Cận cảnh truy quét, đảm bảo ANTT tại bãi vàng Khe Đương
Trước tình hình phức tạp tại bãi vàng Khe Đương (xã Hòa Bắc, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng), UBND TP Đà Nẵng đã ban hành kế hoạch ổn định tình hình, tuyên truyền vận động người dân, giữ gìn ANTT tại địa bàn này. Sau quá trình tiếp xúc, vận động nhân dân, bắt đầu từ ngày 10-10, lực lượng liên ngành do CATP Đà Nẵng chủ công đã triển khai lực lượng chốt chặn, kiểm tra tại các hầm vàng thuộc các tiểu khu 27 và 29 của bãi vàng Khe Đương.
Theo ghi nhận của chúng tôi, trong những ngày qua, hầu hết máy móc đã ngừng hoạt động, người dân không còn khai thác trái phép tại khu vực này. Tuy nhiên, theo phản ánh của lực lượng chức năng, cần sớm có giải pháp từ chính quyền thành phố để ổn định tình hình tại mỏ vàng này, đặc biệt là khi mùa mưa đang tới. Sau đây là những hình ảnh do phóng viên ghi lại khi tham gia cùng đoàn công tác.
Đại tá Nguyễn Văn Chính – Phó Giám đốc CATP Đà Nẵng phổ biến, triển khai kế hoạch truy quét, vận động người dân, giữ gìn ANTT tại bãi vàng Khe Đương.
Xe Win, phương tiện đặc chủng vận chuyển phương tiện, lương thực phục vụ công tác ổn định tình hình ANTT tại bãi vàng Khe Đương.
Lên dốc Dằn Mặt.
Cơ quan Tham mưu CATP Đà Nẵng tiếp cận bãi vàng.
Video đang HOT
Lực lượng CA tiến hành trinh sát địa bàn trước khi triển khai kế hoạch truy quét,vận động người dân.
Lực lượng liên ngành gồm Công an, BCH Quân sự, Kiểm lâm, chính quyền và các sở liên quan họp bàn kế hoạch truy quét.
Một khu vực tại bãi vàng Khe Đương.
Bên ngoài cửa một căn hầm tại tiểu khu 27.
Hệ thống chống đỡ của hầm đã mục nát do Cty Trường Sơn để lại, nếu khai thác trái phépngười dân có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Một căn hầm sâu hun hút…
Kiểm tra, phong tỏa một căn hầm nguy hiểm.
Khu vực sạt lở nguy hiểm nằm bên miệng vực.
Lực lượng chức năng thu giữ phương tiện khai thác vàng trái phép. Theo chỉ đạo củaGiám đốc CATP Đà Nẵng, sẽ không phá hủy các loại tài sản này mà thống kê,thông báo cho người dân làm thủ tục nhận lại.
Theo Công An Đà Nẵng
Bốn lao động "nhí" băng rừng trốn khỏi bãi vàng
Sau nhiều ngày cắt rừng trốn khỏi bãi vàng tại thôn 4 (xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), gần nửa tháng nay 4 lao động "nhí" cùng quê Nghệ An đang được một người dân tại thị trấn Khâm Đức cưu mang.
Đó là các em Seo Văn V. (SN 1995, quê ở xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) , Cụt Văn M. (SN 1996) , Cụt Văn T. (1995), Cụt Buôn H. (SN 1995, cùng trú xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An).
Các em Cụt Văn M. (trái) và Seo Văn V. kể với PV Dân trí về tình trạng lao động khổ sai và hành trình bỏ trốn khỏi bãi vàng
Gần nửa tháng nay, để tránh sự truy bắt của chủ bãi, ban ngày các em không dám ra đường. Và cũng để tránh tai mắt của các chủ bãi vàng, các phóng viên đã phải đợi đến đêm 4/6 mới tiếp cận được với 2 em Seo Văn V. và Cụt Văn M. Riêng 2 em T. và H. đã xin đi làm rẫy thuê cho một người dân khác để có tiền về quê nên không gặp phóng viên.
Đã nhiều ngày trốn khỏi bãi vàng và đang được người dân cho ăn ở, cưu mang song vẻ thất thần, sợ hãi vẫn còn lộ rõ trên những khuôn mặt "già trước tuổi" của các em. Thỉnh thoảng trong câu chuyện với chúng tôi, các em lại co rúm người rồi liếc mắt xung quanh đầy cảnh giác.
Theo lời kể của 2 em V. và M., ngày 13/3/2014, thông qua một người dắt mối dân tộc Thái (không rõ tên), các em vào bãi Muối (thôn 4, xã Phước Thành, Phước Sơn) làm thuê cho một chủ bãi vàng có biệt danh "Quang bớp", thuộc Công ty TNHH Phước Minh (trụ sở tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn).
Trong chuyến đi này có trên 10 lao động "nhí" khác bị đưa vào bãi vàng ở xã Phước Thành. Mỗi ngày các em bị bắt làm việc trên 10 tiếng đồng hồ. Chủ bãi hứa sẽ trả lương 2,5 triệu đồng/tháng nhưng phải làm đủ 6 tháng mới cho nhận tiền. Làm việc dưới hầm sâu, các em ốm liên tục nhưng chủ vẫn bắt dậy đi làm, cơm hàng ngày chỉ có cá khô... Vì chịu không nổi cảnh lao động khổ sai này nên có một số lao động đã trốn về quê.
V. sợ hãi kể lại: "Khoảng 2 giờ sáng ngày 18/5, đợi mọi người ngủ hết, 4 đứa tụi em bỏ lán trại chạy ra hướng thị trấn. Vừa đi vừa sợ người của Công ty Phước Minh bắt lại nên chúng em phải đi tắt đường rừng. Ngày đi đêm ngủ bờ ngủ bụi, đói thì đi kiếm rẫy sắn của dân đào ăn. Đến tờ mờ sáng ngày 22/5, chúng em mới ra được thị trấn Khâm Đức".
Tâm sự với PV, các em bảo thấy mình may mắn vì không chỉ thoát được "địa ngục trần gian" mà còn được ông H.V.N. ở thị trấn Khâm Đức cưu mang. Ông N. cho biết sau khi phát hiện ra các em trong tình cảnh đói lả, ông đã mua thực phẩm cho các em ăn và đưa các em về nhà.
Em V. cho biết, vì ở quê em không có sóng điện thoại nên em vẫn chưa thể liên lạc báo tin cho gia đình. Bây giờ các em rất nôn nóng để được về quê đoàn tụ sau những tháng ngày bị ép lao động khổ sai.
Được biết, hầu hết các phu vàng vào Quảng Nam làm thuê đều có gia cảnh rất khó khăn, bỏ học giữa chừng. Gia đình V. và M. cũng vậy, nhà đông anh em, phải ly hương để lao động kiếm sống. Các em cho biết chỗ bãi vàng mà các em trốn chạy có hàng trăm lao động tứ xứ, trong đó rất đông người cùng trang lứa, kể cả nữ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Hoàng Hoa - Chánh Văn phòng huyện Phước Sơn - cho biết, sau khi biết thông tin về các em nhỏ bỏ trốn khỏi bãi vàng, lãnh đạo huyện đã có chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện cùng cơ quan công an kiểm tra sự việc. Công ty Phước Minh cũng đã có báo cáo gửi huyện Phước Sơn về việc này.
Theo ông Hoa, tối ngày 5/6, đại diện Công ty Phước Minh cũng đã đến nhà ông N. để đưa các em về công ty làm việc trở lại nhưng các em không đồng ý. Theo yêu cầu của các em, Công ty Phước Minh đã trả tiền công của các em từ trước đến nay và đưa các em về Đà Nẵng để từ đó về quê Nghệ An ngay trong đêm.
C. Bính - H. Văn
Theo Dantri
Bắt kẻ vận chuyển 100 kg chất độc cyanua Khi bị lực lượng chức năng ra hiệu dừng xe máy để kiểm tra, kẻ vận chuyển chất độc cyanua đã tìm cách tẩu thoát nhưng không thành. Trần Ngọc Hòa tại cơ quan công an - Ảnh: Kim Thái Ngày 24.4, Công an huyện Phú Ninh (Quảng Nam) cho biết vừa bắt quả tang một vụ vận chuyển 100 kg chất độc...