Cắn chết rắn hổ mang cực độc để trả thù vì bị cắn
Bị một con rắn hổ mang cực độc cắn, tuy nhiên thay vì hoảng sợ bỏ chạy, một nông dân người Nepal đã cắn trả và giết chết con rắn bằng… hàm răng của mình.
Mohamed Salmo Miya, một nông dân người Nepal đang làm việc trên cánh đồng gần ngôi làng Bardanga, phía đông nam thủ đô Kathmandu thì bất ngờ bị một con rắn hổ mang cực độc cắn.
Tuy nhiên, thay vì hoảng sợ và bỏ chạy như phản ứng của phần lớn người sau khi bị rắn cắn, Salmo Miya đã đuổi theo con rắn và cắn chết nó để trả thù.
Cắn chết rắn hổ mang cực độc để trả thù vì… bị cắn
Mỗi năm có 20.000 ngàn vụ rắn cắn ở Nepal, chủ yếu gây ra bởi loài rắn
hổ mang chúa cực độc
“Một nông dân ở làng Bardanga đã giết chết một con rắc hổ mang trắng bằng răng của mình trong cơn giận giữ”, cảnh sát trưởng Prasad Chatrubedia xác nhận vụ việc.
Video đang HOT
Miya sau đó đã nhanh chóng được đưa đến bệnh viện địa phương và hiện đang được điều trị tại nhà.
“Tôi đã rất tức giận sau khi con rắn cắn tôi. Nên tôi đã đuổi theo nó, nắm lấy và cắn nó đến chết”, Miya, người nông dân 55 tuổi cho biết.
“Tôi đã có thể giết chết nó bằng cây gậy, tuy nhiên tôi đã rất tức giận nên muốn trả thù. Do vậy tôi đã giết nó bằng hàm răng của mình”, ông Miya giải thích cho hành động kỳ lạ.
Nepal là quốc gia có nhiều loài rắn sinh sống, gồm cả những loài độc lẫn không độc. Những loài rắn độc đặc biệt hoạt động nhiều vào những tháng mùa hè. Ước tính cho thấy trung bình có khoảng 20.000 trường hợp bị rắn cắn mỗi năm ở Nepal, chủ yếu ở vùng đồng bằng phía nam Terai, gây ra khoảng 1.000 ca tử vong.
Hổ mang chúa cực độc là thủ phạm gây ra nhiều vụ cắn người nhất. Đây là loài rắn được tôn thờ của người Hindu cũng như một số bộ phận người theo tôn giáo này ở Nepal.
Theo Dantri
Thăm ngôi làng "làm bạn" với rắn
Nếu có cơ hội đến thăm ngôi làng Ban Khok Sa-nga ở Thái Lan bạn có thể tận mắt xem các buổi biểu diễn mà "nhân vật chính" là những con rắn.
Năm 1951, một bác sỹ người trong vùng, ông Ken Yongla đã khởi xướng một chương trình biểu diễn với rắn hổ mang. Chương trình này đã rất thành công khi thu hút một lượng khách khá đông tới xem biểu diễn.
Học tập theo sáng kiến của bác sỹ, những người dân trong làng đã phát triển nghề nuôi rắn và biểu diễn cùng loài bò sát này. Ngày nay, người dân vẫn thường xuyên tổ chức hàng loạt các buổi biểu diễn khác nhau như múa rắn, đấm bốc giữa người và rắn hổ mang.
Không hề sợ hãi khi mặt đối mặt với rắn
Điều đáng nói là người dân làng Ban Khok Sa-nga cũng không mấy quan tâm tới việc đảm bảo an toàn. Đã có nhiều tin đồn về việc khách du lịch bị mất mạng do rắn cắn. Tuy không biết là có thật hay không, nhưng những người dân địa phương chắc chắn đã có lần phải chịu các "tai nạn nghề nghiệp".
Một ví dụ điển hình là ông lão 72 tuổi Bualee Chai, một người nuôi rắn hàng đầu của làng đã bị rắn cắn tổng cộng 21 lần song ông lại lấy làm tự hào về thành tích này. Ông Bualee đã theo nghề được hơn nửa thế kỷ nay và thỉnh thoảng cùng các chú rắn hổ mang đi lưu diễn khắp đất nước. Bàn tay ông cụ giờ chỉ còn mấy ngón do bị rắn cắn.
Ngoài các buổi trình diễn rắn, tại các phiên chợ có biểu diễn xiếc rắn cũng có bán các loại thuốc thảo dược do chính người dân làng trồng và chế biến. "Wan paya ngoo"- loại thảo dược nổi tiếng nhất, có thể khiến cơn đau của người bị rắn cắn dịu ngay đi sau khi ăn 30 phút. Không những dùng để chữa rắn cắn, thảo dược này còn dùng để chữa trị những vết cắn do các động vật có nọc độc khác như động vật chân đốt hay bọ cạp.
Hãy cùng xem một tiết mục trình diễn thót tim với rắn tại đây:
Anh Khôi
Theo dân trí
Đôi chim lạ mỗi ngày ăn hết 1kg thịt lợn Sáng ngày 14/6, trong lúc đang chặt tre trong vườn nhà mình, anh Bùi Văn Tùng (xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh, Lương Sơn, Hòa Bình) đã bắt được một tổ chim với 2 con chim rất lạ. Hai con chim mà anh Tùng vừa bắt được đang là chim non nhưng hình dáng khá lớn, mỗi con có trọng lượng khoảng 0,4...