Cận cảnh vị trí quả bom dưới chân cầu Long Biên
Vật thể lạ dưới chân cầu Long Biên được xác định là quả bom dài 2,5m, còn nguyên ngòi nổ và chỉ cách trụ cầu 5m.
Ngày 24/11 vừa qua, Cục Đường thuỷ Nội địa Việt Nam đã phát đi thông báo cho biết, người dân phát hiện một chướng ngại vật tại khu vực chân cầu Long Biên (phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên, Hà Nội).
Vật thể này có đường kính khoảng 0,5m – 0,6m; dài từ 2m – 2,5m và nằm dưới đáy sông Hồng tại Km 183, cách trụ P13 của cầu Long Biên chừng 5m.
Người dân sau khi phát hiện vật thể lạ nghi là bom đã sử dụng can nhựa, buộc dây thừng đánh dấu vị trí và thông báo cho cơ quan chức năng.
Ngày 26/11, Ban Chỉ huy quân sự quận Long Biên phối hợp cùng Bộ Tư lệnh Công Binh, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã cử đội thợ lặn thuộc Bộ Tư lệnh Công binh lặn xuống khu vực trụ cầu số P13 và xác định chính xác vật thể lạ đó là một quả bom.
Video đang HOT
Quả bom có đường kính từ 55 – 60cm với chiều dài từ 2 – 2,5m và còn nguyên ngòi nổ đầu và ngòi nổ đáy. Quả bom đã nằm ở khu vực này rất lâu, từ thời chiến tranh chống Mỹ.
Khu vực trụ cầu số P13, nơi phát hiện quả bom.
Sau khi phát hiện bom, Ban Chỉ huy quân sự quận Long Biên đã tổ chức khoanh vùng giới hạn, cử lực lượng dân phòng phường Ngọc Thuỵ phối hợp với cơ quan quản lý đường thuỷ và cảnh sát đường thuỷ phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ và trên cầu để đảm bảo an toàn.
Theo ghi nhận của PV, trong ngày 27/11, tại khu vực cầu Long Biên, các phương tiện lưu thông trên mặt cầu vẫn đi lại bình thường.
Phía dưới sông, nhiều phao, báo hiệu đường thuỷ được điều chỉnh, bố trí lại để hướng dẫn tàu thuyền lưu thông qua khu vực cầu Long Biên an toàn trong thời gian chờ xử lý quả bom.
Lực lượng quân đội sử dụng cano kiểm tra vị trí phát hiện quả bom.
Cầu Long Biên được xây dựng từ năm 1898 và hoàn thành vào năm 1902, là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, kết nối hai quận Hoàn Kiếm với Long Biên. Cầu có chiều dài 2,2km qua sông và 0,8km cầu dẫn gồm 19 nhịp cầu thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m.
Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ vào năm 1965 và năm 1972, cầu Long Biên đã bị ném bom tới 14 lần khiến 1,5km cầu bị phá hỏng, sập 7 nhịp cầu và 6 trụ lớn bị phá tan. Các nhip cầu bị đánh hỏng sau này được thay thế bằng các dầm bán vĩnh cửu và có khẩu độ ngắn, được đặt trên các trụ mới.
Theo Danviet
Huy động lực lượng chống đâm va cây cầu "vắt" qua 3 thế kỷ
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ huy động phương tiện, nhân lực thường trực 24/24h để ngăn ngừa, phòng chống các tàu đâm va vào cầu Long Biên và Chương Dương (Hà Nội).
Cầu Long Biên hiện là cây cầu duy nhất ở Hà Nội "sống" qua 3 thế kỷ (ảnh: Hữu Nghị)
Theo đó, từ ngày 10/7 đến 31/10, tại cụm cầu Long Biên và Chương Dương, lực lượngg sẽ thường trực tại khu vực thượng lưu và hạ lưu cầu, để làm nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn phương tiện thủy va trôi, va đập vào trụ cầu, ứng phó sự cố, thiên tai trong mùa lũ, mưa bão năm 2017
Tại khu vực thường trực có các báo hiệu giao thông, tín hiệu để phương tiện thủy lưu thông qua khu vực nhận biết. Phương tiện thường trực tại cụm cầu Long Biên, Chương Dương gồm 1 đầu máy thủy 243CV, xuồng cao tốc và nhân lực là các thuyền trưởng.
Cục Đường thuỷ cho hay, cùng với nhiệm vụ phòng ngừa sự cố đối với phương tiện thủy và hạ tầng giao thông, lực lượng này sẽ tham gia cứu hộ cứu hộ giao thông thủy, ứng cứu sự cố tại cụm trực trên sông Hồng.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899 - 1902). Chiều dài toàn cầu là 1.862m gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ.
Cầu Long Biên từng là một trong bốn cây cầu dài nhất thế giới và nổi bật nhất Viễn Đông vào thế kỷ 19. Đây cũng là cây cầu duy nhất ở thủ đô "sống" qua 3 thế kỷ và được đánh giá là một trong những cây cầu đẹp nhất Đông Nam Á thế kỷ XX.
Trong khi đó, cầu Chương Dương là được khởi công xây dựng năm 1983 và hoàn thành năm 1985.
Cầu Chương Dương có tổng chiều dài 1.230m gồm 21 nhịp, trong đó có 11 nhịp thép và 10 nhịp bê tông với tải trọng xe 30 tấn. Cầu có 4 làn xe chạy hai chiều, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5m, phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5m.
Việc đưa cầu Chương Dương vào khai thác đã chấm dứt hoàn toàn cảnh tắc nghẽn trên cầu Long Biên. Cầu Chương Dương là cây cầu lớn đầu tiên được Việt Nam thiết kế và thi công mà không cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài.
Năm 2016 ghi nhận 2 vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa khi sà lan đâm sập cầu Ghềnh (tỉnh Đồng Nai) và tàu thuỷ đâm gãy cầu An Thái (tỉnh Hải Dương). Nguyên nhân là do các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông đường thủy nội địa khi lưu thông.
Vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh khiến giao thông trên tuyến bị cắt đứt, tuyến đường sắt Bắc - Nam "tê liệt" nhiều ngày.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
"Vật thể lạ" dưới chân cầu Long Biên chính xác là bom Sáng nay (26/11), Bộ tư lệnh Công binh đã cử lực lượng người nhái lặn xuống dòng sông Hồng ở khu vực chân cầu Long Biên (Hà Nội) để xác minh một vật thể lạ nghi là bom. Sau khi kiểm tra, xác minh kỹ lưỡng, đơn vị này cho biết, đó chính xác là quả bom còn sót lại từ thời chiến...