Cận cảnh trại đông trùng hạ thảo nuôi cấy ở miền Tây
Được Chính phủ Canada tài trợ vốn, doanh nghiệp ở Sóc Trăng đối ứng thêm chi phí gấp đôi để đầu tư trại trồng các loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao.
Hai năm qua, nhiều doanh nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã tìm đến thị trấn Kế Sách, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) học kinh nghiệm trồng các loại nấm quý từ một thanh niên quê xã Phú Tâm (Châu Thành, Sóc Trăng). Chủ trại nấm là anh Nguyễn Anh, có 6 năm du học ở Australia và Mỹ.
Trong trại của mình, Nguyễn Anh tâm huyết nhất là đông trùng hạ thảo và nấm linh chi đỏ. Bộ giống gốc của các loại nấm này anh nhận về từ Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp) và được Chính phủ Canada hỗ trợ một phần vốn để thực hiện dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng.
Từ bộ giống gốc trong ống nghiệm, Nguyễn Anh và các kỹ sư của anh đã tách cấy vào 15 lọ giống cấp 1. Sau 2 tuần, bộ nấm gốc đầu tiên được nhân giống với cấp số nhân vào 4.500 hộp nuôi đông trùng hạ thảo.
Trong hộp này gồm gạo lức đỏ, nước dịch nhộng tằm và cao nấm men để nấm phát triển trong điều kiện 18-22 độ C, độ ẩm 80%.
“Sau 75 ngày nuôi nấm, chúng tôi bắt đầu thu hoạch đông trùng hạ thảo. Hai hộp nấm tươi như thế này sẽ sấy được một lọ nấm khô 6 gram”, anh Nguyễn Anh chia sẻ.
Mỗi hộp nấm tươi có giá 600.000 đồng.
Video đang HOT
Nấm đông trùng hạ thảo tươi sau khi được làm sạch.
Một số người chọn cách cho nấm đông trùng hạ thảo vào thức ăn trực tiếp trong bữa cơm hàng ngày.
Với nấm bào ngư, trang trại của Nguyễn Anh đang nuôi giống cấp 2 trong chai thủy tinh chứa đầy lúa.
Nấm giống cấp 3 sau đó được truyền sang các que khoai mì (sắn) rồi cấy vào phôi chứa mùn cưa, bắp và rơm rạ.
Bộ giống nấm bào ngư cấp 2 được doanh nghiệp nuôi trong lọ chứa thạch rau câu (agar) trộn với cao nấm men. Theo Nguyễn Anh, sau khi thu hoạch các loại nấm, anh và các kỹ sư tiến hành phân lập nấm rồi đưa vào môi trường trong lọ thạch rau câu để tiếp tục có được bộ giống gốc như ban đầu.
Nấm linh chi đỏ phát triển tốt trong môi trường sản xuất tại trang trại.
“Cứ mỗi tấn nấm linh chi đỏ thu hoạch, tôi thu được 50 kg bào tử nấm có tác dụng hỗ trợ men gan và đường huyết. Để dược chất trong bào tử nấm phát huy hết tác dụng, chúng tôi có phương pháp ‘phá quách’ tế bào từ kinh nghiệm của Nhật Bản”, chủ trang trại nấm chia sẻ.
Theo Việt Tường (Zing)
"Tuyệt chiêu" tạo ra đông trùng hạ thảo của anh nông dân Cần Thơ
Sau khi tuyển chọn gắt gao từng con trong hàng ngàn con côn trùng còn sống khỏe mạnh, anh Điền sẽ tiêm tế bào nấm vào cơ thể chúng. Những con côn trùng này sẽ trở thành những cơ thể, hình dáng mới, có giá trị cao hơn gấp nhiều lần.
Anh Ngô Xuân Điền (ngụ phường Trà An, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) cho biết, sau 2 năm mày mò nghiên cứu, anh đã thành công trong việc biến những con côn trùng có trong tự nhiên thành những sản phẩm "độc".
Con tằm, nhộng tằm khi còn sống được chọn gắt gao trước khi tiến hình tiêm tế bào nấm.
Theo tìm hiểu của Dân Việt, những loại côn trùng mà anh Điền chọn là con tằm, nhộng tằm, sâu chít, đuông dừa và sản phẩm mà anh nông dân Cần Thơ này tạo ra là các loại đông trùng hạ thảo vô cùng đặc biệt và hiếm có ở Việt Nam.
"Tôi tuyển chọn gắt gao từng con trong hàng ngàn con tằm và nhộng tằm còn sống khỏe mạnh. Tôi tách riêng những con đực, con cái cẩn thận, rồi tiêm tế bào nấm vào cơ thể chúng, để trong môi trường nhiệt độ thích hợp" - anh Điền cho biết.
Sau khi tiêm tế bào nấm, con tằm và nhộng tằm sẽ chết dần và thay vào đó là tế bào nấm sẽ phát triển trong môi trường thích hợp.
Anh Điền thông tin thêm: "Sau khi tiêm tế bào nấm vào, tằm và nhộng tằm phải luôn vận động để đào thải tế bào nấm ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh sinh tồn kéo dài hàng tuần có khi hàng tháng trời, tế bào nấm sẽ thắng và giết được con tằm và nhộng tằm. Cuối cùng, cơ thể con côn trùng này sẽ phát triển thành cơ thể, hình dáng mới, gọi nôm na là tằm trùng thảo và nhộng trùng thảo".
Con tằm, nhộng tằm đã trở thành những loại đông trùng hạ thảo vô cùng đặc biệt và hiếm có ở Việt Nam (tế bào nấm mọc ra từ bên trong cơ thể côn trùng). Sản phẩm này có giá khoảng 150 triệu đồng/kg.
Anh Điền mua khoảng 1 vạn con sâu chít (sống trong thân cây chít, vốn là món tăng cường sinh lực cho đàn ông, giúp cải thiện da và sức khoẻ phụ nữ) từ vùng Tây Bắc để làm ra loại đông trùng hạ thảo đặc biệt.
Ngoài tằm và nhộng tằm, anh Điền còn làm được quy trình trên trên các loại côn trùng khác như sâu chít, đuông dừa...Anh Điền thông tin, quy trình trên do bản thân nghiên cứu trong thời gian 2 năm. Mục đích là để tái tạo lại quy trình phát triển y hệt như loại đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên, đem lại nguồn dược chất cao hơn so với các phương pháp khác.
"Tôi chọn sâu chít để sản xuất ra loại đông trùng hạ thảo đặc biệt là vì loại côn trùng này nổi tiếng bởi dược chất rất cao và có hình dáng gần giống với đông trùng hạ thảo" - anh Điền nói.
"Cách làm của tôi là tái tạo một cơ thể mới (tằm trùng thảo, nhộng trùng thảo...) từ con côn trùng sống tự nhiên. Quy trình làm này rất khó, phức tạp và tốn nhiều công sức nên sản phẩm bán ra có giá là khoảng 150 triệu đồng/kg hoặc từ 50.000-70.000 đồng/con" - anh Điền nhấn mạnh.
Theo Dantri
Sài Gòn: Đông trùng hạ thảo giá 40 triệu/ kg Nếu như thị trường Hà Nội sôi động với mặt hàng đông trùng hạ thảo Tây Tạng thì tại TP HCM loại "tiên dược" này chủ yếu có xuất xứ Hàn Quốc. Vừa đặt chân vào một cửa hàng bán thuốc đông y mang tên H.T.L.Ô (quận 3), chị Hoàng Thị Thanh (quận 4) đang hỏi mua hộp giấy loại viên đông trùng...