Cần chế tài xử lý cơ sở y tế có sai sót khám chữa bệnh BHYT
Đoàn Giám sát của Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam vừa thực hiện giám sát về hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn TP Cần Thơ, ngày 7/11.
Cần chế tài xử lý cơ sở y tế có sai sót khám chữa bệnh BHYT.
Theo BHXH Cần Thơ, tới tháng 9/2018, địa phương có 120.263 người tham gia BHXH bắt buộc (chiếm 16% lực lượng lao động); 1.118 người tham gia BHXH tự nguyện; hơn 1 triệu người tham gia BHYT. Tuy nhiên, tình hình vượt quỹ khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn vẫn lớn, một số cơ sở y tế vẫn lạm dụng việc chỉ định dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế không cần thiết cho người bệnh…
Phó Chủ tịch UBND Cần Thơ Nguyễn Thanh Dũng cho biết, thời gian qua các cơ quan địa phương đã phối hợp tham mưu, ban hành Quyết định giao dự toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn.
Bà Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam – Trưởng đoàn đánh giá, Cần Thơ đã có nhiều chỉ đạo thể hiện rõ quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu BHXH, BHYT được giao. Tuy nhiên, hiện quỹ BHYT vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng bội chi tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn.
“Chính quyền và các ngành chức năng của Cần Thơ cần thực hiện tốt hơn công tác kiểm soát sử dụng quỹ BHYT, có chế tài xử lý nghiêm những cơ sở y tế để xảy ra sai sót trong khám chữa bệnh BHYT”, bà Lý nhấn mạnh.
Video đang HOT
KHÁNH CHI
Theo TP
Tiếp tục xây dựng thế hệ nông dân 4.0 "5 mới"
Đó là khẳng định của bà Nguyễn Hồng Lý - Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại buổi họp báo Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII nhiệm kỳ 2018- 2023.
Có thể khẳng định, trong nhiệm kỳ 2013-2018, các phong trào thi đua yêu nước của nông dân tiếp tục được các cấp Hội chú trọng, trong đó trọng tâm là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh. Hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, hướng dẫn nông dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể được các cấp Hội thực hiện đạt được nhiều kết quả tốt.
Bà Nguyễn Hồng Lý phát biểu tại họp báo. Ảnh: Trọng Nghĩa.
Điều đó được thể hiện qua những con số: Trong nhiệm kỳ 2013-2018, Hội đã kết nạp được hơn 2.191.000 hội viên, tổng số hội viên của cả nước hiện nay là hơn 10.192.000.
Các cấp Hội đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế tổ chức được 130.000 lớp tập huấn, hội thảo về khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tin học, truy cập mạng Intenet... cho trên 15 triệu lượt cán bộ, hội viên, nông dân; xây dựng, chuyển giao thành công hơn 14.000 mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
Vận động hàng triệu hộ gia đình nông dân đăng ký cam kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm an toàn; vận động được hơn 9 triệu hội viên, nông dân tham gia bảo hiểm y tế và 40.000 nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tổ chức được 419.999 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 25 triệu lượt hội viên, nông dân; xây dựng 62.048 mô hình, trong đó: gần 19.450 mô hình trồng trọt, gần 9.542 mô hình chăn nuôi, trên 4.487 mô hình nuôi trồng thủy, hải sản, gần 1.500 mô hình chế biến, trên 530 mô hình khuyến công, với gần 6,32 triệu lượt hội viên, nông dân tham gia.
Nguồn vốn từ phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng mạnh. Dư nợ ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội đến hết năm 2017 đạt 95.534 tỷ đồng, tăng 44.248 tỷ đồng so với năm 2012, bình quân tăng 10%/năm, giúp 2,807 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách; tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp nông dân vay hơn 100.000 tỷ đồng.
Trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững bình quân hằng năm có 6,5 triệu hộ hội viên, nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi", trong đó có có 3,6 triệu hộ đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp".
Trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, nông dân đã tự nguyện đóng góp trên 17.000 tỷ đồng, trên 29 triệu ngày công, hiến gần 37 triệu m2 đất, làm mới, sửa chữa, nâng cấp trên 480.000 km kênh mương nội đồng và 1.570.000 km đường giao thông nông thôn, xóa 29.441 nhà tạm...
Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Trọng Nghĩa.
Phát biểu tại họp báo, bà Nguyễn Hồng Lý khẳng định: Vị thế, vai trò của Hội Nông dân Việt Nam ngày càng thể hiện rõ là trung tâm và nòng cốt cho các phong trào nông dân. Đoàn kết trong nông dân và tổ chức Hội Nông dân ngày càng vững mạnh, góp phần phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất-tinh thần cho hội viên, nông dân.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong liên kết, tiêu thụ nông sản, bà Lý cho biết, tất cả các cấp Hội, cán bộ, hội viên, nông dân bao giờ cũng đau đáu với câu hỏi: sản xuất bán cho ai.
Để hạn chế tình trạng được mùa mất giá, Trung ương Hội đã xây dựng nghị quyết chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nông dân, quan tâm đến việc sản xuất của bà con; tuyên truyền, vận động bà con hạn chế sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, theo phong trào, đẩy mạnh liên kết; phối hợp với các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Về nhiệm vụ xây dựng một thế hệ nông dân 4.0, ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng ban Tuyên huấn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam), cho biết, Hội sẽ tập trung tuyên truyền, hỗ trợ nông dân nâng cao trình độ nhận thức, trình độ sản xuất để đạt được trình độ tương đương trong khu vực; góp phần trí thức hóa nông dân; trong đó chú trọng vào những đối tượng có trình độ sản xuất cao như chủ trang trại.
"Chúng tôi sẽ chú trọng công tác dạy nghề theo hướng khởi nghiệp, lựa chọn những nghề phù hợp với bản thân người nông dân, với nhu cầu chuyển đổi của thị trường với mong muốn nông dân phải là chủ nhân của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp; có lối sống văn hóa, hướng đến những giá trị chân thiện mỹ, tuân thủ quy ước, hương ước của cộng đồng. Hội sẽ tiếp tục xây dựng những nông dân "5 mới" (có tư duy mới; có nhận thức mới; có kiến thức mới; có đời sống văn hóa mới và có quyết tâm mới) với 10 tiêu chí cụ thể" - ông Sơn nhấn mạnh.
Theo Danviet
Đại diện 54 dân tộc sẽ tham dự Đại hội của nông dân Chia sẻ tại buổi họp báo Đại hội Đại biểu Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, bà Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết, nét mới trong kỳ đại hội lần này là có tới 180 đại biểu là người dân tộc thiểu số và lần đầu tiên có đủ...