Cận cảnh viên hồng ngọc trị giá 34 triệu USD
Một viên hồng ngọc 55,22 carat đã lập kỷ lục về kích thước và đạt giá trị cao khi được bán đấu giá hôm 8/6 với mức 34,8 triệu USD.
Viên hồng ngọc được phát hiện tại Mozambique năm 2022. Ảnh: CNN
Công ty Canada Fura Gems đã phát hiện ra viên hồng ngọc này tại một mỏ ở Mozambique vào tháng 7/2022.
Nhà đấu giá Sotheby’s đã mô tả viên hồng ngọc này là “cực kỳ hiếm” đồng thời “có giá trị và quan trọng bậc nhất” từng được tung ra thị trường. Nó được đặt tên là Estrela de Fura trong tiếng Bồ Đào Nha, ngôn ngữ chính thức của Mozambique, có nghĩa là Ngôi sao của Fura.
Video đang HOT
Kênh CNN (Mỹ) cho biết hồng ngọc được coi là một trong những loại đá quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Kỷ lục đấu giá trước đó cho một viên hồng ngọc là Sunrise Ruby 25,59 carat được tìm thấy ở Myanmar với giá 30,3 triệu USD tại Geneva, Thụy Sĩ vào năm 2015.
Sotheby’s mô tả Estrela de Fura sở hữu “độ trong vượt trội” và màu đỏ sẫm được gọi là “ máu chim bồ câu”.
Estrela de Fura đã được trưng bày tại nhiều thành phố như Dubai (UAE), Singapore và Geneva (Thụy Sĩ) trước khi được bán đấu giá tại New York.
Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.
Bùng nổ dịch tả tại Mozambique sau bão Freddy
WHO tăng cường nỗ lực ứng phó với dịch tả bùng phát ở châu Phi
WHO cảnh báo dịch tả ở các nước châu Phi trầm trọng hơn do bão Freddy
WHO đánh giá nguy cơ bùng phát dịch tả toàn cầu rất cao
Một trạm cấp cứu dành cho những bệnh nhân mắc bệnh tả tại Cameroon. Ảnh tư liệu: TTXVN phát
Thông báo của Bộ Y tế Cameroon nêu rõ tại nước này "hơn 79% trường hợp đến các cơ sở y tế khi đã mắc bệnh ở tình trạng trung bình hoặc nghiêm trọng".
Trước tình hình này, giới chức Cameroon đã kêu gọi người dân tránh ăn và tiếp xúc với thực phẩm, nguồn nước và các bề mặt có hoặc nghi ngờ nhiễm vi khuẩn gây bệnh tả, rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi chế biến thực phẩm hoặc sau khi sử dụng phòng tắm, nhà vệ sinh.
Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra, lây truyền theo đường tiêu hoá qua thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn. Bệnh này có thể gây tử vong trong vòng vài giờ nếu không được điều trị.
Một báo cáo do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 1/6 cho thấy kể từ đầu năm nay, đã có 14 quốc gia châu Phi ghi nhận các trường hợp mắc bệnh tả. Tình trạng này là đáng lo ngại, do tỷ lệ tử vong tại nhiều quốc gia hiện cao hơn so với đợt bùng phát dịch những năm trước đó.
Liên hợp quốc (LHQ) cho biết bệnh tả đã bùng phát trở lại kể từ năm 2021 sau 1 thập niên giảm dần. Trong tuần này, LHQ cũng đã cảnh báo khoảng 1 tỷ người ở 43 quốc gia trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng nguyên nhân khiến dịch tả bùng phát trở lại là tình trạng đói nghèo, xung đột và biến đổi khí hậu gia tăng trên toàn cầu.
Thành công, thất bại và thách thức trong 75 năm của lực lượng 'mũ nồi xanh' Trong 75 năm, Liên hợp quốc (LHQ) đã điều động hơn 2 triệu lính gìn giữ hòa bình đến hỗ trợ các quốc gia thoát khỏi xung đột, có những sứ mệnh thành công như tại Liberia và Campuchia nhưng cũng có những thất bại không thể nào quên như Nam Tư cũ và Rwanda. Lực lượng gìn giữ hòa bình thực hiện...