Cận cảnh thực vật lớn nhất Trái Đất rộng 200 km2
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra thực vật lớn nhất thế giới, một đồng cỏ rộng lớn ngoài khơi bờ biển Tây Australia với tổng diện tích 200 km2.
Đồng cỏ đặc biệt ở bờ biển Australia được công bố là loài thực vật lớn nhất thế giới. Loài thực vật khổng lồ có tên là Posidonia australis, bắt đầu sống cách đây khoảng 4.500 năm, khi người Ai Cập cổ đại xây dựng đại kim tự tháp Giza.
Cận cảnh thực vật lớn nhất Trái Đất rộng 200 km2
Có những loài cỏ biển và thực vật trên cạn lâu đời hơn ở những nơi khác trên thế giới, nhưng không có loài nào lớn như thế này.
Martin Breed, nhà sinh thái học của Đại học Flinders, đồng tác giả nghiên cứu cho biết nó giống như bãi cỏ rộng lớn, phát triển qua thân rễ. Có một số phần bãi cỏ đã chết nhưng còn rất nhiều phần còn sống, tươi xanh.
Toàn bộ khu vực rộng lớn chỉ phát triển từ một cây con và lan rộng bằng cách nhân bản chính nó.
Jane Edgeloe, nhà nghiên cứu chính trong dự án cho biết họ đã lấy mẫu chồi từ các đồng cỏ biển trong khu vực Vịnh Shark, sau đó kiểm tra 18.000 dấu hiệu di truyền để tạo ra hồ sơ của cây.
Toàn bộ 200 km2 đồng cỏ hiện tại dường như đã được mở rộng từ một cây con đơn lẻ. Các nhà nghiên cứu hiện đã thiết lập một loạt các thí nghiệm ở Vịnh Shark để tìm hiểu cách thực vật tồn tại và phát triển trong những điều kiện biến đổi như vậy.
Cận cảnh thực vật lớn nhất Trái Đất rộng 200 km2
Cỏ biển là loài thực vật sống ở biển có rễ và hoa giống như thực vật trên cạn. Chúng phát triển ở vùng nước nông ven biển có nhiều ánh sáng và đáy cát hoặc bùn. Có rất nhiều loài phụ thuộc vào cỏ biển, bao gồm cả một quần thể cá lớn di chuyển giữa các đồng cỏ khác nhau trong năm.
Ở Vịnh Shark, khoảng 36% cỏ biển đã bị tàn phá bởi đợt nắng nóng này, với hệ sinh thái vẫn đang phục hồi cho đến ngày nay.
Theo các chuyên gia, từ năm 2010 đến năm 2011, Tây Australia đã trải qua một đợt nắng nóng trên biển chứng kiến nhiệt độ tăng cao ở một số vùng nước ven biển.
Trước đó, loài thực vật nắm giữ kỷ lục là cây lớn nhất thế giới về mặt diện tích thuộc về cây dương ở Utah, Mỹ với biệt danh Pando.
Chỉ từ một cây ban đầu, Pando đã tự nhân bản thành nhiều cây tương tự được kết nối bởi một hệ thống rễ. Pando chỉ bao phủ khoảng 0,4 km2, nhỏ hơn thảm cỏ biển ở Australia khoảng 400 lần.
Campuchia kêu gọi người dân đừng hái cây 'của quý'
Campuchia mới đây kêu gọi người dân đừng hái một loài thực vật quý hiếm thuộc chi nắp ấm, với bộ phận nhìn giống "của quý" của nam giới.
Hình ảnh do Bộ Môi trường Campuchia đăng, kèm khuyến cáo nên bảo tồn loài thực vật quý hiếm BỘ MÔI TRƯỜNG CAMPUCHIA
Bộ Môi trường Campuchia kêu gọi người dân đừng hái một loài thực vật quý hiếm thuộc chi nắp ấm, sau khi đăng lại ảnh từ Facebook của 3 phụ nữ trẻ đã hái bộ phận của chúng nhìn giống "của quý" của nam giới để chụp ảnh.
"Điều họ đang làm là sai và làm ơn đừng làm như vậy nữa. Cảm ơn các bạn vì đã yêu tài nguyên thiên nhiên, nhưng đừng hái để nó lãng phí", theo trang LiveScience mới đây trích đăng lời kêu gọi.
Một số trang đưa tin đây là loài Nepenthes holdenii, nhưng thực ra nó là một loài có họ hàng và có tên là Nepenthes bokorensis, theo nhiếp ảnh gia sinh vật hoang dã người Anh Jeremy Holden, người đầu tiên phát hiện loài Nepenthes holdenii .
N. holdenii và N. bokorensis nhìn khá giống nhau và cùng xuất hiện tại các dãy núi nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên N. holdenii hiếm hơn và chỉ vài nhà nghiên cứu biết nơi chúng mọc.
"Loài cây của tôi [ N. holdenii] mọc ở vài nơi bí mật ở dãy núi Cardamom phía tây nam Campuchia. Bokorensis xuất hiện ở nơi dễ tiếp cận hơn ở Phnom Boko và phát triển mạnh trong vài năm gần đây", theo ông Holden.
Đây không phải là lần đầu tiên cơ quan chức năng Campuchia cảnh báo về việc không nên gây hại đối với những loài thực vật quý hiếm này. Giới chức Bộ Môi trường Campuchia từng kêu gọi người dân bảo tồn 2 loài thực vật trên vào tháng 7.2021 để chúng không bị tuyệt chủng.
Loài cây này sống ở vùng đất dinh dưỡng kém và bổ sung chất dinh dưỡng bằng các dùng mật và mùi ngọt thu hút và bẫy côn trùng để tiêu hóa dần.
Môi trường sống của loài thực vật ăn côn trùng này ở Campuchia đã thu hẹp dần do phát triển nông nghiệp trên đất tư nhân và ngành du lịch phát triển đến những khu vực được bảo vệ.
Giới chuyên môn kêu gọi người dân có thể chụp ảnh với chúng nhưng không nên hái, nhất là bộ phận giống "của quý", vì đây là bộ phận giúp chúng có chất dinh dưỡng để sinh tồn.
Mở mộ vua Ai Cập Tutankhamun, chuyên gia choáng váng thấy thứ này Hầu hết cổ vật được phát hiện trong mộ vị vua Ai Cập Tutankhamun đều được làm bằng vàng, trong đó, riêng quan tài được làm bằng 110 kg vàng ròng. Ngày 4/11/1922, một nhóm nghiên cứu do nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter đứng đầu đã khai quật lăng mộ, có xác ướp của vua Tutankhamun, hay còn gọi là...