Cận cảnh tiêm kích đem bom nhiệt áp tấn công IS
Xuất hiện hình ảnh cho thấy máy bay ném bom Su-22M4 Syria mang bom nhiệt áp có sức hủy diệt lớn để thực hiện các phi vụ không kích phiến quân IS.
Kể từ năm 2011 tới nay, máy bay ném bom Su-22M4 và các chiến đấu cơ khác của Không quân Syria dù hứng chịu nhiều tổn thất nhưng tới nay lực lượng này vẫn hàng ngày, 24/24 giờ thực hiện nhiều phi vụ không kích phiến quân IS. Ảnh: Máy bay Su-22M4 chuẩn bị xuất kích từ căn cứ ở Homs.
Máy bay ném bom Su-22M4 đã được lắp bom nhiệt áp ODAB-500PMV sẵn sàng, nằm trong hangar chờ lệnh xuất kích. Bom nhiệt áp là một trong những loại vũ khí nhiệt áp có sức công phá sánh ngang với vũ khí nguyên tử chiến thuật nhưng không có phóng xạ. Khi nổ nó có thể tạo ra hàng loạt sóng chấn động nhiều, lâu và lớn hơn các loại vũ khí nổ sử dụng các loại thuốc nổ đặc thông thường khác.
Ảnh: Mỗi chiếc Su-22M4 mang đến 6 quả bom nhiệt áp ODAB-500PMV có sức hủy diệt lớn và hai thùng nhiên liệu phụ treo ở giá ngoài trên cánh. Loại bom này rất hữu dụng trong quân sự vì khả năng gây sát thương cao cũng như công phá các công sự chắc chắn, hay phương tiện cơ giới giáp nhẹ mà bình thường sẽ phải sử dụng các loại vũ khí chuyên dụng cho sát thương hoặc công phá.
Các máy bay được kiểm tra kĩ thuật trước giờ xuất kích.
Phi công máy bay ném bom Su-22M4 trước giờ lên đường.
Trong chiến đấu, nếu bị bắn rơi các phi công Không quân Syria thường có tỉ lệ sống sót thấp khi rơi vào vùng địch chiếm đóng. Tuy nhiên, suốt những năm qua, các phi công Syria vẫn vững tin và luôn sẵn sàng tham chiến, không hề có sự sợ hãi nào.
Phi công Syria kiểm tra máy bay trước giờ cất cánh.
Nguyên lý hoạt động của bom nhiệt áp này là sử dụng các sóng chấn động hội tụ vào một điểm để tạo sức công phá cao nhất. Ngọn lửa tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ làm không khí giãn nở một cách đột ngột tạo ra các sóng chấn động này. Cũng chính ngọn lửa này tạo ra sức sát thương rất lớn do nhiệt độ của nó tỏa ra xung quanh và rút tất cả không khí vào trong ngọn lửa tạo thành một vùng chân không trong thời gian ngắn tác động đến mọi sinh vật xung quanh vụ nổ và việc rút hết dưỡng khí để cháy khiến cho mọi sinh vật bị ngạt ngất đi thậm chí dẫn đến cái chết.
Đài không lưu căn cứ đang đưa ra hướng dẫn cho phi công.
Bên trong đài radar dẫn đường tại căn cứ.
Máy bay ném bom Su-22M4 trở về căn cứ an toàn sau phi vụ không kích, toàn bộ số bom nhiệt áp đã được trút lên đầu phiến quân.
Video đang HOT
Kể từ năm 2011 tới nay, máy bay ném bom Su-22M4 và các chiến đấu cơ khác của Không quân Syria dù hứng chịu nhiều tổn thất nhưng tới nay lực lượng này vẫn hàng ngày, 24/24 giờ thực hiện nhiều phi vụ không kích phiến quân IS. Ảnh: Máy bay Su-22M4 chuẩn bị xuất kích từ căn cứ ở Homs.
Máy bay ném bom Su-22M4 đã được lắp bom nhiệt áp ODAB-500PMV sẵn sàng, nằm trong hangar chờ lệnh xuất kích. Bom nhiệt áp là một trong những loại vũ khí nhiệt áp có sức công phá sánh ngang với vũ khí nguyên tử chiến thuật nhưng không có phóng xạ. Khi nổ nó có thể tạo ra hàng loạt sóng chấn động nhiều, lâu và lớn hơn các loại vũ khí nổ sử dụng các loại thuốc nổ đặc thông thường khác.
Ảnh: Mỗi chiếc Su-22M4 mang đến 6 quả bom nhiệt áp ODAB-500PMV có sức hủy diệt lớn và hai thùng nhiên liệu phụ treo ở giá ngoài trên cánh. Loại bom này rất hữu dụng trong quân sự vì khả năng gây sát thương cao cũng như công phá các công sự chắc chắn, hay phương tiện cơ giới giáp nhẹ mà bình thường sẽ phải sử dụng các loại vũ khí chuyên dụng cho sát thương hoặc công phá.
Các máy bay được kiểm tra kĩ thuật trước giờ xuất kích.
Phi công máy bay ném bom Su-22M4 trước giờ lên đường.
Trong chiến đấu, nếu bị bắn rơi các phi công Không quân Syria thường có tỉ lệ sống sót thấp khi rơi vào vùng địch chiếm đóng. Tuy nhiên, suốt những năm qua, các phi công Syria vẫn vững tin và luôn sẵn sàng tham chiến, không hề có sự sợ hãi nào.
Phi công Syria kiểm tra máy bay trước giờ cất cánh.
Nguyên lý hoạt động của bom nhiệt áp này là sử dụng các sóng chấn động hội tụ vào một điểm để tạo sức công phá cao nhất. Ngọn lửa tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ làm không khí giãn nở một cách đột ngột tạo ra các sóng chấn động này. Cũng chính ngọn lửa này tạo ra sức sát thương rất lớn do nhiệt độ của nó tỏa ra xung quanh và rút tất cả không khí vào trong ngọn lửa tạo thành một vùng chân không trong thời gian ngắn tác động đến mọi sinh vật xung quanh vụ nổ và việc rút hết dưỡng khí để cháy khiến cho mọi sinh vật bị ngạt ngất đi thậm chí dẫn đến cái chết.
Đài không lưu căn cứ đang đưa ra hướng dẫn cho phi công.
Bên trong đài radar dẫn đường tại căn cứ.
Máy bay ném bom Su-22M4 trở về căn cứ an toàn sau phi vụ không kích, toàn bộ số bom nhiệt áp đã được trút lên đầu phiến quân.
TheoTiền phong
Theo_Giáo dục thời đại
Kỳ cục chiến đấu cơ Anh phải xin đường...khi cất cánh
Tại căn cứ Gibraltar, các chiến đấu cơ Anh phải xin đường để cất cánh do sân bay nằm trong khu dân cư đông đúc.
Căn cứ không quân Gibraltar của Không quân Hoàng gia Anh đóng tại vùng lãnh thổ hải ngoại Gibraltar tại Địa Trung Hải là một trong những căn cứ quân sự độc nhất vô nhị trên thế giới khi nó nằm gọn bên trong khu vực đông dân cư. Ảnh: Chiến đấu cơ Anh Tornado chạy trên đường băng cắt ngang đường dân sinh.
Không quân Hoàng gia Anh hay không quân các nước NATO chỉ sử dụng Gibraltar như một trạm dừng trung chuyển ở Địa Trung Hải hoặc sử dụng như một căn cứ tạm trú. Do đó căn cứ không quân này được xây dựng song song với sân bay dân sự Gibraltar trên cùng một vị trí, với nhà chứa máy bay và đường băng quân sự nằm ở phía Nam và đường băng dành cho máy bay dân sự cùng nhà ga dành cho hành khách nằm ở phía bắc.
Do Gibraltar là một trong những nút giao thông thương mại quan trọng tại Địa Trung Hải lẫn Đại Tây Dương nên một phần đường băng của căn cứ không quân Gibraltar cắt qua nhiều tuyến đường dân sự quan trọng của vùng lãnh thổ hải ngoại này.
Dù chạy qua các tuyến đường cao tốc tại Gibraltar nhưng việc các máy bay quân sự cất và hạ cánh tại căn cứ Gibraltar ảnh hưởng khá nhiều giao thông tại bán đảo này. Và khi đó các tuyến đường bắt buộc phải bị đóng cửa để nhường đường cho máy bay cất cánh.
Dĩ nhiên điều này cũng khiến sân bay tại Gibraltar trở thành một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới, cùng với đó là thời tiết luôn có thể thay đổi và địa hình phức tạp tại bán đảo Iberia đều có thể ảnh hưởng đến việc hạ cánh.
Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn Panavia Tornado của Không quân Hoàng gia Anh trong một đợt tạm trú tại căn cứ không quân Gibraltar.
Hiện nay không chỉ Không quân Hoàng gia Anh mà không quân của nhiều nước trong khối quân sự NATO cũng sử dụng Gibraltar cho các mục đích quân sự chung của khối quân sự này tại Địa Trung Hải.
Việc các loại máy bay quân sự của NATO chạy trên đường phố Gibraltar đã trở nên quá quen thuộc với người dân ở đây nhưng lại là điều thú vị với khách du lịch.
Hình ảnh thường ngày tại Gibraltar khi các tuyến đường tạm thời ngưng hoạt động.
Do hoạt động liên tục với nhiều mục đích khác nhau nên chất lượng các đường băng quân sự tại Gibraltar xuống cấp khá tệ. Chính điều này cũng là một nguyên nhân khiến Không quân Hoàng gia Anh hạn chế các hoạt động quân sự tại Gibraltar.
Cận cảnh đường băng của căn cứ Gibraltar nhìn từ trên cao khi căn cứ không hoạt động.
Căn cứ không quân Gibraltar được Quân đội Hoàng gia Anh đưa vào hoạt động từ năm 1942 và nó đóng vai trò khá quan trọng trong các chiến dịch quân sự của quân Đồng minh tại Bắc Phi trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Toàn cảnh cụm sân bay Gibraltar nhìn từ trên cao với hai phân khu được chia ra rõ rệt.
Trong ảnh là một chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 của Không quân Hoàng gia Anh hạ cánh xuống căn cứ không quân Gibraltar.
Theo_Kiến Thức
Mục kích Su-22M4 Syria đem bom hủy diệt lớn đánh IS Xuất hiện hình ảnh cho thấy máy bay ném bom Su-22M4 Syria mang bom nhiệt áp có sức hủy diệt lớn để thực hiện các phi vụ không kích phiến quân IS. Kể từ năm 2011 tới nay, máy bay ném bom Su-22M4 và các chiến đấu cơ khác của Không quân Syria dù hứng chịu nhiều tổn thất nhưng tới nay lực...