Cận cảnh “vua tăng” 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập
Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sử dụng nhiều xe tăng trong Chiến tranh Việt Nam nhưng chiếc xe tăng nổi bật nhất chính là xe tăng T-59 mang số hiệu 390 của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/1975. Vua tăng 390 này là biểu tượng cho chiến thắng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Trưa 30/4/1975, cánh cổng sắt lớn của Dinh Độc lập đã bị chiếc xe tăng này húc đổ. Ảnh: Di tích Dinh Độc lập.
Toàn bộ nội các ngụy quyền phải đầu hàng vô điều kiện, lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, mở ra một trang sử mới trong lịch sử nước nhà sau nhiều năm chiến tranh khói lửa khốc liệt.
Xe tăng hạng trung kiểu 59 (tiếng Anh: Type 59, tên công nghiệp tại Trung Quốc: WZ120) hay Xe tăng chủ lực kiểu 59.
Đây là một xe tăng chiến đấu chủ lực do Trung Quốc chế tạo, sản xuất dựa trên chiếc xe tăng T-54A của Liên Xô.
Tăng 390 có khoang chiến đấu thông thường giống với các xe tăng Liên Xô thập niên 1950-1970 với vị trí điều khiển xe tăng ở phía trước, động cơ nằm ở phía sau.
Lái xe có thể nhìn qua chắn trong khoang lái hoặc mở cửa sập để ngoi ra ngoài nhìn.
Ghế chỉ huy nằm trong tháp pháo cùng vị trí với xạ thủ và chiến sĩ nạp đạn. Vị trí chỉ huy xe cũng có 1 cửa sập nằm ở bên trái ,thủ pháo ngồi ở bên dưới chỉ huy nhưng lại ở góc phía trước.
T-54 và T-59 (Kiểu 59) là 2 loại xe tăng chiến đấu chủ lực mà Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, trong ảnh là bản sao của chiếc xe tăng T-59 mang số hiệu 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập ngày 30.4.1975, bản gốc của nó đang được trung bày tại Bảo tàng Lực lượng Tăng-Thiết giáp, Hà Nội.
Sau đây là một số hình ảnh xe tăng 390:
Video đang HOT
Theo VNMedia
Có một Sài Gòn "sống chậm", bình yên hiếm gặp
Với việc nghỉ lễ tới 5 ngày, nhiều người về quê hoặc đi du lịch khiến cho đường phố Sài Gòn thông thoáng. Việc đi lại vì thế thoải mái hơn. Tình trạng kẹt xe như ngày thường không còn diễn ra.
Những ngày này, dạo quanh các tuyến đường của TPHCM, từ ngoại ô đến nội thành, đi đâu cũng bắt gặp cảm giác "Sài phố đang khoác chiếc áo mới trên người". Có một "Hòn ngọc Viễn đông" không ồn ào, náo nhiệt, không kẹt xe, khói bụi. Một thành phố mang tên Bác đang chậm lại theo thời gian, rất hiếm gặp trừ những ngày Tết Nguyên đán và lễ kéo dài như Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động 1/5 như năm nay.
Cùng ngắm cảnh TPHCM khoác chiếc áo mới trong những ngày lễ mà PV Dân trí ghi lại:
Những con đường nhỏ hẹp này, ngày thường người chật như nêm, nay rộng thênh thang
Ngay cả đường Lê Duẩn, con đường chính của trung tâm Q.1, TPHCM, dẫn vào Dinh Độc Lập cũng vắng bóng người
Đường Lý Thường Kiệt (Q.10)
Đường Lãnh Binh Thăng (Q.11) dẫn vào Khu du lịch Đầm Sen
Đường Lê Lai, Phạm Ngọc Thạch cũng rộng thênh thang
Cầu vượt Nguyễn Tri Phương (Q.5)
Lối đi bộ ven công viên Tao Đàn cũng vắng bóng người
Cửa hàng kinh doanh cũng nghỉ lễ
Trước cổng trường đại học nay cũng vắng bóng sinh viên
"Phố Tài chính" Lý Thường Kiệt, con đường tập trung nhiều ngân hàng gần như ngừng mọi hoạt động
Ngày lễ, tết, chỉ có bến xe buýt trước cổng chợ Bến Thành, Q.1 vẫn tấp nập hành khách
Sài Gòn - mảnh đất hứa của hàng triệu con người tha phương cầu thực. Sài Gòn - nhịp sống năng động, mang đến thành công và những sự trải nghiệm. Nhưng, những lúc Sài Gòn "chậm lại", bớt áp lực hơn cũng là lúc để mỗi người dân nơi đây càng thấy yêu và trân trọng, gìn giữ Sài phố hơn.
Quang Bình - Công Quang
Theo Dantri
Điều đặc biệt bên trong Dinh thự đặc biệt nhất Sài Gòn Không chỉ có các khu vực trưng bày những vật dụng thời chiến, bên trong Dinh Độc Lập tại TP.HCM còn giữ nguyên hệ thống đường hầm và các phòng làm việc, hội họp, tiệc thời chiến. Dinh Độc Lập (trước đây là Dinh Norodom, nay là Dinh Thống Nhất) là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của TP.HCM, được...