Cận cảnh “thợ săn chiến hạm” uy lực nhất Nga vừa điều khẩn cấp tới Crimea
Theo thông tin từ báo Business Online của Nga, Hải quân Nga đang lên kế hoạch điều chuyển 3 tàu tên lửa tàng hình Buyan-M đầu tiên (theo kế hoạch trang bị cho Đội tàu Caspian) và ký thêm hợp đồng với nhà máy Zelenodolsky Gorky để đóng 3 tàu tên lửa cùng loại để điều đến Hạm đội Biển Đen và bảo vệ Crimea.
Project 21631 Buyan-M là lớp tàu hộ tống tàng hình cực mạnh của Hải quân Nga. Grad Sviyazhsk là chiếc đầu tiên được đóng trong dự án Buyan-M, với thiết kế góc cạnh giảm độ bộc lộ tín hiệu radar.
Tàu có chiều dài 74,1m, chiều rộng 11m và mớn nước 2,6m, lượng dãn nước 949 tấn và tốc độ di chuyển lên đến 25 hải lý/h.
Kalibr-NK được coi là hệ thống tên lửa uy lực nhất, được mệnh danh là “ Tomahawk” của hải quân Nga hiện nay – mà theo thông tin không chính thức- có tầm bắn 375km đối với tàu mặt nước và 2.600km đối với mục tiêu bờ.
Ngoài phân hạm đội Caspi, các tàu lớp Projekt 21631 sẽ được trang bị cho Hạm đội Biển Đen của Nga.
Video đang HOT
Tàu Grad Scyazhsk được khởi đóng tại Nhà máy Zelenodolsk vào ngày 27.8.2010.
Vũ khí tấn công chủ lực của tàu hộ tống Buyan-M là 8 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M54 Kaliber (NATO gọi là SS-N-27) đặt trong các ống phóng thẳng đứng. Tên lửa này có tầm bắn đạt tới 300km. Tàu còn được trang bị 1 bệ phóng tên lửa phòng không với 12 đạn tên lửa Igla-1M (3M-47 Gibka) sẵn sàng chiến đấu. Tên lửa Igla-1M có thể tiêu diệt hiệu quả các loại mục tiêu trên không trong cự ly tới 15km.
Buyan-M sử dụng pháo hạm 100mm A-190, đạt tầm bắn hiệu quả 23km, tốc độ bắn 80 phát/phút. Đặc biệt, để chống lại các mối đe dọa tên lửa chống hạm của đối phương, Buyan-M sử dụng tổ hợp phòng thủ tầm gần 12 nòng 30mm AK-630M-2 Duet, pháo có tốc độ bắn lên tới 10.000 phát/phút.
Tàu thứ hai là Uglich ( số hiệu 632) được khởi đóng ngày 22.7.2011, tàu thứ ba Veliky Ustyug – 27.8.2011 (số hiệu 633), tàu thứ tư Green Dol (số hiệu 634) khởi đóng ngày 29.8.2012 và Serpukhov (số hiệu 635) khởi đóng ngày 25.1.2013.
Theo B.B.H
Lao động
Đối sách của Nga, NATO, Mỹ với Ukraina
Truyền hình Nga cho hay Hạ viện Nga (Duma Quốc gia) đã bỏ phiếu để bãi bỏ các thỏa thuận giữa Nga và Ukraina về Hạm đội Biển Đen.
Duma Quốc gia loại bỏ tổng cộng bốn thỏa thuận về tình trạng của căn cứ hải quân tại thành phố Sevastopol. Trong đó có bao gồm thỏa thuận năm 1997 và giữa Moscow và Kiev, mà theo đó, Nga chính thức nhận lại một phần hạm đội Biển Đen của Liên Xô và bắt đầu thuê căn cứ hải quân Sevastopol của Ukraina, cũng như thỏa thuận 2010 kéo dài thời gian thuê căn cứ tới năm 2042, với phương án kéo dài thời gian thêm 5 năm nữa.
Hạm đội Biển Đen của Nga tại Sevastopol .
Nay các nghị sĩ Nga quyết định việc Crưm sáp nhập Nga đã kết thúc thỏa thuận trên, nên Nga không phải trả tiền thuê căn cứ.
Có tất cả 443 phiếu thông qua trên tổng số 450 nghị sĩ bỏ phiếu cho động thái này. Trong ngày hôm nay, Hội đồng Liên bang Nga sẽ bỏ phiếu về vấn đề này, sau đó luật sẽ đi vào hiệu lực nếu như được thông qua.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây dương hôm nay đã quyết định về các biện pháp củng cố quan hệ với các quốc gia Đông Âu vốn đang lo ngại về việc Nga sáp nhập Crưm, và tìm cách tăng cường lực lượng quốc phòng Ukraina.
Hãng tin Reuters cho biết 28 ngoại trưởng NATO sẽ lựa chọn các phương án, từ việc tăng cường tập trận và gửi thêm quân tới các quốc gia thành viên ở Đông Âu, cho tới việc đóng căn cứ thường trực của liên minh này tại đây.
Một quan chức ngoại giao cấp cao của NATO cho hay cuộc khủng hoảng tại Crưm có thể dẫn tới việc thảo luận đóng quân thường trực tại các quốc gia Đông Âu. Trong mắt Nga thì biện pháp này có thể bị coi là gây hấn.
Trước đó, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes cho biết Mỹ có thể tăng cường triển khai tạm thời các lực lượng bộ binh và hải quân tới các đồng minh NATO tại Đông Âu.
Các lược lượng của Mỹ tại châu Âu đã rút dần từ 300.000 người trong những năm cuối Chiến tranh Lạnh, xuống còn 100.000 người vào năm 2005.
Trong năm 2014, con số này ước tính vào khoảng 80.000 người.
Về khoản viện trợ 1 tỉ USD mà Quốc hội Mỹ thông qua để chuyển cho Ukraina, cựu Nghị sĩ Ron Paul đã có bài viết chỉ trích mạnh mẽ động thái này, coi đây là một việc làm rất dở cho cả người đóng thuế tại Mỹ cũng như công dân Ukraina.
Trong bài viết, cựu ứng viên Tổng thống Mỹ nói rằng khoản viện trợ này sẽ đặt Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chịu trách nhiệm cho nền kinh tế Ukraina, dùng tiền để &'thúc đẩy dân chủ' một cách vô ích và cộng thêm là các lệnh trừng phạt với Nga.
Ông cũng cáo buộc chính quyền Mỹ đã cố tình phớt lờ vai trò của mình trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Đông Âu.
Cựu Nghị sĩ Mỹ cũng phân tích rằng kế hoạch kinh tế mà IMF phác thảo nên sẽ làm tăng giá năng lượng và thuế tại Ukraina, cũng như làm giảm lương và khiến cuộc sống người dân bình thường ở Ukraina thêm khó khăn.
"Khoản tiền 1 tỉ USD này dành cho Ukraina không chỉ là một khoản thâm hụt với người đóng thuế tại Mỹ, mà còn rất tệ đối với người Ukraina. Chẳng có bất kỳ người Ukraina nào nhìn thấy một xu từ số tiền này, vì nó sẽ được dùng để cứu trợ tài chính cho các ngân hàng quốc tế hiện đang giữ số nợ của chính phủ Ukraina" - ông Ron Paul phân tích.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Hạ viện Nga hủy thỏa thuận hạm đội Biển Đen với Ukraine Duma quốc gia, tức Hạ viện Nga ngày 31/3 đã bỏ phiếu hủy thỏa thuận giữa Mátxcơva và Kiev về hạm đội Biển Đen, đồng thời đình chỉ việc thanh toán tiền thuê căn cứ hải quân Sevastopol cho Ukraine cũng như ngừng việc xóa nợ cho nước này. Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ không trả tiền thuê cho Ukraine Theo...