vào 2 tuần cuối trước khi thi.
Bài thi xuất phát
Khi nhận được tín hiệu xuất phát từ hệ thống chấm điểm trên xe, học viên cần bình tĩnh vào số 1, tập trung cảm nhận chân ga và phối hợp với chân côn nhịp nhàng. Khi xuất phát, học viên nhớ phải bật đèn xi-nhan trái để không bị trừ điểm.
Bài thi dừng xe, nhường đường cho người đi bộ
Bài này khá đơn giản, học viên chỉ việc dừng sao cho 2 bánh trước nằm giữa 2 vạch là được. Thông thường, tại mỗi sân sát hạch sẽ có một vật gì đó để làm mốc cho học viên dừng đúng vị trí.
Bài thi dừng và khởi hành ngang dốc là phần thi khiến nhiều học viên bị trượt
Bài thi dừng và khởi hành ngang dốc
Đây là phần thi khiến nhiều học viên bị trượt. Để đạt điểm tuyệt đối ở bài thi này, học viên cần dừng trước vạch không quá 50cm, sau đó đạp nhanh chân côn, chân phanh và kéo phanh tay để xe dừng hẳn.
Tiếp theo, đạp ga lên tầm 3.000 vòng, nhả côn từ từ cho xuống 1.500 vòng rồi hạ phanh tay để xe leo dốc. Lưu ý, nhả phanh tay từ từ để xe không bị trôi, quá 30 giây mà không qua được dốc là bị loại ngay lập tức.
Bài thi đi qua ngã tư có đèn tín hiệu
Tốt nhất nên chủ động dừng lại trước vạch sơn. Chờ đèn đỏ còn khoảng 3 đến 4 giây thì nhả côn từ từ rồi nhấn thêm chân ga để di chuyển.
Bài thi ghép dọc xe vào nơi đỗ cũng là một trong những bài thi khá khó
Bài thi ghép dọc xe vào điểm đỗ (lùi chuồng)
Đây cũng là bài thi dễ bị trượt nhất. Học viên căn bằng gương trái bên lái, khi gương qua tầm giữa chuồng thì đánh hết vô lăng sang phải cho đến khi gương bên trái nhìn thấy cửa chuồng. Lúc này, hãy lùi thật chậm và nhanh tay trả vô lăng về bên trái.
Bài thi ghép ngang sẽ áp dụng rất nhiều khi đỗ xe trên phố
Bài thi ghép ngang
Khi xe tiến cách mép lề và cửa chuồng khoảng 50cm, học viên hãy đánh hết vô lăng sang phải để thân xe lọt vào chỗ đỗ. Đồng thời, nhanh mắt quan sát thấy đuôi xe vào đến nửa chuồng thì nhanh tay trả lái sang trái. Lưu ý, lùi chậm để có thêm thời gian quan sát, đánh lái hợp lý.
Bài thi đổi số trên đường thẳng rồi tăng tốc
Khi lái xe đến vị trí có biển tăng số thì mới được tăng lên số 3. Tại thời điểm chạy qua biển báo tối thiểu 20km/h, tốc độ xe cần phải trên 20km/h và đang ở số 3. Đến biển báo tốc độ tối đa 20km/h thì phải giảm tốc độ và về số 2.
Dừng khẩn cấp
Khi còi hú hoặc đèn nháy phát tín hiệu, hãy lập tức đạp côn và phanh để xe dừng hẳn, nhanh tay nhấn đèn báo sự cố. Đến khi có tín hiệu đi tiếp thì từ từ nhả côn lăn bánh. Lưu ý, không được nhấn tắt đèn báo sự cố trước khi có tín hiệu đi tiếp để tránh bị trừ điểm.
Khi còi hú hoặc đèn nháy phát tín hiệu, hãy lập tức đạp côn và phanh để xe dừng hẳn, nhanh tay nhấn đèn báo sự cố. Đến khi có tín hiệu đi tiếp thì từ từ nhả côn lăn bánh. Lưu ý, không được nhấn tắt đèn báo sự cố trước khi có tín hiệu đi tiếp để tránh bị trừ điểm.
Về đích
Bắt buộc phải bật xi-nhan phải trước khi về đích để bảo toàn số điểm tuyệt đối. Đến đây, loa thiết bị trên xe sẽ lập tức thông báo kết quả "chúc mừng bạn đã thi đỗ" hoặc "bạn đã thi trượt".
Phần thi đi đường trường
Bài này khá dễ, hầu như ai cũng vượt qua. Tuy nhiên, học viên cần có thái độ tốt với giáo viên chấm thi và quan sát những người lái trước để rút kinh nghiệm.
Lái ô tô khi trời mưa dông có sấm chớp, có sợ bị sét đánh? Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị bên trong xe thì khi trời mưa sấm chớp, nên dừng và tấp vào lề đường chờ hết sấm chớp hãy đi. Tuy chưa ghi nhận vụ sét đánh chết người ngồi trong ô tô nhưng không phải là không nguy hiểm Hoạt động của sấm sét diễn ra trong lúc...