Cận cảnh vết sụt lún khổng lồ “nuốt cầu” ở Sài Gòn
Sau cơn mưa lớn, phần mố cầu trên đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Bình Tân, TP.HCM) nứt toác, vỡ hàm ếch rất rộng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Sau cơn mưa lớn, phần mố cầu trên đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Bình Tân, TP.HCM) nứt toác, vỡ hàm ếch rất rộng.
Đến trưa 27.8, đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Bình Tân, TPHCM) nơi xảy ra sự cố sập mố cầu vẫn được công an phong tỏa hoàn toàn, người và tất cả phương tiện không được qua cầu để đảm bảo tính mạng.
Khu vực từ đoạn giao nhau Tân Kỳ Tân Quý – Mã Lò đến Quốc lộ 1 được công an lập rào chắn chốt chặn, hướng dẫn người dân lưu thông hướng khác. Tại khu vực cầu bị sạt lở, các đơn vị thi công lên kế hoạch xây cầu tạm song song với cầu vừa bị sụt lún.
Ghi nhận tại hiện trường, phần mố cầu bị sụt lún rộng hơn so với thời điểm ban đầu. Vết lõm sâu hơn 0,5m, rộng khoảng 4m, nhiều đất đá, bê tông xung quanh mố cầu bị nứt, rơi xuống kênh. Phía đầu mố cầu còn lại cũng có một vết nứt kéo dài
“So với thời điểm tối qua thì sáng nay, mố cầu tiếp tục lún và nứt sâu hơn. Phần mặt cầu đã bị nghiêng về một hướng, có thể đổ sập bất cứ lúc”, anh Quang Thy – người dân địa phương nhận xét.
Trước đó, vào chiều 26.8, cơn mưa lớn kéo dài gần 2 giờ đổ xuống nhiều khu vực tại TP.HCM. Nhiều người nhận định, sự cố sập mố cầu có thể là do ảnh hưởng của cơn mưa.
Mưa lớn cũng gây ngập cả trăm tuyến đường ở TP.HCM gây kẹt xe nghiêm trọng, cả triệu người phải vật vã dắt xe trong nước ngập để về nhà.
Trận mưa lớn chiều qua cũng làm các chuyến bay xuất phát từ Tân Sơn Nhất phải hoãn giờ cất cánh. Nhiều chuyến bay đến TP.HCM vào buổi chiều và tối cùng ngày phải chuyển hướng tới sân bay lân cận. Ngoài ra, mưa cũng gây ngập nặng tại tầng hầm của một số tòa nhà trên địa bàn thành phố, nhấn chìm nhiều ô tô xe máy và biến khu vực tầng hầm thành “bể bơi”.
Video đang HOT
Sau sự cố, hai bên đầu cầu được phong tỏa để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
So với thời điểm ban đầu xảy ra sụt lún thì trưa nay vết sụt lún lan rộng, nứt to hơn, cây cầu có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Phía đầu cầu còn lại cũng xuất hiện một vết nứt kéo dài.
Các đơn vị chức năng lên phương án khắc phục sự cố.
Phần trụ cầu cũng bị hở một khoảng lớn.
Cây cầu xảy ra sự cố được xây dựng từ trước năm 1975 bắc qua kênh Tham Lương.
Dọc hai bên mố cầu được gia cố đá. Nhiều người nhận định, sự cố sập mố cầu có thể do ảnh hưởng của cơn mưa chiều 26.8.
Mưa lớn vào chiều qua cũng khiến nhiều tầng hầm của các đơn vị, doanh nghiệp thành bể bơi.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Cầu 6 tỉ vừa thông xe... đã sập: Hé lộ những nguyên nhân
Chiều tối 19.8, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, ông Nguyễn Đức Thánh, Chánh Văn Phòng UBND tỉnh Cà Mau đã có báo cáo sơ bộ gởi Thủ tướng Chính phủ về nguyên nhân sập cầu Ô Rô, ấp Khai Long, xã Đất Mũi, H.Ngọc Hiển.
Hiện trường sập cầu Ô Rô
Theo báo cáo thì nhận định có rất nhiều nguyên nhân xoáy lở, dòng chảy sâu hơn so với khảo sát ban đầu, sông lở rộng hơn. Nhà thầu trong quá trình thi công, tập kết vật tư ngay mố cầu... khiến sụp và trượt đất nền đường đầu cầu.
Sau sự cố, làm cho mố cầu bị đẩy ra phía sông 3,64 mét kéo theo sập nhịp cầu. Và nguồn tin này cũng cho biết là nhà thầu thi công công trình có trách nhiệm khắc phục sự cố này.
Theo báo cáo, Cầu Ô Rô được thông xe hồi đầu tháng 2, trong quá trình thi công tuyến đường ô tô đến trung tâm xã Đất Mũi có nhiều phương tiện ô tô vận chuyển vật liệu lưu thông qua cầu, nhưng không phát hiện dấu hiệu bất thường.
Còn tại thời điểm sập cầu vào tối 5.8 không có phương tiện lưu thông, là thời điểm thủy triều tại sông Ô Rô xuống rất thấp, do đó nguyên nhân sập 2 nhịp cầu không phải do hoạt tải.
Hiện còn phải chờ tham vấn ý kiến của một số tổ chức giám định chuyên nghiệp. Hiện Tổ điều tra đã chỉ định Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam (Tedi South) thực hiện kiểm định phục vụ đánh giá nguyên nhân.
Trước mắt để đảm bảo giao thông, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo huyện Ngọc Hiển duy tu, sữa chửa tuyến đường giao thông nông thôn từ cầu Hàng Dày nối ra đường Hồ Chí Minh phục vụ lưu thông thông suốt cho xe 2 bánh.
Như Thanh Niên thông tin, cầu Ô Rô do UBND H.Ngọc Hiển làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty TNHH tập đoàn thương mai xây dựng Sử Thành Phú (Cà Mau). Cầu được thi công từ năm 2013 nằm trong dự án đường về Trung tâm xã Đất Mũi (dài 84 mét, ngang 3,5 mét), với nguồn vốn đầu tư xây dựng hơn 6 tỉ đồng được thông xe hồi đầu năm, hiện vẫn chưa nghiệm thu và bị sập vào 1 giờ 25 phút ngày 5.8.
Theo Thanh Niên
Cầu ở Cà Mau sập do trượt đất nền Hai nhịp cầu nông thôn trị giá hơn 4 tỷ đồng ở Cà Mau chưa nghiệm thu đã sập được cho là do hiện tượng trượt đất nền. Ngày 19/8, Chánh văn phòng UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Đức Thánh cho biết tỉnh đã có báo cáo gửi Thủ tướng về nguyên nhân sập cầu Ô Rô ở huyện Ngọc Hiển. "Do hiện...