Cận cảnh trực thăng chiến đấu nhanh nhất thế giới
S-97 Raider là mẫu trực thăng chiến đấu có tốc độ bay lên tới 253 dặm một giờ (407,164 km/h) – gấp đôi tốc độ của một chiếc trực thăng thông thường.
S-97 Raider dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của quân đội Mỹ trong thời gian tới.
Công ty Sikorsky đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với nguyên mẫu trực thăng vũ trang siêu tốc S-97 Raider tại sân bay một nhà máy ở West Palm Beach, Florida hồi cuối tháng 5 vừa qua, và mở ra một giai đoạn trình diễn và thử nghiệm sẽ kéo dài 1 năm đối với trực thăng đa nhiệm tốc độ cao cho mục đích tấn công hạng nhẹ, trinh sát và thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt.
Tuy đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng trực thăng đa nhiệm S-97 Raider đã chứng tỏ sự vượt trội về kĩ thuật so với các thế hệ trực thăng truyền thống. S-97 Raider được cho là mẫu trực thăng chiến đấu có tốc độ bay lên tới 253 dặm một giờ (407,164 km/h) – gấp đôi tốc độ của một chiếc trực thăng thông thường.
Máy bay trực thăng thế hệ mới này sử dụng công nghệ của chiếc trực thăng nhanh nhất thế giới X-2 Sikorsy.
Video đang HOT
Trực thăng nặng 5 tấn này là một phần trong làn sóng đầu tư về công nghệ máy bay siêu tốc của ngành công nghiệp hàng không Mỹ. S-97 Raider có khả năng mang một loạt các vũ khí như tên lửa Hellfire, rocket 2,75 inch, cũng như 1 khẩu súng máy cỡ nòng 7,62 mm. Ngoài ra khoang lái còn có 6 chỗ ngồi, bên cạnh đó là khoang chứa nhiên liệu phụ và đạn dược.
S-97 Raider có thể thực hiện nhiệm vụ trong gần 3 giờ liên tục trên một phạm vi hơn 373 dặm mà không cần tiếp nhiên liệu.
S-97 Raider dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của quân đội Mỹ, Không quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, và hoạt động của Lực lượng đặc biệt trong thời gian tới.
Công ty Sikorsky đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với nguyên mẫu trực thăng vũ trang siêu tốc S-97 Raider tại sân bay một nhà máy ở West Palm Beach, Florida hồi cuối tháng 5 vừa qua, và mở ra một giai đoạn trình diễn và thử nghiệm sẽ kéo dài 1 năm đối với trực thăng đa nhiệm tốc độ cao cho mục đích tấn công hạng nhẹ, trinh sát và thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt.
Tuy đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng trực thăng đa nhiệm S-97 Raider đã chứng tỏ sự vượt trội về kĩ thuật so với các thế hệ trực thăng truyền thống. S-97 Raider được cho là mẫu trực thăng chiến đấu có tốc độ bay lên tới 253 dặm một giờ (407,164 km/h) – gấp đôi tốc độ của một chiếc trực thăng thông thường.
Máy bay trực thăng thế hệ mới này sử dụng công nghệ của chiếc trực thăng nhanh nhất thế giới X-2 Sikorsy.
Trực thăng nặng 5 tấn này là một phần trong làn sóng đầu tư về công nghệ máy bay siêu tốc của ngành công nghiệp hàng không Mỹ. S-97 Raider có khả năng mang một loạt các vũ khí như tên lửa Hellfire, rocket 2,75 inch, cũng như 1 khẩu súng máy cỡ nòng 7,62 mm. Ngoài ra khoang lái còn có 6 chỗ ngồi, bên cạnh đó là khoang chứa nhiên liệu phụ và đạn dược.
S-97 Raider có thể thực hiện nhiệm vụ trong gần 3 giờ liên tục trên một phạm vi hơn 373 dặm mà không cần tiếp nhiên liệu.
S-97 Raider dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của quân đội Mỹ, Không quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, và hoạt động của Lực lượng đặc biệt trong thời gian tới.
Theo tienphong.vn
Trực thăng EC-130 chở 5 người mất tích tại Indonesia
Ngày 11-10, một chiếc máy bay trực thăng EC-130 của Indonesia chở theo 5 người đã mất liên lạc với trung tâm kiểm soát không lưu tại khu vực bắc Sumatra.
Theo ông J. A. Barata, phát ngôn viên Bộ Giao thông Indonesia, chiếc máy bay trực thăng hạng nhẹ Eurocopter EC-130 đã mất liên lạc lúc 12h20 cùng ngày khi đang trên hành trình dài từ đảo Samosir tới sân bay Kualanamu ở thành phố Medan, bắc Sumatra.
Phát ngôn viên Barata cho biết, chiếc máy bay trực thăng dân sự một động cơ do công ty Penerbangan Angkasa Semesta vận hành này mất tích khi đang chở theo 1 phi công, 1 kỹ thuật viên và 3 hành khách.
Máy bay trực thăng EC-130
"Chiếc trực thăng mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu ở sân bay Kualanamu khoảng 10 phút trước khi nó tới sân bay Kualanamu theo đúng lịch trình. Chúng tôi không muốn suy đoán về số phận của chiếc Eurocopter EC-130 này. Indonesia đã cử các đội tìm kiếm và cứu hộ để truy tìm dấu vết chiếc trực thăng. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là tìm thấy Eurocopter EC-130 càng sớm càng tốt", ông Barata nói.
Ông khẳng định rằng, chiếc trực thăng chỉ có thể mang đủ nhiên liệu để bay trong 2 giờ 50 phút, do đó, chiếc máy bay trực thăng này có thể đã bị rơi hoặc là buộc phải hạn cánh khẩn cấp.
Trong khi đó, đại diện Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia Heronimus Guru cũng xác nhận rằng, nhân viên kiểm soát không lưu dưới mặt đất đã mất liên lạc hoàn toàn với chiếc trực thăng kể trên. "Chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi tình hình", ông nói với hãng thông tấn Jakarta Globe.
Indonesia đã phải gánh chịu không ít thảm họa liên quan tới hàng không trong thời gian gần đây. Hồi đầu tháng 10 này, một chiếc máy bay chở khách nội địa đã bị rơi xuống khu rừng ở đảo Sulawesi, làm 10 người trên máy bay thiệt mạng. Hồi tháng 8, một máy bay khác bị rơi tại vùng núi Oksibil, tỉnh Papua, phía đông Indonesia khiến toàn bộ 54 người trên máy bay thiệt mạng.
Theo_An ninh thủ đô
Trực thăng chiến đấu của Nga tham gia vào các chiến dịch ở Syria Theo lời người đại diện của Helicopter Service Company (Công ty Dịch vụ Trực thăng Nga) - đại tá Igor Klimov, các trực thăng Mi-24, Mi-8 cùng với phiên bản nâng cấp tân tiến nhất Mi-8AMTSH đã tham gia vào chiến dịch ở Syria. Vào 9-10 vừa qua, trên kênh truyền hình "Russia 24" xuất hiện một video được quay bởi các chiến...