Cận cảnh “vòi rồng” diệt muỗi lúc nửa đêm ở Hà Nội
Hằng đêm, chiếc máy phun thuốc diệt muỗi chuyên dụng có công suất cao của Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội lại len lỏi khắp ngõ phố để dập dịch sốt xuất huyết đang bùng phát ở các khu dân cư.
Đã khoảng 3 tháng nay, cứ mỗi khi màn đêm buông xuống là chiếc xe phun thuốc muỗi di động công suất lớn của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội lại bắt đầu lăn bánh, len lỏi khắp ngõ ngách thủ đô để phun thuốc diệt muỗi cho khu dân cư.
Theo lý giải của nhân viên y tế, việc dùng xe chuyên dụng phun thuốc diệt muỗi vào buổi đêm đã được tính toán kỹ bởi khi đó người dân đều đóng cửa đi ngủ, việc phun thuốc không làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân.
Loại thuốc được sử dụng có tên là Hantox 200 được Bộ Y tế sử dụng để dập dịch sốt xuất huyết ở các cụm dân cư và không gây độc đối với con người.
Video đang HOT
Được biết, biện pháp dùng xe phun thuốc diệt muỗi trong vùng dịch là cần thiết vì phun được cả ngoài trời, nơi có nhiều muỗi trú ngụ.
Trước khi phun, nhân viên y tế pha thuốc theo tỷ lệ được quy định phù hợp với điều kiện phun xịt ngoài trời trong khi xe di chuyển và có sự tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh (mưa, gió…). Tỷ lệ thuốc cũng được tính toán kỹ để đạt hiệu quả diệt muỗi tốt nhất.
Chiếc vòi phun công suất lớn được đặt ở góc 45 độ trên xe để thuốc ra ngoài đạt khoảng cách phun 50 m.
Rạng sáng 4/8, chiếc xe chuyên dụng len lỏi khắp ngõ phố của phường Vĩnh Hưng ( quận Hoàng Mai, Hà Nội) để phun thuốc diệt muỗi. Được biết, phường Vĩnh Hưng là một trong những phường cao điểm của quận Hoàng Mai về dịch sốt xuất huyết.
Ông Nguyễn Việt Phương (Trưởng trạm y tế phường Vĩnh Hưng) cho biết: “Hiện nay chỉ tính riêng địa bàn phường Vĩnh Hưng đã có tới 36 ổ dịch và 280 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Việc phun thuốc diệt muỗi bằng máy chuyên dụng vào buổi đêm sẽ góp phần tiêu diệt số lượng lớn muỗi trước khi chúng kịp tấn công người.”
Quá trình phun thuốc diệt muỗi bằng máy chuyên dụng được phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính quyền tại địa phương và thông báo rộng rãi tới người dân.
Công an phường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai) nhắc nhở người dân đóng cửa trong khi xe phun thuốc diệt muỗi làm việc.
Theo Danviet
Bộ Y tế chỉ đạo làm rõ vụ 4 trẻ thương vong có dấu hiệu ngộ độc
Chiều tối 12.6, Bộ Y tế đã có chỉ đạo làm rõ nguyên nhân khiến 1 trẻ tử vong và 3 trẻ nhập viện (2 em nguy kịch) tại Cao Bằng.
"Khi chưa rõ nguyên nhân thì không nên đặt nghi ngờ là ngộ độc do ăn quả vải" - ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) cho biết.
Theo ông Đình Anh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận 3 bệnh nhi từ Bệnh viện huyện Thông Nông chuyển đến. Ngoài ra, còn 1 bệnh nhi khác đã tử vong tại nhà.
Bộ Y tế chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh tập trung cứu chữa cho các bệnh nhi còn lại. Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục An toàn thực phẩm và các cơ quan chức năng phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân. Bộ cũng sẽ cử đoàn cán bộ đến địa phương để khảo sát đánh giá tình hình.
Hiện 2 trẻ vẫn đang hôn mê. Ảnh: suckhoedoisong
Bác sĩ Phương Đức Cù - Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết, ngày 9.6, 3 bệnh nhân được chuyển đến từ Bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông nghi mắc ngộ độc chưa rõ nguyên nhân. Các bệnh nhân gồm: Lý Thị Hoa, 10 tuổi; Lý Thị Mái, 9 tuổi; Lý Văn Trường, 7 tuổi. Các cháu đều là chị em của một gia đình dân tộc Mông, trú tại xóm Lũng Khỉnh, xã Đa Thông (Thông Nông).
Theo bác sĩ Cù, các bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng: mệt mỏi, nôn, đau đầu, hôn mê, co giật. Đến nay, có 01 trẻ tình trạng sức khỏe đã dần hồi phục và đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm; còn hai trẻ vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, đang điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu và Chống độc.
Các bác sĩ khai thác tiền sử bệnh thì anh Lý Văn Dẩư - bố của các cháu cho biết: ngày 8.6.2017, vợ chồng anh đi làm nương, đến chiều tối hôm đó đi làm về, thấy các con có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi nhưng anh nghĩ các con bị cảm thông thường. Đến sáng hôm sau, khi cháu Lý Văn Vừ (12 tuổi) bị chết đột ngột, các con đều có dấu hiệu nặng hơn nên vợ chồng anh mới đưa đến bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông cấp cứu, sau đó chuyển đến bệnh viện tỉnh.
Trước đó, một số báo đưa, 4 trẻ bị ngộ độc nghi do ăn vải vì gia đình nói trước đó các cháu có ăn quả vải. Ông Đình Anh nhận định, khi chưa có kết luận của cơ quan chức năng mà đã đặt vấn đề nghi ngờ ngộ độc do ăn vải là quá vội vàng, có thể gây hoang mang dư luận.
Theo Danviet
Công an làm rõ vụ học sinh đau bụng và dị ứng khi ăn kẹo từ thiện Cơ quan chức năng huyện Krông Pắk cho biết học sinh bị đau bụng và dị ứng là ngoài ý muốn, nhóm từ thiện không có động cơ mục đích nào khác. Ngày 27/5, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã có báo cáo vụ nghi ngộ độc thực phẩm do ăn bánh kẹo của người lạ tại xã Ea...