Cận cảnh vũ khí Séc trong quân đội Việt Nam
Trong năm 2013, Việt Nam là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Cộng hòa Séc với trị giá lên tới khoảng 58,3 triệu USD.
Cụ thể, Hà Nội đã mua của Prague lượng vũ khí và trang bị quân sự trị giá 1,19 tỷ Kc (khoảng 58,3 triệu USD), bao gồm chủ yếu là súng trường tự động, súng ngắn và súng lục ổ quay. (Trong ảnh: Radar Vera-E)
Trong những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc đang phát triển mạnh mẽ. Điển hình là việc Việt Nam đã đặt mua lượng lớn vũ khí tiên tiến từ Prague như hệ thống radar Vera-E, nâng cấp hàng loạt hệ thống radar P-18, cũng như đàm phán để mua một số máy bay vận tải tầm ngắn L-410. (Trong ảnh: Radar Vera-E)
Vera-E là loại radar thụ động hoạt động trên nguyên lý không phát mà chỉ thu tín hiệu của sóng điện từ trong một môi trường không gian đồng nhất. Loại radar này hoạt động tương tự hệ thống Kolchuga của Ukraine và là phiên bản cơ động, lắp đặt trên khung gầm xe dòng radar thụ động Tamara cũng của Cộng hòa Czech chế tạo.
Khả năng của Vera-E tinh vi tới mức có thể phát hiện máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ từ khoảng cách 250 km. Còn Tamara – hệ thống radar thụ động đời trước, trong quá trình thử nghiệm đã phát hiện mục tiêu là tiêm kích F-16 ở cự ly 400 km, CF-18A là 355 km và F-15 là 365 km. Thời gian trên đủ để hệ thống phòng không, các máy bay trực chiến vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Nếu bố trí các trạm radar thụ động Vera-E phân tán xa nhau, khoảng 3 đến 4 trạm thành một cụm, máy tính trung tâm sẽ tổng hợp giao hội đồng thời mọi tín hiệu thu về theo phương pháp định vị “vi sai thời gian tới của tín hiệu” trên các tam giác, tứ giác (số lượng trạm), sẽ xác định được rất nhanh toạ độ mục tiêu.
Video đang HOT
Theo số liệu chính thức năm 2010 được Cộng hòa Séc công bố, Việt Nam đã tiếp nhận 3 hệ thống radar thụ động tinh vi Vera-E chuyên dùng để phát hiện máy bay tàng hình.
Không chỉ bán, Séc còn nâng cấp hàng loạt hệ thống radar P-18 đang có trong Quân đội Việt Nam. P-18 Terek (mã định danh GRAU: 1RL131, mã định danh NATO: Spoon Rest D) là một loại radar bắt mục tiêu và cảnh báo VHF 2D, được sản xuất và phát triển bởi Liên Xô.
Đây là loại radar làm việc trên dải sóng mét, tầm hoạt động tối đa 250 km, có thể theo dõi cùng lúc 120 mục tiêu, P-18 được chính thức đưa vào sử dụng năm 1970. P-18 được chế tạo trên cơ sở đài radar vô tuyến P-12NA và được sản xuất hàng loạt trong Liên doanh cổ phần OAO “Nitel”.
Các đài radar vô tuyến này bảo đảm sự chỉ thị mục tiêu chính xác hơn cho tổ hợp tên lửa phòng không và dẫn đường cho máy bay chiến đấu. Thông số kỹ thuật: Tần số VHF; bước sóng mét; tầm hoạt động 250 km; độ cao 35 km; góc phương vị 360 độ; góc tà -5 – 15 độ; độ sai lệch 1 km; công suất 260 kW.
Hiện nay các đài radar P-18 của Việt Nam đã được công ty RETIA, Cộng hòa Séc chuyển giao công nghệ nâng cấp lên chuẩn P-18M với nhiều cải tiến như: Áp dụng công nghệ kỹ thuật số, cải thiện hiệu suất hoạt động của radar, tăng cường khả năng kháng nhiễu, tăng cường độ tin cậy, tuổi thọ cũng như nguồn phụ tùng thay thế, tích hợp hệ thống nhận diện địch-ta, giảm chi phí vận hành…
Ngoài những thiết bị trên, Việt Nam cũng đang đàm phán để mua một số máy bay vận tải tầm ngắn L-410 Turbolet do nhà sản xuất LET Cộng hòa Czech nghiên cứu phát triển và được sản xuất từ 1971 tới tận ngày nay.
Hiện, có khoảng 1.000 chiếc phục vụ rộng rãi trong lĩnh vực dân sự, quân sự ở khoảng 9-10 quốc gia trên thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, có Philippines đang sử dụng L-410 cho hoạt động bay chở khách.
L-410 Turbolet dài 14,42m, cao 5,83m, sải cánh 19,48m, trọng lượng cất cánh tối đa 6,4 tấn, máy bay có tải trọng 1,6 tấn hàng hóa hoặc chở 19 người.
Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Walter M601E cho phép đạt tốc độ tối đa 380km/h ở trần bay 4,2km hoặc tốc độ hành trình 365km, tầm bay tới gần 1.400km.
Mới đây Bô trương Quôc phong Cộng hòa Séc Alexandr Vondra đa đê xuât, cac công ty của Séc co thê tham gia qua trinh hiên đai hóa may bay huấn luyện L-39 trong Không quân Việt Nam.
Máy bay L-39 cất cánh lần đầu ngày 4/11/1968, và được sử dụng như loại máy bay huấn luyện cơ bản tại Liên bang Xô viết, Cộng hòa Czech, và tất cả các nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw (ngoại trừ Ba Lan, nước này sử dụng loại máy bay phản lực thế hệ đầu tiên TS-11 Iskra của họ) từ năm 1971 trở về sau.
L-59, tên định danh trước kia là L-39, một bản thiết kế cải tiến, được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt DV-2, vẫn còn được chế tạo đến tận năm 1999.
Bên cạnh là một máy bay huấn luyện thì L-39 còn có khả năng chiến đấu với trang bị vũ khí lên tới 1.290 kg (2.840 lb) trên bốn mấu cứng bên ngoài, gồm: Tên lửa không đối không (K-13), Súng máy 7,62 mm, Bom rơi tự do và bom bầy, Rocket, thùng dầu phụ.
Theo_Báo Đất Việt
Biến thể L-39 thế kỷ 21 phù hợp với Việt Nam có gì lạ?
Máy bay huấn luyện L-39 phiên bản thế kỷ 21 trang bị hệ thống điện tử kỹ thuật số, động cơ mới hiện đại hơn.
L-39 là thiết kế máy bay huấn luyện nổi tiếng được chế tạo bởi Aero Vodochody, trước đây thuộc Tiệp Khắc nay là Cộng hòa Czech. L-39 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1968, nó được chấp nhận biên chế trong Không quân Tiệp Khắc (cũ) từ năm 1972.
Hơn 3.000 chiếc đã được sản xuất và xuất khẩu cho hơn 30 quốc gia trên thế giới và đến nay vẫn còn khoảng 400 chiếc đang hoạt động với vai trò máy bay huấn luyện chủ lực trong đó có Không quân Nhân dân Việt Nam.
L-39 là một máy bay phản lực huấn luyện hiệu suất cao, một lựa chọn lý tưởng cho các phi công tập sự làm quen với tốc độ cao trước khi sử dụng các tiêm kích có tốc độ siêu âm. Ưu điểm của L-39 là khả năng cơ động tuyệt vời, hiệu suất hoạt động cao ngay cả trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Mô hình biến thể hiện đại hóa L-39NG được xem là đã mang lại một bước lột xác cho L-39 vốn đã rất thành công.
Bên cạnh đó, L-39 có chi phí hoạt động và bảo trì rất thấp, độ bền cao đã tạo nên sự thành công cho nó trong hơn 40 năm qua. Nối tiếp thành công của L-39, nhà sản xuất Aero Vodochody đã cho ra đời biến thể hiện đại hóa mang tên L-39NG.
Đại diện nhà sản xuất cho biết, L-39NG được xây dựng trên nền tảng sự thành công của L-39 kết hợp, bổ sung các tính năng hiện đại của thế kỷ 21. Các tính năng mới bao gồm: Động cơ phản lực hạng nhẹ thế hệ mới FJ44-4M cho phép cải thiện tốc độ máy bay trong khi tiết kiệm nhiên liệu hơn, tăng phạm vi hoạt động và độ bền cao hơn.
Buồng lái được trang bị module nhà kính hiện đại có khả năng chống chịu va chạm với chim cùng các hệ thống điện tử tiên tiến. Hệ thống thông tin liên lạc mới cùng hệ thống đào tạo ảo nhúng mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí trong đào tạo chuyển loại cho phi công tiêm kích thế hệ tiếp theo.
Khung máy bay được gia cố bằng các vật liệu công nghệ cao giúp giảm trọng lượng, tăng tuổi thọ và độ bền cơ học cùng nhiều cải tiến khác trong thiết kế. Chiếc máy bay mới dự định sẽ thay thế trực tiếp cho L-39 cũng như các máy huấn luyện thế hệ cũ khác.
Đồ họa buồng lái nhà kính hiện đại trên biến thể L-39NG. Nhìn vào đây có cảm giác như đây là buồng lái của một chiếc tiêm kích thế hệ 4 hiện đại chứ không phải là buồng lái của một chiếc máy bay huấn luyện.
So với L-39 nguyên bản, L-39NG có những thay đổi như sau:
- Trọng lượng tổng thể nhẹ hơn, khung máy bay mạnh mẽ hơn, độ bền cơ học cao hơn
- Cánh máy bay được thiết kế lại, cải thiện dung tích và độ bền của thùng nhiên liệu để tăng phạm vi hoạt động
- Cải thiện khả năng chống ăn mòn của các vật liệu sử dụng trên máy bay
- Cải thiện 4 giá treo dưới cánh cho phép mang nhiều loại vũ khí không điều khiển khác nhau hoặc thùng nhiên liệu phụ trợ
- Khung máy bay được thiết kế lại với tuổi thọ lên đến 15.000 giờ bay
- Hệ thống điện tử kỹ thuật số module cho phép dễ dàng cập nhật và nâng cấp trong tương lai
- Động cơ mới có thời gian tăng tốc nhanh hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, độ ồn và độ bộc lộ hồng ngoại thấp hơn.
L-39NG đã mang lại một bước lột xác mới cho L-39. Các gói nâng cấp mang lại cho nó khả năng linh hoạt rất cao trong nhiệm vụ huấn luyện phi công hay thực hiện các phi vụ tấn công hạng nhẹ hay trinh sát chiến trường trong mọi điều khiện thời tiết khác nhau.
Ladislav Simek, Chủ tịch của Aero Vodochody cho biết: "Chúng tôi sẽ cung cấp cho các khách hàng hiện tại một giải pháp thay thế phi đội huấn luyện L-39 lão hóa của họ, bên cạnh đó chúng tôi cũng mong đợi những khách hàng mới. Kế hoạch của công ty sẽ giới thiệu nguyên mẫu L-39NG vào năm 2016, giao hàng đầu tiên sẽ được thực hiện vào năm 2018".
Trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam đang hoạt động khoảng 26 chiếc máy bay huấn luyện L-39C. Sự ra đời của biến thể hiện đại hóa L-39NG sẽ là một lựa chọn phù hợp để bổ sung và thay thế dần cho phi đội máy bay huấn luyện L-39 đang lạc hậu dần.
Theo Kiến Thức
Mổ xẻ biến thể L-39 thế kỷ 21 phù hợp với Việt Nam Máy bay huấn luyện L-39 phiên bản thế kỷ 21 trang bị hệ thống điện tử kỹ thuật số, động cơ mới hiện đại hơn. L-39 là thiết kế máy bay huấn luyện nổi tiếng được chế tạo bởi Aero Vodochody, trước đây thuộc Tiệp Khắc nay là Cộng hòa Czech. L-39 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1968, nó được...