Cận cảnh vũ khí trên tàu tên lửa HQ-377 và HQ-378 vừa hạ thủy
HQ-377 và HQ-378 là hai tàu chiến đầu tiên trong loạt tàu tên lửa thuộc chương trình đóng tàu 12418 do Tổng công ty Ba Son ( Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) tổ chức.
Chương trình đóng tàu 12418 bắt đầu được triển khai từ cuối năm 2009 và đến tháng 4-2014, cặp tàu thứ nhất được hoàn thành.
Tàu tên lửa HQ-377 và HQ-378 được trang bị nhiều vũ khí hiện đại
HQ-377 và HQ-378 có khả năng cơ động nhanh, được trang bị nhiều khí tài và trang thiết bị hiện đại. Sau khi thử nghiệm thành công, ngày 28-6, 2 tàu tên lửa được bàn giao cho Lữ đoàn 167 – Vùng 2 Hải quân (Quân chủng Hải quân).
Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Online xin gửi tới độc giả những hình ảnh về hai tàu tên lửa HQ-377 và HQ-378:
Chương trình đóng tàu 12418 bắt đầu được triển khai từ cuối năm 2009
Tháng 9-2013, chiếc thứ nhất (HQ-377) trong chương trình đóng tàu 12418 được hạ thủy thành công
Video đang HOT
Sau đó, 2 tàu HQ-377 và HQ378 tiến hành bắn thử nghiệm, đạt kết quả cao
Hai tàu được trang bị nhiều khí tài hiện đại
Sau thời gian chạy thử nghiệm thành công, 2 tàu tên lửa được bàn giao cho Lữ đoàn 167
Các đại biểu cắt băng bàn giao tàu
Quang cảnh tại lễ bàn giao tàu
Cán bộ, chiến sĩ hai tàu thể hiện quyết tâm trong lễ bàn giao
Cán bộ, chiến sĩ Tổng công ty Ba Son tự hào hoàn thành cặp tàu đầu tiên
Chuyên gia Nga tặng kỷ niệm chương cho thuyền trưởng tàu HQ-377
Thượng tướng Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng động viên cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-377 và HQ-378
Chiếc thứ 3 (M3) và thứ 4(M4) trong chương trình cũng vừa được hạ thủy, dự kiến bàn giao vào quý 1 năm 2015
Theo Quân đội nhân dân
Hải quân Myanmar biên chế chiếc tàu ngư lôi nội địa đầu tiên
Hải quân Myanmar đang tiếp tục đẩy mạnh chương trình mở rộng và hiện đại hóa bằng việc hạ thủy chiếc đầu tiên trong lớp tàu phóng ngư lôi mới hồi đầu tháng này.
Theo các phương tiện truyền thông địa phương, chiếc tàu ngư lôi được thiết kế và đóng ở trong nước, mang số hiệu T201, đã được hạ thủy và biên chế cho Hải quân Myanmar tại xưởng đóng tàu hải quân Rangoon hôm 9-5.
Với thân tàu được làm bằng nhôm và dài 21m, chiếc tàu phóng ngư lôi mới này có khả năng tàng hình trước radar đối phương tương đối cao. Tàu có tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ (khoảng 63 km/giờ) và được cho là được trang bị tới 8 quả ngư lôi do Nga hoặc Trung Quốc chế tạo.
Được cho là một "tàu tác chiến chống ngầm chính" của Hải quân Myanmar, lớp tàu mới này dường như nhằm tăng cường cho khả năng của các tàu săn ngầm tấn công nhanh Type 037 lớp Hải Nam mua của Trung Quốc, đã được biên chế cho Hải quân Myanmar từ đầu những năm 1990.
Tàu ngư lôi T-201 tại lễ hạ thủy
Dự án phát triển tàu ngư lôi của Hải quân Myanmar đã được đẩy nhanh sau khi Hải quân Bangladesh gần đây đã mua và đưa vào biên chế 2 chiếc tàu ngầm lớp Romeo cũ của Trung Quốc.
Myanmar có chung một vùng biển rộng lớn tại Vịnh Bengal nhiều dầu mỏ với Bangladesh và 2 nước láng giềng này đã có nhiều cuộc tranh chấp lãnh hải và đối đầu hải quân trong những năm qua.
Hải quân Myanmar cũng đang đẩy nhanh tiến độ đóng các khinh hạm mang tên lửa điều khiển và tàu cao tốc mang tên lửa điều khiển, với chiếc khinh hạm dài 108m sản xuất trong nước thứ 3 mang tên Sin-phyu-shin (F14) đã được hạ thủy hồi tháng 3 vừa qua tại nhà máy đóng tàu hải quân Thilawa, với sự hỗ trợ tích cực về kỹ thuật và công nghệ từ phía Trung Quốc.
Theo kế hoạch, chiếc khinh hạm F-14 sẽ được biên chế cho hải quân Myanmar vào năm 2015 và chiếc thứ 4 (F-15), đã được khởi đóng từ cuối năm 2013, sẽ được biên chế trong năm 2016.
Theo ANTD
Nga sẽ bàn giao cho Trung Quốc 48 máy bay trực thăng Từ nay đến cuối năm, Trung Quốc sẽ nhận thêm 48 máy bay trực thăng Mi-171E theo hợp đồng ký với Nga từ năm 2012. Mi-171E là một trong những dòng máy bay trực thăng hiện đại nhất hiện nay. Phó Giám đốc bộ phận xuất khẩu công nghệ trực thăng và dịch vụ thuộc Tập đoàn nhà nước Nga Rosoboronexport, ông Vladislav...