Cận cảnh yêng hùng xa lộ tuổi teen
Một yêng hùng tuổi teen với con quái xế dán đủ thứ hình đầu lâu quái gở trước giờ đua tốc độ
Ngày càng nhiều nam sinh tuổi teen quăng mình vào những đường đua lửa… Khi rạp mình trên những con xế được đôn dzên, xoáy nòng thì chúng điệu nghệ, máu me không kém gì các yêng hùng đàn anh bị Công an quận Bình Thạnh bắt giữ trong 2 đêm 24/10 và 22/11 (hơn 600 phương tiện bị tạm giữ).
“Đại ca cỡ nào, tiểu đệ cỡ nấy”
Không ầm ĩ thái độ ngông nghênh tụ bầy hàng trăm chiếc rồi gầm rú gây náo loạn đường phố như các đàn anh đàn chị bị lực lượng Công an quận Bình Thạnh nói riêng, Công an TP HCM nói chung ra quân trấn dẹp, đám yêng hùng tuổi teen phô diễn âm thầm hơn nhưng không vì thế mà mức độ nguy hiểm kém phần “chất lượng”.
Anh Nguyễn Sỹ, ngụ phường Tân Phong (quận 7) nhân viên Công ty TNHH Giang Hoài (quận Phú Nhuận) chuyên kinh doanh xe cơ giới cho biết sau giờ tan sở, anh đi học thêm ngoại ngữ tại một cơ sở ở quận 5, đến khoảng 9h tối thì về nhà và trên đường về, dạo gần đây anh nhiều bận thót tim bởi màn đua tốc độ của các yêng hùng áo trắng.
“Tụi nhóc so kè từ 2-4 đứa, chúng cũng đánh võng, nẹt pô và phóng như điên, nhất là khi phóng trên cầu Ông Lãnh (quận 1) và cầu Kênh Tẻ (quận 7). Sau 9h tối đường sá thông qua cây cầu này vắng người nên mấy đứa nhỏ tha hồ lướt gió. Có bận bạn gái tôi đang lưu thông nghe chúng gầm rú inh ỏi phía sau, tưởng chúng sắp tông tới nơi, bạn tôi vì hoảng sợ mà loạng choạng tay lái…”.
Em Phúc Trinh, học sinh khoa dược Trường Trung cấp Âu Việt (quận Gò Vấp) bàng hoàng kể lại kỷ niệm xém bị “ma tốc độ” tuổi teen “hôn” trên cầu Kênh Tẻ dù sự việc xảy ra gần 1 tuần lễ. “Hôm đó khoảng hơn 9h tối, khi xe vừa lăn bánh lên dốc cầu thì em nghe tiếng xe gắn máy gầm rú từ phía sau. Em sợ quá định bẻ tay lái sát lề thì chiếc xe Dream do một thiếu niên dáng người nhỏ choắt mặc quần xanh áo trắng cầm lái bất ngờ lủi lên, chiếc kính chiếu hậu của nó móc vào tay lái khiến em loạng choạng, may mà không ngã té, bằng không mấy chiếc xe sau lao tới chắc em… tiêu!”.
Từ phản ánh của những “khán-thính giả” bất đắc dĩ của nạn yêng hùng tuổi teen, chúng tôi có những đêm rong ruổi trên các nẻo đường tiếp cận với các yêng hùng xa lộ tuổi học sinh và không ít lần chứng kiến cảnh mấy chú nhóc còn mặc nguyên đồng phục rạp mình trên những con ngựa sắt lao như tên bắn.
Tiếp cận với những tay đua chíp hôi này, mới biết chúng thường so kè sau giờ học phụ đạo ở trường. “ Ngày nào cũng vậy, học sáng, học chiều rồi tối cũng phải học nên đầu óc căng thẳng lắm. Bởi vậy khi tan học, tụi em làm vài vòng cho đỡ stress” – Hùng, học sinh lớp 11, Trường THPT N.H.C. nằm bên này cầu Câu Lãnh (phường Cầu Ông Lãnh) trò chuyện.
Trước khi rạp mình trên con Wave Tàu được sơn đen, tháo bửng, tháo mặt nạ “làm vài vòng” với mấy đứa bạn, bị khích tướng “con ngựa cùi bắp vầy chạy sao nổi?”, thằng nhóc nổi quạu, hất hàm thách thức: “Đại ca cỡ nào, tiểu đệ cỡ nấy. Hổng tin, thử rồi biết”.
Video đang HOT
Trẻ quậy vì phụ huynh… chủ quan
Tại một số tuyến đường như Bạch Đằng (quận Tân Bình), Huỳnh Tấn Phát (Nhà Bè), Nguyễn Trọng Tuyển (quận Bình Tân), Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp)… chúng tôi cũng ghi nhận nhiều âu lo và khiếp sợ của người đi đường trước những yêng hùng tuổi teen lúc tối trời.
Trước cổng Trường Trung cấp Âu Việt trên đường Nguyễn Kiệm, như được bắt đúng “tần số”, chị Phương Mai, phụ huynh lúc đợi con tan học khóa vi tính, phản ánh: “Gì chứ chuyện tối tối học sinh tan học đua tốc độ tôi quen quá rồi. Tuổi mới lớn hiếu động, hiếu thắng, thích tìm cảm giác mới lạ, thích thể hiện mình nên hễ leo lên xe thì tụi nhỏ cứ hết ga hết số mà làm tới”.
Chị Mai chỉ thẳng: “Tụi nhỏ hư cũng vì phụ huynh quá chủ quan, lơ là” và minh chứng bằng câu chuyện “thật 100%” từ gia đình người hàng xóm là anh Hùng-chị Hoa: “Người ta bận việc không đưa đón được thì mua xe đạp hay xe đạp điện cho con tự đi. Đằng này ảnh chỉ giao luôn chiếc xe Dream Thái 100cc cho thằng nhỏ (lớp 11) nên nó mặc sức kéo tốc độ. Mãi đến khi nhận được tin con trai bị tai nạn giao thông đang được cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, vợ chồng ảnh chỉ lật đật vào thăm và khi ấy mới được các anh Công an cho biết thằng bé là “ tay lái lụa” kiệt xuất có tiếng ở trường. Do phóng nhanh vượt ẩu không làm chủ tay lái mà nó gây tai nạn với một người đi đường… may mà người ấy không bị gì cả”.
Có con trai là “người thiên cổ” lúc 16 tuổi cách đây 1 năm, sau khi cho biết thằng bé vì muốn giựt le với mấy cô bạn quen trên mạng Internet đã tham gia đua tốc độ với mấy “tay đua” lớn tuổi và chết trên đường đua vì lủi vào gầm xe tải, chị N.T.V., ngụ phường 2, quận Tân Bình, tự trách mình: “Cũng do tôi quá chủ quan, quá tin và thương con mà làm hại nó. Lúc thằng bé nói đi xe đạp điện hay trục trặc, chạy chậm và yêu cầu đổi xe gắn máy, tôi thấy có lý nhưng sợ khi được giao xe thì nó a dua theo bạn bè xấu tụ tập đua tốc độ nên còn chần chừ. Ông xã tôi bàn nên thử cháu bằng cách đi đâu cũng nhờ cháu chở. Nhiều bận như vậy thấy thằng bé đi đứng từ tốn, không phóng nhanh vượt ẩu như con người ta, nhiều khi chở cháu tôi cố tình vượt đèn đỏ thì bị cháu nhắc nhở… nên vợ chồng tôi an tâm và giao xe. Ai ngờ vừa giao hôm trước, hôm sau cả nhà nhận hung tin của cháu”.
Điệp khúc “biết rồi… nói mãi!”
Quá trình xâm nhập thế giới yêng hùng trong dân teen, chúng tôi ghi nhận bên cạnh những ông bố bà mẹ vô tư giao xe phân khối lớn cho quý tử đi lại, không ít người để ngăn ngừa trường hợp con trẻ ngẫu hứng lột xác thành yêng hùng đã chọn giải pháp mua cho con chiếc xe gắn máy 50cc với niềm tin “có muốn phóng nhanh thì cũng bó phép”.
Hùng, thợ sửa xe trên đường Ký Con (quận 1), khu vực nổi tiếng tập trung nhiều lò độ xe, chép miệng nửa đùa nửa thật: “Suy nghĩ giản đơn của mấy ông bố bà mẹ đúng là quá coi thường trí thông minh của tụi nhỏ. Họ đâu biết để phi cho sướng, tụi nhỏ đưa con chiến mã vào các lò độ xe cho thợ đôn dzên, xoáy nòng, xoáy xú-bắp, thay đổi dung tích bình xăng con… nói chung là làm nhiều cách để nâng cao “sức mạnh” của chiến mã với tốc độ phi tối đa 50km/h lên đến cả trăm kilômét, có khi hơn”.
Một đồng nghiệp của Hùng cho biết thường thì thời gian độ một con xe kéo dài từ 3-5 ngày tùy khách nhiều hay ít. Khi có nhu cầu độ, “chiến binh” chỉ cần giao chiến mã cho thợ rồi nhận giấy hẹn ngày giờ đến đưa “cục cưng” đi đọ sức, thử tốc độ… “Nhưng nếu ký gửi xe như vậy thì không có phương tiện đi lại và bị ông bà pô nghi ngờ, hỏi thăm. Để né đòn, tụi nhỏ sẽ chơi chiêu “kiến tha lâu đầy tổ”, khi nào rảnh thì chúng đưa chiến mã vào lò để thợ làm một món… Chịu khó vậy khoảng 10 ngày thì xong quy trình nâng cấp ngựa chiến. Chi phí để nâng cấp “chiến mã” như vậy dao động từ 2-4 triệu đồng”.
Do việc thay đổi kết cấu xe ở trong lốc máy nên phụ huynh không thể nào biết được. Họ chỉ rõ khi quý tử bị các chiến sỹ Công an chuyên chống bão đêm lập biên bản xử phạt, giam xe vì hành vi thay đổi kết cấu, dung tích xe, phóng quá tốc độ, chạy xe không có giấy phép điều khiển…
Tình trạng học sinh đến trường bằng xe gắn máy phân khối lớn tại các trường học tại TP HCM dư luận đã đề cập nhiều nhưng tình hình vẫn không sáng sủa mấy. Do bận bịu không thể đưa đón, do thương con đạp xe khổ cực, do tin con đi đứng đàng hoàng mà nhiều phụ huynh chẳng chút ngại ngần giao những chiếc xe gắn máy, xe tay ga phân khối lớn cho bọn trẻ đi lại.
Có “chiến mã” trong tay, để chứng tỏ mình mạnh mẽ, gan dạ, là tay lái lụa cừ khôi… mà đám trẻ lao vào các màn đua tốc độ gây khiếp đảm, tai ương cho người đi đường và cho chính mình.
Chính thực trạng này đã góp phần khiến nạn quái xế đại náo đêm Sài thành càng thêm phức tạp, khó lường. Bởi khi số lượng “ma tốc độ” đàn anh đàn chị bị lực lượng Công an “hốt” chưa kịp vơi thì đội ngũ kế thừa với những binh đoàn yêng hùng áo trắng liên tục được bổ sung với số lượng hơn gấp nhiều lần số lượng bị xử lý, hơn cả mức độ ngông cuồng khi chúng “thả hồn” trên những đường đua lửa.
Thầy giáo Nguyễn Đức Hùng (dạy Văn tại Trung tâm luyện thi đại học Vĩnh Viễn): Nghĩ thương con nhưng thực ra hại chúng Cùng với điện thoại di động đời mới, máy tính xách tay hàng hiệu…, vì không muốn con cực khổ, thua kém bạn bè mà nhiều phụ huynh mua cho con những chiếc xe máy, tay ga đắt tiền. Với sự cung phụng vật chất ấy, các phụ huynh cứ nghĩ như thế là thương con nhưng thực chất là hại bọn trẻ. Được chu cấp quá thừa thãi nên nhiều thanh thiếu niên quen lối sống xa hoa, ăn chơi buông thả, luôn tìm đến những cảm giác mới lạ, trong đó có đua xe, lúc đầu chỉ là những màn phô diễn ngẫu hứng, sau thì các em thách thức đua độ với bạn bè trong nhóm, rồi nhóm này thách thức, gây chiến với nhóm kia với mức độ ngày một nghiêm trọng hơn. Và hậu quả gì xảy ra thì… ai cũng biết!
Theo Công an nhân dân
Teen girl 'đi bão' cùng quái xế
Tay nài nào càng "đẳng cấp" thì càng nhận được sự quan tâm ngưỡng mộ của các em gái đam mê tốc độ. Các em gái ăn mặc trống trên, hở dưới, thậm chí... cởi áo trên đường là "động lực" của quái xế...
Các trận "bão" (đua xe máy) thường diễn ra từ khoảng 23 giờ ngày hôm trước cho đến sáng ngày hôm sau, trong suốt cả tuần và trên khắp địa bàn các quận, huyện của TP HCM. Với người dân Sài thành, "bão" đêm là thú chơi bệnh hoạn của lớp thanh - thiếu niên sống bất cần tương lai...
Sau hơn 1 tuần thâm nhập đời sống giới "quái xế" Sài thành, phóng viên ghi nhận được những chuyện bi hài xung quanh thú chơi đua xe ngông cuồng của giới trẻ. Trò chơi chỉ diễn ra vào ban đêm này thu hút đông đảo giới nữ, phần nhiều chỉ ở độ tuổi 14 - 17...
Đẳng cấp tay chơi
Khoảng 23 giờ ngày 29/10, hai bên dốc cầu Rạch Ông (nối liền quận 7 và 8), cả ngàn xe gắn máy đã tập hợp 2 bên đường. Phía quận 7, trên đường Trần Xuân Soạn, không khí náo nhiệt sôi động hơn hẳn khi có cả ngàn thanh niên tóc xanh, tóc vàng cùng mấy dàn loa công suất lớn phát nhạc vũ trường "phục vụ" đoàn đua.
"Cha em thì nhậu, mẹ em ghiền đánh đề, đánh bài. Em thấy mấy món đó là tệ nạn xã hội nên ghét lắm. "Đi bão" là... lành mạnh, thể thao và giúp mình tìm cảm giác mạnh, hưng phấn hơn trong cuộc sống (!?)" - Bích Hà (16 tuổi, nhà ở phường 11, quận 3, TP HCM).
Dưới lòng đường, các quái xế lần lượt đưa xe ra chạy thành từng tốp nhỏ, nẹt pô ầm ĩ để "khởi động". Cả trăm "chíp hôi" ăn mặc mát mẻ không ngớt tiếng trầm trồ mỗi khi các quái xế "khoe xe" bằng cách bốc đầu xe và nẹt pô để tạo ra những âm thanh chói tai.
Hơn 0 giờ ngày 30/10, mấy chiếc xe "độ" bắt đầu dàn hàng ngang trên đường, nẹt pô liên tục. Theo luật chơi, chỉ những "nài" giỏi về xế độ mới được phép "dẫn đường". Sau gần 5 phút nẹt pô giương oai diễu võ, nhóm "dẫn đường" bất ngờ bốc đầu xe một đoạn ngắn rồi tăng tốc vọt từ cầu Rạch Ông về hướng cầu Nguyễn Văn Cừ (nối quận 5 với quận 8).
Bầy xe đang đậu trên lề cũng nhào xuống đường để bám theo nhóm dẫn đường. Chúng tôi cũng cho xe chạy theo nhóm này, vận tốc có lúc lên đến 100km/giờ. Ở nhiều xe phía trước, nhiều em gái áo dây, quần siêu ngắn hai tay ôm cứng eo "nài", còn chân thì thò xuống ấn chân chống cà mặt đường tóe lửa thành những vệt dài.
Điều làm chúng tôi kinh hãi là nhóm dẫn đường cả nài lẫn các chân dài đều không đội mũ bảo hiểm để chứng tỏ đẳng cấp. Các em gái ngồi phía sau dù được trang điểm rất đậm vẫn không giấu được vẻ mặt non choẹt.
Những bóng hồng trên đường đua chính là "động lực" của quái xế
Xen lẫn âm thanh gầm rú của động cơ là những tiếng la hét đầy phấn khích của nhóm "chíp hôi". Theo dân đi bão, các em gái này chính là nguồn động lực khiến nhiều tay "nài" hưng phấn trên đường đua. Các em ăn mặc trống trên, hở dưới với phong cách "siêu thoáng", thậm chí không ít em... cởi áo trên đường đua khiến đám thanh - thiếu niên mới lớn chỉ cần một lần đi bão cũng sẽ đâm ghiền...
Các em gái này đam mê tốc độ nên tay nài nào càng "đẳng cấp" thì càng được sự quan tâm ngưỡng mộ của các em. Do đó, đích đến của nhiều cuộc đua thường là... nhà nghỉ. Nhóm "bão" Dương Bá Trạc (quận 8) mà tôi quen có gần chục thành viên cả nam lẫn nữ.
Điều làm tôi bất ngờ nhất là thủ lĩnh của nhóm này lại là Tình "sói", năm nay mới 16 tuổi. Tình "sói" là VIP trên đường đua nên các chíp hôi trong nhóm đều "tự nguyện" đi nhà nghỉ với Tình sau mỗi đêm "bão".
Yêu kiểu "chíp hôi"
Đi bão đến đêm thứ tư thì tôi thân với nhóm của Tình. Nhìn chiếc xe Exciter côn tay mà tôi đang đi, Tình cười nhạt: "Xe này cũng được nhưng khó "độ" lắm. Ông muốn "cưa" các em phải chịu khó dẻo miệng một chút".
Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, Tình cười giòn giải thích: "Trai khôn tìm vợ chợ đông. Gái khôn tìm chồng ở chốn... đua xe", đây là "chân lý ông bà để lại. Con xe của em thì cái pô sẽ thay lời muốn nói, còn chiếc xe zin của anh không "ăn to nói lớn" được nên anh phải chịu khó nói bằng miệng đó mà".
Thấy tôi gật gù, Tình mở yên xe lấy mấy cái bao cao su loại 12 con giáp dúi vào tay tôi: "Nhóm mình, anh thích em nào thì cứ rủ em đó đi chung. Còn mấy bé gái ngoài nhóm thì nhớ lựa "bò lạc". Mấy con chíp hôi đi xe tay ga một mình theo đoàn thâu đêm suốt sáng toàn là loại cô đơn đấy".
Đúng theo lời Tình, số lượng gái mới lớn muốn "tìm chồng" ở khu vực này có đến hàng trăm. Có em thì chở theo một cô bạn cũng "nhi cô lai" (chíp hôi) như mình, có em thì cầm lái một mình chạy theo đoàn đua để tìm "ý trung nhân". Khu vực Bình Thạnh, Thanh Đa và Gò Vấp là những địa bàn tập trung yêng hùng, nhìn sơ sơ cũng thấy hàng trăm em gái cổ động viên mặt búng ra sữa trong phong cách phớt đời, "sẵn sàng bị dụ"...
Hiền "mèo" - một thành viên trong nhóm Tình "sói" tâm sự: Năm ngoái khi em học lớp 9 đã tập tành "đi bão" theo một đàn anh làm thợ sửa xe cùng xóm. Ban đầu cũng định về sớm nhưng cuộc chơi càng về sáng càng vui nên đến hơn 4 giờ sáng thì được anh bạn đưa về... nhà nghỉ.
Mấy tháng sau anh này cặp kè với một con chíp hôi khác học lớp 10. Hiền ức quá, bắt đầu ngồi lên yên xe hết yêng hùng này đến yêng hùng khác, quyết đua thắng tình cũ để phục thù. Cho đến khi gặp đàn em Tình "sói" (nhỏ hơn Hiền 1 tuổi) thì Hiền nể phục "bản lãnh" nên tạm thời chưa... quen thêm ai.
Theo Dân Việt
Đường đua và địa ngục Họ là những bà mẹ gánh trên vai nỗi bất hạnh do những kẻ đua xe gây ra. Hai người trong số đó mất con khi chúng đua xe. Người mẹ kia có con trai bị những kẻ đua xe đụng chết. Đầu năm nay, Nguyễn Bảo T. (ngụ phường 6, quận 8, TP.HCM), Bùi Văn L. (ngụ xã Lương Bình, Bến Lức,...