Cận cảnh trang thiết bị PCCC hiện đại nhất thế giới ở HN
Lần đầu tiên người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng những trang thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện đại nhất thế giới trong khuôn khổ cuộc Triển lãm an ninh, an toàn, phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội.
Ngày 21/9, tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra Triển lãm Quốc tế về kỹ thuật, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và thiết bị an ninh, an toàn, bảo vệ tại Việt Nam năm 2016. Đây là một trong những sự kiện quan trọng chào mừng 55 năm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (04/10/1961 – 04/10/2016).
Với sự góp mặt của 450 gian hàng với hơn 250 đơn vị đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, lần đầu tiên người dân Việt Nam được chiêm ngưỡng những trang thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện đại nhất thế giớ.
Xe lăng giá 10 bánh, khối lượng gần 20 tấn, sử dụng đầu kéo Man của Đức và công nghệ chữa cháy hiện đại của tập đoàn Rosenbauer. Hệ thống lăng giá có thể vươn cao 16m và chiều xa của nước tới 70m, lưu lượng nước lớn nhất có thể đạt 6000 lít/phút.
Hệ thống lăng giá và phun nước được các chiến sĩ điều khiển bằng bảng điều khiển bằng tay tại vị trí dưới đất hoặc khu vực dễ quan sát hiện trường đám cháy.
Video đang HOT
Xe mô tô chữa cháy giúp lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) tiếp cận hiện trường một cách nhanh nhất, kịp thời chữa cháy những đá cháy nhỏ cũng như công tác hoa tiêu, khoả sát địa hình nơi xảy ra cháy.
Trên mỗi xe mô tô có dụng cụ chữa cháy đi kèm với tính cơ động cao, có khả năng phun bọt chữa cháy.
Xe chữa cháy nhỏ, linh hoạt trong mọi tình huống. Bơm chữa cháy hoạt động bằng chính động cơ của ô tô thông qua một cơ cấu truyền lực với khả năng hút và bơm mạnh mẽ, chỉ cần đội hình 4 người là có thể vận hành dễ dàng.
Một chiếc xe chữa cháy hiện đại, nhỏ gọn, có thể di chuyển trong nhiều loại địa hình trên cạn, dưới nước còn được gọi là xe lưỡng cư. Thiết bị hoạt động hiệu quả trong những khu vực bị cô lập do thiên tai hay lũ lụt cũng được giới thiệu trong triển lãm.
Chiếc xe có khả năng cứu hộ dưới nước, vượt các địa hình phức tạp, đồi dốc khoảng 30 độ, được trang bị tời kéo, bơm nước cứu hoả, cáng cứu thương.
Trong khuôn khổ triển lãm, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn phối hợp với trường Đại học PCCC và Cảnh sát PCCC TP Hà Nội tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về kỹ năng thoát nạn từ trên cao, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu và các kỹ năng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và kỹ năng xử lý sự cố trên phương tiện giao thông cơ giới… cho người dân, học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên.
Người dân được học cách sử dụng bình xịt chữa cháy trong các tình huống khẩn cấp.
Theo Việt Linh (Dân Việt)
Canh cánh nỗi lo túi tiền quốc gia
Thực tế, túi tiền quốc gia đã luôn là nỗi lo canh cánh của nền kinh tế Việt Nam, khi tình hình bội chi ngân sách luôn thường trực, với khoảng 5% GDP trong năm 2015 này, thậm chí là cao hơn. Câu chuyện càng trở nên nóng hơn khi tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tiết lộ, sau khi cân đối ngân sách địa phương, thì ngân sách Trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng để chi, trong khi vẫn còn phải dành tiền để trả nợ.
Dù Bộ Tài chính sau đó đã trấn an rằng, dự toán chi tiêu ngân sách đối với chi đầu tư từ vốn ODA năm 2016 sẽ tăng lên 50.000 tỷ đồng (tăng 30.000 tỷ đồng so với năm nay), do vậy, vốn chi cho đầu tư phát triển cho năm 2016 vẫn đảm bảo và tăng khoảng 31% so với năm 2015, song nỗi lo về túi tiền quốc gia vẫn còn đó.
Không lo sao được khi thực tế rõ ràng rằng, ngân sách Việt Nam bao lâu nay luôn trong tình trạng bội chi. Thu chỉ đủ để chi thường xuyên, còn muốn đầu tư thì đều phải đi vay. Trong khi đó, nợ công vẫn đang tăng nhanh, năm 2015 ở mức 61,3% và năm 2016 dự báo trên 63%.
Dù vẫn thấp hơn ngưỡng an toàn nợ công (65%) và thực tế thì tỷ lệ nợ công bao nhiêu không quan trọng, mà quan trọng là hiệu quả sử dụng nợ công thế nào và khả năng trả nợ ra sao, song đặt trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, túi tiền quốc gia eo hẹp, thì không thể không lo.
Không lo sao được khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua chỉ đạt 5,88%, trong khi nợ công lại tăng bình quân tới 18%/năm. Một nền kinh tế mà phải đem mọi thứ ra để cân đối thu - chi, thì rủi ro là không nhỏ.
Năm ngoái, Chính phủ đã quyết định phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ở thị trường nước ngoài. Mới đây lại tiếp tục đề xuất việc phát hành tiếp 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế. Cũng đã vay Ngân hàng Nhà nước 30.000 tỷ đồng, đã yêu cầu thoái vốn nhà nước ở 10 doanh nghiệp nhà nước lớn để lấy tiền chi cho đầu tư. Rồi cũng đã đề xuất phát hành trái phiếu trong nước với cả kỳ hạn 3 năm, chứ không chỉ là 5 năm như trước...
Từng ấy động thái đã khiến nỗi lo đối với túi tiền quốc gia càng lớn hơn nữa. Ngân sách eo hẹp thì buộc phải đi vay để đầu tư. Càng vay, nợ công càng lớn.
Trong khi đó, có thể lại một lần nữa, lời hứa tăng lương trong năm nay không thể thực hiện được. Điều này đã khiến không ít đại biểu Quốc hội canh cánh, vì đã 3 năm nay hứa suông với cử tri, nói mà không thực hiện. Ngân sách eo hẹp vậy, thì lấy đâu tiền để tăng lương?
Câu chuyện nằm ở chỗ, dù ngân sách eo hẹp, nhưng chi thường xuyên lại quá lớn. Nào hội họp, lễ hội, lễ kỷ niệm, đi công tác, đi du lịch nước ngoài, mua sắm xe công... Chi cho đầu tư phát triển cũng chưa khắc phục được dàn trải, manh mún, lãng phí, tham nhũng...
Bởi vậy, vấn đề trong lúc này không phải là "lo suông" cho túi tiền của quốc gia. Thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, đầu tư để tăng thu là một chuyện. Chuyện khác là phải tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó, tiết kiệm chi thường xuyên là cần thiết.
Trong bối cảnh hiện nay, cần thiết thì chấp nhận phát hành trái phiếu chính phủ cả trong nước và quốc tế để cơ cấu lại nợ. Cũng cần thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước để có thêm tiền chi cho đầu tư. Nhưng quan trọng là làm sao giám sát, minh bạch được các khoản vay đó, làm sao để sử dụng thực sự hiệu quả, bởi nếu không, ngân sách càng nặng nợ thì rủi ro cho nền kinh tế càng lớn.
Một giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế đang bắt đầu, bởi thế, cần những giải pháp thực sự căn cơ để không còn phải quá lo lắng về túi tiền quốc gia.
Theo Nguyên Đức
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán