Cận cảnh trạm phát sóng Bạch Mai bị đập phá ngay trước ngày được lập hồ sơ di tích
Đơn vị thi công đập phá căn nhà của cụm công trình Trạm phát sóng Bạch Mai, trước khi UBND TP. Hà Nội giao Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội lập hồ sơ công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
Người dân sống xung quanh Trạm sóng Bạch Mai cho biết, ngày 9/2, đơn vị thi công phá dỡ một phần ngôi nhà 1 tầng. Toàn bộ kết cấu của ngôi nhà gần như bị tháo dỡ và phá hủy nghiêm trọng.
Một gian của ngôi nhà Trạm phát sóng Bạch Mai, nằm tại địa chỉ số 128C Đại La, bị phá sập hoàn toàn. Các bức tường có niên đại trăm năm bị đập tan tành. Gạch ngói, xi măng vương vãi khắp nơi.
Theo ghi nhận của PV VTC News, ngôi nhà bị đập hoàn toàn gian đầu tiên, 4 gian còn lại, thì 3 gian bị bóc mái ngói và lớp trần bằng bê tông cũng bị khoan thủng.
Theo thông tin ban đầu, đơn vị quản lý tòa nhà là Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Văn hóa. Đơn vị này đã đập phá một phần tòa nhà chiều 9/2. Và chỉ khi nhận được yêu cầu tạm dừng của UBND quận Hai Bà Trưng và phường Đồng Tâm, đơn vị này mới dừng việc phá dỡ vào vào sáng 10/2.
Mặc dù việc phá dỡ tạm dừng, nhưng hiện trạng ngôi nhà của Trạm phát sóng Bạch Mai bị hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều bức tường bị nứt lớn, nhiều đoạn tường gạch bị gãy đổ.
Tòa nhà bị phá dỡ trước đó là nơi làm việc của Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại Dịch vụ Văn hóa. Ngoài ra, một phần của cụm công trình này cũng được sử dụng cho Xí nghiệp In của Nhà xuất bản Văn hóa – Dân tộc.
Video đang HOT
Cụm công trình cổ thuộc Trạm phát sóng Bạch Mai ở địa chỉ 128C phố Đại La, nằm trong quy hoạch của dự án đường trên cao Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở của UBND TP Hà Nội.
Tháng 12/2019, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ ký công văn gửi UBND TP Hà Nội kiến nghị thành phố xem xét bảo tồn công trình Trạm phát sóng Bạch Mai. Công văn này cũng được gửi tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam để báo cáo.
Ngày 10/2/2020, UBND TP. Hà Nội giao cho Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội chủ trì, phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam làm hồ sơ di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, đối với tòa nhà một tầng trên, trong cụm công trình Trạm phát sóng Bạch Mai. Sau khi hoàn thành, sẽ trình lên để UBND TP Hà Nội công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cụm công trình Trạm vô tuyến điện này được chính quyền cách mạng sử dụng làm trạm phát sóng phát thanh cho Đài Phát thanh Quốc gia (Trạm Phát sóng Bạch Mai). Tại đây, vào hồi 11h30, ngày 7/9/1945, Bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc qua làn sóng điện Đài Tiếng nói Việt Nam đến với đồng bào, chiến sỹ cả nước và nhân dân thế giới, đánh dấu một thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh.
Trạm phát sóng Bạch Mai cũng là nơi phát thanh viên Ngân Thanh, phát thanh viên nữ đầu tiên của Việt Nam, đọc bản tin đặc biệt vào 20h ngày 19/12/1946, đánh dấu thời khắc toàn quốc kháng chiến theo lời kêu gọi của Bác Hồ.
Bằng hệ thống vô tuyến điện không dây, Trạm phát sóng này sớm đưa Việt Nam trở thành biểu tượng tiếp cận văn minh sớm nhất châu Á với kỹ thuật truyền tín hiện đại từ đầu thể kỷ 20.
MINH TUẤN
Theo vtc.vn
Cận cảnh cây cầu hơn 7 tỷ đồng được làm bằng bê tông 'cốt xốp' ở Hà Tĩnh
Từ những vết rạn nứt loang lổ ở dầm cầu, người dân phát hiện tấm xốp "khổng lồ" dày gần 45cm lộ ra khỏi lớp bê tông mỏng của cây cầu hơn 7 tỷ đồng ở Hà Tĩnh.
Sở GTVT Hà Tĩnh đang làm rõ thông tin người dân phản ánh cây cầu dân sinh Hòa Lộc được xây dựng tại tổ dân phố Hòa Lộc, phường Kỳ Trinh (thị xã Kỳ Anh) không đảm bảo chất lượng khi bị rạn bê tông, bong tróc lộ kết cấu xốp bên trong.
Dự án cầu Hòa Lộc được thiết kế 12 nhịp cầu, dài 144m với kinh phí xây lắp hơn 7,3 tỷ đồng. Dự án được thi công đầu năm 2016, hoàn thành vào cuối năm 2017.
Mới đây, người dân phường Kỳ Trinh (TX Kỳ Anh) khi đi ngang dưới cây cầu dân sinh Hòa Lộc bất ngờ phát hiện nhiều mảng bê tông bị rạn nứt, có những nơi bị thủng thành từng mảng lớn.
Người dân phát hiện trong các phần đổ bê tông bị rạn nứt có các tấm xốp bên trong, thọc sâu vào các dầm cầu đo được lớp xốp dày từ 40-45cm.
Người dân nghi ngờ đơn vị thi công đổ bê tông bằng "cốt xốp" nên chụp ảnh và phản ánh lên mạng xã hội cũng như cơ quan chức năng.
Người dân ở đây cho biết, sau khi phát hiện cầu bị bong tróc, đại diện nhà thầu dùng xi măng bịt kín các lỗ rạn bê tông khiến họ lo lắng khi lưu thông qua cầu này.
Sau khi người dân phản ánh, Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh phối hợp với một số cơ quan chức năng trực tiếp đến kiểm tra xác minh.
"Quan trọng phải làm rõ việc đổ bê tông cầu có dấu hiệu mỏng, nhìn thấy các lỗ rỗng bên trong dầm cầu. Sở sẽ làm rõ trách nhiệm đơn vị liên quan", vị cán bộ Sở GTVT tỉnh Hà Tĩnh cho biết.
Một cán bộ trực tiếp phụ trách dự án cho biết, mặt cắt ngang của mỗi nhịp cầu được thiết kế các lỗ rỗng, trong thiết kế không thể hiện chi tiết nào sử dụng bằng xốp. Khi phát hiện cầu dân sinh Hòa Lộc có vấn đề, chủ đầu tư lập biên bản, yêu cầu nhà thầu xử lý.
"Nguyên tắc sẽ có một lớp cốt thép bêtông dày 12cm dưới các lỗ rỗng của dầm, nhưng nhà thầu thi công quá mỏng, chưa đủ. Lỗi này chủ đầu tư đã lập biên bản, yêu cầu họ xử lý", vị này cho biết.
Được biết, dự án cầu Hòa Lộc do Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Nga Sơn thi công và Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và chuyển giao công nghệ làm tư vấn, giám sát. Chủ đầu tư là BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, thuộc hạng mục của dự án tách nước phân lũ phòng chống ngập úng cho các xã phía nam thị xã Kỳ Anh giai đoạn 2, vốn đầu tư 214 tỷ đồng. Đây là dự án cầu dân sinh phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cho hơn 500 hộ dân.
PHAN ẤN
Theo vtc.vn
Cưỡng chế 'bãi xe lậu' hàng nghìn m2 cạnh BX Nước Ngầm Sau một thời gian dài hoạt động trái phép, gây mất TTATGT, ngày 20/9, toàn bộ công trình vi phạm, bến bãi trái phép tại lô đất C1/CQ1 khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) đã bị cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ. "Bến lậu" tồn tại gây nhức nhối Ngày 20/8, các lực lượng...