Cận cảnh từ A – Z quy trình làm cốm thơm nức của làng cốm Mễ Trì
Mỗi độ thu về, cả làng Mễ Trì ( Cầu Giấy, Hà Nội) lại rộn ràng tiếng chày và đượm hương cốm mới. Chỉ cần đi tới đầu làng đã thấy hương cốm tỏa ra thơm phức, ngào ngạt.
Cốm được làm từ nhiều loại lúa khác nhau nhưng ngon nhất vẫn là lúa nếp cái hoa vàng trong cả hai mùa lúa chiêm và lúa mùa. Thông thường, người ta thường hay chọn lúa mùa (từ khoảng rằm tháng 7 âm lịch đến hết tháng 9 âm lịch) để làm cốm. Cốm vụ mùa vào thời điểm tiết trời thu se lạnh. Đây cũng chính là vụ mà vị cốm ngọt thanh, thơm và ngon hơn.
Những hạt lúa tròn mẩy, thơm phức sau khi tuốt hạt, sàng bỏ rơm và những hạt thóc lép thì đem đãi qua nước.
Bếp lò để rang cốm phải đắp bằng xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi. Chảo rang cốm thường bằng gang đúc, có như vậy từng hạt cốm khi rang xong không bị cháy, vẫn mềm dẻo và thơm.
Thông thường một mẻ cốm rang thủ công mất khoảng hơn một giờ đồng hồ. Người rang phải luôn chú ý, không được cho to hoặc nhỏ lửa, tránh làm cốm chín ép. Hơn nữa luôn phải đảo đều tay, đảm bảo tất cả các hạt cốm đều phải chín.
Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, cốm được rang trong lửa nhỏ, đảo liên tục cho nóng đều. Sau khi rang xong, mẻ cốm được chuyển sang máy để tách trấu.
Video đang HOT
Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã.
Tùy theo độ non của lúa, trung bình giã và sàng sảy từ 5 đến 8 lần mới thành cốm. Để ra được một mẻ cốm 40 – 50kg thì mất thời gian khoảng 3-4 giờ. Công đoạn cuối cùng là sàng, lọc nốt phần thóc còn lại bám trên hạt cốm. Việc sàng và giã cốm ở công đoạn này phải thực hiện khoảng 3 lần để cho ra một mẻ cốm sạch. Một mẻ lúa sữa non khoảng 10kg sẽ tạo thành khoảng 2kg cốm. Khi giã xong, cốm sẽ được gói trong hai lớp lá. Lớp bên trong là lá ráy giữ cốm không bị khô và không phai nhạt màu xanh ngọc. Lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng.
Cốm cần phải bảo quản kỹ, tranh thời tiết khô hanh mới giữ được độ dẻo, bùi. Cốm được kết hợp ngày càng phổ biến hơn trong các món ăn sang trọng, tạo hương vị mới lạ như chả cốm hay món chè cốm. Ai đã từng một lần thưởng thức vị thơm ngon của cốm trong những ngày mùa thu có lẽ sẽ không quên được vị thơm ngọt thanh mát của cốm.
Theo Lê Phú (Báo Tin Tức)
Hà Nội chặt, hạ gần 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng
Sáng 18.10, những cây xanh đầu tiên trong số gần 1.300 cây trên đường Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy, Hà Nội) được chặt, hạ, đánh chuyển để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng mở rộng đường Vành đai 3 - đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long.
Ngay từ sáng sớm 18.10, lực lượng chức năng Hà Nội phong tỏa một phần đường Phạm Văn Đồng và Trần Quốc Hoàn để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông trong quá trình thực hiện chặt, hạ, đánh chuyển để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng mở rộng đường Vành đai 3 - đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long.
Lực lượng chức năng chuẩn bị chặt hạ, di chuyển cây xanh ở đoạn ngã 3 đường Trần Quốc Hoàn.
Các cây xanh bị chặt hạ, di chuyển được đánh số thứ tự. Theo số liệu khảo sát, có 1.289 cây xanh phải thực hiện đánh chuyển, chặt hạ để thực hiện Dự án mở rộng đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long.
Các công nhân đào gốc cây xà cừ trên đường Phạm Văn Đồng. Những cây này được trồng cách đây khoảng 30-40 năm.
Được biết, Công ty cổ phần Beepro là đơn vị thực hiện đánh chuyển, chặt hạ 14 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng.
Sau đó, công ty sẽ tiếp tục tiến hành đánh chuyển, chặt hạ các đợt tiếp theo nhằm đảm bảo đến tháng 12 sẽ thực hiện xong việc đánh chuyển, chặt hạ toàn bộ cây xanh trên tuyến Phạm Văn Đồng.
Các cây xanh đánh chuyển sẽ được đưa về nút giao Tả Hồng - Võ Nguyên Giáp và nút giao quốc lộ 5 - Vành đai 3 để trồng và chăm sóc sau đánh chuyển.
Phương án đánh chuyển, chặt hạ đã được Chủ đầu tư (Ban QLDA ĐTXD CTGT Thành phố Hà Nội) trình Sở Xây dựng để thực hiện cấp phép và triển khai đánh chuyển, chặt hạ theo đúng quy định.
Việc chặt cây diễn ra vào giờ cao điểm khiến giao thông khá khó khăn.
Dự án đầu tư mở rộng đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long là một trong số những công trình giao thông trọng điểm của Thành phố được ưu tiên đầu tư để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông của TP.Hà Nội.
Theo TP.Hà Nội, việc sớm hoàn thành xây dựng tuyến đường Vành đai 3 (đoạn từ Mai Dịch - cầu Thăng Long) đưa vào khai thác sử dụng sẽ góp phần quan trọng nhằm giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay trên tuyến đường và đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội rất cao. Đặc biệt, sẽ tạo điều kiện về mặt bằng để Bộ GTVT triển khai xây dựng tuyến cầu cạn cao tốc trên cao từ Mai Dịch đến Cầu Thăng Long bằng vốn vay ODA của Nhật Bản (dự kiến khởi công tháng 11.2017).
Dự án đầu tư mở rộng đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch- cầu Thăng Long, được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3099/QĐ-UBND ngày 15.6.2016, với quy mô: Tổng chiều dài tuyến là 5,5km.Điểm đầu: Km0 000 (Ngã tư Mai Dịch), điểm cuối: Km5 500 (cầu Thăng Long); chiều rộng nền đường Bn=56- 93m; với các hạng mục nền, mặt đường, hào kỹ thuật, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh; vỉa hè; tổ chức giao thông; cầu đi bộ và các công trình phụ trợ khác.
Theo Danviet
Kết thúc điều tra vụ cháy quán karaoke làm 13 người thiệt mạng Công an Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 3 người liên quan đến vụ cháy quan karaoke trên phố Trần Thái Tông khiến 13 người thiệt mạng. Theo đó, Công an Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án "Vi phạm qui định về phòng cháy, chữa cháy"...