Cận cảnh trang phục dân tộc gây tranh cãi của H’hen Nie tại Miss Universe 2018
Sau một thời gian bình chọn, ‘Bánh Mì’ đã chính thức trở thành trang phục dân tộc sẽ đồng hành cùng H’hen Nie tại Miss Universe 2018. Ngay lập tức, thông tin này đã tạo nên ‘làn sóng’ tranh cãi trên các cộng đồng mạng.
Mới đây, Hoa hậu H’Hen Niê và ê-kíp đã chính thức công bố trang phục dân tộc mà Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam mang đến cuộc thi năm nay. Đó là thiết kế Bánh mì của Phạm Phước Điền
Trước đó, cuộc thi “Tuyển chọn thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe” đã diễn ra với tổng điểm từ bình chọn của khán giả (40% điểm) và ban giám khảo (60% điểm) gồm: Nhà thiết kế Thuận Việt, Bà Dương Trương Thiên Lý – Giám đốc quốc gia Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Á hậu Lệ Hằng – Đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2016
Tại sự kiện công bố, Hoa hậu H’Hen Niê đã bước ra sân khấu trong bộ trang phục Bánh mỳ được cải tiến so với mẫu thiết kế trước đó
Thay đổi lớn nhất là bộ quần áo bó sát của hoa hậu đã được đổi màu từ đỏ sang màu da. Những chiếc “bánh mỳ” cũng được làm thủ công lại, trông tươi mới và ngon mắt hơn
H’Hen Niê cũng thử nghiệm trình diễn trước khán giả. Tại Hoa hậu Hoàn vũ, trang phục dân tộc luôn là phần thi hấp dẫn và có tính giải trí cao. Các thí sinh cũng không cần catwalk quá chỉn chu mà có thể sáng tạo nhiều lối biểu cảm sao cho toát lên tinh thần của bộ đồ
Giữa những luồng dư luận phức tạp tại Việt Nam, Bánh mì cũng đã được một số tài khoản chuyên theo dõi các cuộc thi sắc đẹp trên Instagram chú ý và tổng hợp lại cùng với trang phục dân tộc của các nước khác. Phản ứng của công chúng quốc tế là khá tích cực
Trước đó, khán giả cả nước đã có cơ hội bình chọn trang phục dân tộc cho H’hen Nie trong hành trình tại Hoa hậu Hoàn vũ năm nay, qua chương trình “H’Hen Niê – Road To Miss Universe”. 5 trang phục còn lại trong cuộc đua cũng khá độc đáo
Video đang HOT
Ngũ hổ của Nguyễn Đặng Thanh Nhàn lấy ý tưởng từ tranh thờ Ngũ hổ của dòng tranh Hàng Trống (Hà Nội). Điểm nhấn của trang phục là phần thêu tay hình con hổ khá cầu kỳ và tinh tế, chứng tỏ người thiết kế nghiên cứu kỹ về ý nghĩa tranh thờ Ngũ hổ
Phố cổ của Nguyễn Đình Thuận đưa không gian văn hóa Hội An vào trang phục với lồng đèn, chùa Cầu. Mấn và những chiếc lồng đèn góp phần tô điểm màu sắc trên tổng thể màu đen, tạo hiệu quả thẩm mỹ và giải trí cho người nhìn, giúp Hoa hậu H’Hen Niê không bị mất hút trên sân khấu
Tác phẩm của Nguyễn Đức Hải dựa vào cảm hứng lồng đèn truyền thống trung thu, sử dụng áo yếm ánh vàng tượng trưng cho mặt trăng, tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam
Nữ quyền của Phạm Minh Phúc gây ấn tượng ngay từ tên gọi. Bộ trang phục khai thác hình ảnh rồng thời Nguyễn, tượng trưng cho sự mạnh mẽ, quyền lực. Hình ảnh rồng uốn lượn theo bộ trang phục tạo sự uyển chuyển nhưng không kém phần lộng lẫy, kết hợp cùng áo tứ thân truyền thống Bắc bộ và nón quai thao
Hoa đăng sắc Việt của nhóm Nguyễn Vũ Hùng – Thạch Thành Đạt cũng được đánh giá cao. Nhóm thiết kế cho biết chính Hoa hậu H’Hen Niê là nguồn cảm hứng cho bộ trang phục này, với những họa tiết đặc trưng và chiếc gùi truyền thống của người Ê Đê
Theo baomoi.com
Ngoài "Bánh mì", Miss Universe đã từng có những bộ trang phục độc đáo đến thế này
Điểm qua loạt trang phục dân tộc "ấn tượng" tại Miss Universe những năm qua, "Bánh mì" đã là gì.
Có thể nói, trang phục dân tộc được xem là một phần thi quan trọng tại đấu trường nhan sắc Miss Universe. Theo đó, quốc phục của đại diện đến từ các nước tham dự cũng thu hút không ít sự chú ý bởi đó là nét văn hóa độc đáo của mỗi quốc gia. Khiến dân tình xôn xao mấy ngày nay, bộ "Bánh mì" của H'Hen Niê tại Miss Universe 2018 đã vấp phải không ít những luồng ý kiến trái chiều, cho rằng nó "độc đáo" đến nỗi không thích hợp để xuất hiện tại một đấu trường nhan sắc tầm cỡ.
Bộ quốc phục "Bánh mì" quá đỗi độc đáo này của đại diện Việt Namđãnhận không ít những phản hồi tiêu cực từ khán giả.
Tuy nhiên, trước "Bánh mì", sân khấu của Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới cũng đã chứng kiến hàng loạt những bộ trang phục dân tộc còn độc đáo và lạ kì hơn hẳn, có bộ còn "ẵm" cả giải quốc phục.
Người đẹp Venezuela "bê" nguyên cả một cây lá vàng cực nổi bật lên sân khấu Miss Universe 2014.
Bộ trang phục lấy cảm hứng từ những viên sô - cô - la của đại diện Venezuela tại Miss Universe 2012.
Người đẹp Curacao "bê" nguyên dàn trái cây lên sân khấu cuộc thi vào năm 2014.
Năm 2015, đại diện nước này cũng gây ấn tượng với bộ trang phục cùng lối trang điểm lạ mắt.
Bộ trang phục của người đẹp Hungary tại Miss Universe 2015 lấy cảm hứng từ những khối rubik.
Người đẹp "dương xỉ" đến từ Nigeria vào năm 2015.
Họa tiết gạch ốp sàn, thảo nào nhìn cứ trông quen quen của đại diện Puerto Rico.
Người đẹp Tây Ban Nha đem cả giáo mác đầy quyền lực đến Miss Universe 2015.
Chiếc xe Tuk Tuk của Thái Lan cũng nhận được giải thưởng cho trang phục dân tộc tại Miss Universe 2015.
Trời ơi tin được không, Giáng sinh đã đến rồi đây!
Nàng công chúa Đức vì quá yêu thích lâu đài của mình nên đã đem lên sân khấu Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2016.
Hình ảnh một chú ngựa được người đẹp Thụy Điển đem đến cuộc thi.
Có vị thần đèn nào chui ra từ 11 cái đèn được đính trên người của đại diện quần đảo Virgin không nhỉ?
Bộ môn được yêu thích nhất Canada - Khúc côn cầu cũng được trình diễn trên sân khấu Miss Universe 2014.
Sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu? Ý tưởng này đâu ra? Mình cũng không biết nữa.
Theo yan.vn
Cùng là National Costume nhưng 'Bánh mì' bị chê kém sang, còn 'Hoàng Bào' lại được khen nức nở Khi National Costume của 2 đại diện nhan sắc lớn Việt Nam - Minh Tú và H'Hen Niê được công bố. "Chín người, mười ý" kẻ chê, người khen không biết đường đâu mà lần. Phải nói rằng cực kì hoa mắt, chóng mặt với sự "thảo dưa, sọc dừa" của những người hâm mộ khi liên tiếp đưa ra những bình phẩm...