Cận cảnh tô mì Quảng lớn nhất Việt Nam
Mì Quảng là nét ẩm thực đặc trưng và là món ăn khó quên của xứ Quảng. Mì Quảng không giống như phở Hà Nội, cũng chẳng giống bún Huế mà có vị đậm đà của nước dùng (nước lèo), mùi thơm của hành ngò cùng vị vừa bùi vừa béo của đậu phộng…
Vào sáng 29/3 nhân dịp kỷ niệm 37 năm giải phóng Đà Nẵng và nhân dịp khai trương khu ẩm thực tại tầng 4, Trung tâm thương mại Dragon Vĩnh Trung thực hiện một tô mì Quảng có đường kính 90cm, cao 45cm, riêng phần chân đế cao 5cm., 10 người gồm đầu bếp, phụ bếp… đã nấu một tô mì Quảng lớn với các thành phần nguyên liệu: 10 con gà (gà quê Quảng Nam), 4 lít dầu phụng, 2kg đậu phụng, 10 cái bánh tráng nướng (mỗi chiếc có đường kính khoảng 50cm), 1kg hành khô, 1kg củ nén, 1kg nghệ bột, 5kg búp chuối non, 10kg rau sống (quế trắng, cải con, xà lách, hành lá) và 30kg mì Quảng. Tô mì được nấu trong 2 giờ từ 8 giờ đến 10 giờ và phục vụ cho 150 người ăn.
Chiếc tô lớn dùng để đựng mì
Các nguyên liệu đê thực hiên tô mì kỉ lục
Đĩa (đường kính 100cm) đựng rau sống được mua từ làng rau Quế Sơn
Dùng trứng đà điểu cho “xứng” với tô mì lớn nhất
Ớt Xanh và bánh tráng nướng là nguyên kiêu không thê thiêu để tạo ra món mì Quảng
Quy trình thực hiên tô mì Quảng lớn nhât :
Video đang HOT
Các đầu bếp bắt đầu cho rau sông vào tô
Sau đó cho mì lên trên
Kê tiêp bỏ thịt gà đã ninh vào.. ( Số thịt này được làm từ 10 con gà mua trong nhà dân ở Quảng Nam)
Công đoạn tiếp theo là rải đều đậu phộng, hành tươi tạo cho tô mì thêm hương vị và màu sắc
Cuối cùng là cho nước nhưng sên sêt lên trên tạo thêm mùi, vị và màu vàng óng trên sợi mì
Tô mì Quảng lớn nhất đã được hoàn thành
Ông Trân Thanh Phương đại diên HDTV Tô chức kỷ lục Viêt Nam công bô kỷ lục Tô mì Quảng lớn nhât Viêt Nam.
Tô mì Quảng kỷ lục được chia thành từng tô nhỏ cho thực khách thưởng thức.
Kỷ lục công bố vào lúc 10 giờ ngày 29/3/2012.
Theo VNN
Tô mì Quảng 180 người ăn không hết
Tô mì được chế biến từ 10 con gà quê, 50 kg bún và cần tới gần chục đầu bếp hoàn thành trong vòng gần 5 tiếng đồng hồ mới xác lập kỷ lục "Tô mì Quảng lớn nhất Việt Nam".
Sáng 29/3, tại TP Đà Nẵng, đại diện Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trực tiếp chứng kiến quy trình chế biến và công nhận tô mì Quảng lớn nhất Việt Nam.
Để làm tô mì đặc biệt này, trung tâm thương mại đã đặt riêng làng nghề gốm sứ trên địa bàn chế tác tô đựng mì đường kính 0,9m, chiều cao gần 0,5m. Tổ ẩm thực cũng về làng quê Quảng Nam chọn mua 10 con gà quê thả vườn, 10kg rau sống ở làng rau Trà Quế (Hội An), 50kg mì Quảng, 5kg búp chuối non, 4 lít dầu phụng quê, 2kg đậu, 10 bánh tráng nướng (có đường kính khoảng 50cm), 3kg hành khô, củ nén, nghệ bột... làm nguyên liệu chế biến.
Theo đầu bếp trưởng Nguyễn Thị Hồng (37 tuổi, ở Duy Xuyên, Quảng Nam), mì Quảng từ lâu là đặc sản nổi tiếng của người miền Trung. Để tạo ra mùi vị đặc trưng của mì Quảng, các đầu bếp phải chế biến rất tỉ mỉ, cách tẩm gia vị cũng phải đặc biệt. Chỉ riêng cách rim gà, chị Hồng và 4 phụ bếp phải tiến hành liên tục trong vòng 2 tiếng đồng hồ bằng bếp than dân giã (không dùng bếp gas vì sợ mất mùi)... mới hoàn thành.
Ông Huỳnh Tấn Quốc, Giám đốc Trung tâm TM Dragon Vĩnh Trung cho hay, tô mì có thể đáp ứng nhu cầu thưởng thức của 150-180 người. Theo ông Trần Thanh Phương, đại diện Tổ chức kỷ lục Việt Nam, từ trước đến nay lĩnh vực ẩm thực chỉ xác nhận kỷ lục cho các đặc sản như bánh xèo, tô cháo... Đây lần đầu tiên, tô mì Quảng được lập kỷ lục.
Chùm ảnh chế biến tô mì "Thạch Sanh":
Khối lượng gia vị được chuẩn bị cho tô mì "Thạch Sanh"
Các nguyên liệu, gia vị chế biến tô mì Quảng
Chiếc tô có đường kính gần 1m
Ban đầu cho rau sống vào tô...
... rồi cho mì Quảng rải đều và tạo điểm nhọn trên tô
Tiếp đến cho thịt gà rim và nước chan
Phủ thêm hành, đậu phụng, ớt để tăng hương vị cho tô mì Quảng
Bình thường tô mì Quảng chỉ cần nguyên liệu là thịt gà và trứng gà. Tuy nhiên, tô mì Quảng này sử dụng trứng đà điểu để tăng thêm kỷ lục Thành quả của các đầu bếp, hoàn thành tô mì Quảng kỷ lục180 người ăn không hết
Theo Bee
Người tạo hình bằng vỏ trứng nhiều nhất Việt Nam Ông Nguyễn Thành Tâm hiện nay là giáo viên dạy Anh văn tại nhà. Với suy nghĩ làm những đồ dùng mang tính trực quan để minh họa cho việc học Anh văn, nhất là của các em thiếu nhi thêm sinh động, ông Tâm đã suy nghĩ dùng chất liệu đã qua sử dụng để tạo hình. Năm 2001, ông Tâm đã...