Cận cảnh thiệt hại nặng nề tại Nam Định hậu bão số 1
Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định, tính đến sáng 30.7, toàn tỉnh có khoảng 1.900 cột điện trung thế bị đổ nghiêng; 13.000 cột điện hạ thế bị gãy, đổ, hư hỏng, nhiều đường dây điện bị đứt và mất điện toàn tỉnh.
Theo đó, có hàng chục nghìn cây xanh, cây cổ thụ bị đổ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông. Từ chiều 28.7, tỉnh đã huy động 100% lực lượng thợ điện, Công ty Cây xanh và Môi trường đô thị tỉnh, các đơn vị viễn thông, quân đội, đoàn thanh niên… tham gia thu dọn những cây đổ để giải phóng giao thông. Ngành điện cũng đang khẩn trương dựng lại các cột đổ, nối dây, thay những trạm bị hư hỏng để kịp thời cấp điện phục vụ cho nhân dân. Trên dọc các tuyến đường, có hàng chục biển quảng cáo lớn bị gió bẻ gãy, hư hỏng nặng.
Bên cạnh đó, trong ngày 28.7, toàn tỉnh có khoảng 74.100ha/77.800ha lúa mùa bị ngập (chiếm 95%). Đến nay cơ bản các diện tích đã được tiêu úng, chỉ còn khoảng 20% bị ngập; 8.500ha rau màu các loại bị dập nát, gần như mất trắng.
Ngoài ra, còn có 7 tàu, 75 bè mảng và 4 tàu giao thông bị sóng đánh chìm, hư hỏng nặng. Hàng nghìn lều chòi trông coi ngao bị tốc mái, sập, hàng trăm hécta nuôi trồng thủy sản bị nước ngập phẳng. Hơn 100 lồng bè nuôi cá trên sông Hồng bị sóng đánh chìm, trôi dạt 6 – 7km, hư hỏng toàn bộ… thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Dưới đây là những hình ảnh, do PV Dân Việt ghi lại:
Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, 105 chiếc lồng bè với hàng trăm tấn cá của gia đình các ông Trần Anh Tráng, Trần Anh Tuấn, Phan Văn Cảnh, Phan Đình Chiểu, Nguyễn Văn Tung, xã Xuân Châu (Xuân Trường, Nam Định) đã bị sóng đánh chìm, bẹp rúm và đẩy về phía thượng nguồn cách vị trí ban đầu khoảng 7km khiến cá mất trắng, lồng bè hư hỏng toàn bộ.
Cảnh tượng đống đổ nát, tan hoang nhìn rất xót xa. Theo ông Chiêu, với 105 chiếc lồng bè bị cuối trôi, hư hỏng toàn bộ, thiệt hại lên đến khoảng 35 tỷ đồng.
Hai ngày nay, các hộ phải huy động hàng chục anh em họ hàng đi ngược sông để trục vớt số bè hư hỏng bị sóng đánh dạt vào bờ.
Video đang HOT
Nhiều tấm biển quảng cáo lớn trên QL21A cũng bị gió đánh sập, bẹp rúm.
Một tấm biển quảng cáo lớn của VNPT huyện Trực Ninh bị gió đánh gục tại chỗ.
Bão số 1 đã bẻ gãy, xô đổ hàng nghìn cây xanh, cây cổ thụ của tỉnh Nam Định.
Hàng trăm cột điện trung thế bị gió quật đổ, xô nghiêng, dẫn đến toàn tỉnh mất điện.
Nhiều cột dây viễn thông cũng bị xô nghiêng, bẻ gãy.
Hàng nghìn cột điện loại nhỏ, hạ thế bị gió bẻ gãy như bẻ que đũa.
Hàng nghìn hécta hoa màu bị hư hỏng nặng.
Tỉnh Nam Định đã huy động toàn bộ lực lượng của Công ty Cây xanh và Môi trường đô thị, công an, bộ đội, đoàn thanh niên… tham gia thu dọn những cây đổ, giải phóng giao thông.
Theo Danviet
Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương mất điện diện rộng sau bão số 1
Hệ thống lưới điện trung áp 22KV và 10KV bị hư hỏng chưa khắc phục được, toàn tỉnh Ninh Bình bị mất điện.
Thời tiết ở Ninh Bình đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, hậu quả của mưa bão cường độ mạnh đêm qua vẫn nặng nề. Hệ thống lưới điện trung áp 22KV và 10KV bị hư hỏng chưa khắc phục được, toàn tỉnh bị mất điện; hàng nghìn nhà dân bị tốc mái; hàng chục nghìn cây lâu năm bị đổ.
Hàng chục nghìn ha lúa của Ninh Bình vẫn đang bị ngập úng nặng.
Đến cuối giờ chiều 28/7, toàn tỉnh Ninh Bình vẫn còn 36.000 ha lúa và hoa màu đang chìm trong nước.
Theo các chuyên gia về nông nghiệp, nguyên nhân dẫn đến hàng chục nghìn ha lúa có nguy cơ mất trắng ở Ninh Bình là do vụ mùa năm nay, ngành nông nghiệp và người dân chủ quan khi thực hiện phương thức gieo sạ thẳng đối với 4/5 diện tích khiến lúa chịu úng kém.
Mặc dù địa phương có tới hơn 200 máy bơm tiêu úng nhưng đến nay mới chỉ vận hành được gần 60 máy bơm do tình trạng mất điện đang diễn ra diện rộng ở cả 7 huyện và thành phố.
Mưa bão đã làm hệ thống lưới điện trung áp của đường đường dây cung cấp điện chính bị hư hỏng nặng, gãy đổ 185 cột điện trung thế và trên trên 1000 cột hạ thế, chưa thể khắc phục được ngay. Bên cạnh đó, bão số 1 cũng làm nhiều nhà máy trong khu công nghiệp và hơn 1000 nhà dân bị tốc mái hoặc đổ tường bao. Hàng nghìn cây xanh bị đổ ngã. Đến nay, tỉnh Ninh Bình chưa ghi nhân thiệt hại về người trong cơn bão số 1
Còn tại Nam Định, do ảnh hưởng của bão, 7 tàu thuyền đã bị chìm khi đang trên đường vào nơi tránh trú bão, trong đó 6 tàu của ngư dân và 1 tàu của cảnh sát đường thuỷ. 1 tàu hiện đang bị mất tích và 4 tàu giao thông bị hư hỏng do sóng đánh đâm xô vào nhau.
Bão số 1 cũng làm đê điều tại 6 huyện là Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy và Nghĩa Hưng bị thiệt hại ở nhiều vị trí như: kè Hồng Hà (huyện Mỹ Lộc); kè Quy Phú, Quán Các, Vị Khê, Tương Nam (huyện Nam Trực); kè Mặt Lăng, Hợp Hoà, Lộ Xuyên, Phượng Tường (huyện Trực Ninh); kè Hạc Châu, Phú Ân, Hạ Miêu, Ngô Đồng (huyện Xuân Trường); kè Cống Chúa, Cồn 3, Cồn 4 (huyện Giao Thuỷ) và đê bối Ngọc Lâm. Hơn 10.000 cột điện bị gẫy đổ, nhiều đường điện bị hư hỏng gây mất điện diện rộng.
Trên địa bàn các huyện, thành phố, nhiều cây cối bị đổ gãy, nhà cửa bị tốc mái, hư hỏng; các địa phương đang thống kê số liệu cụ thể. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Môi trường đô thị Nam Định đang huy động lực lượng thu gom cành lá của các cây đổ và dọn dẹp vệ sinh đường phố....
Hải Dương: Mưa bão gây mất điện và ngập úng nhiều diện tích lúa
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1, từ tối qua đến sáng nay (28/7), trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có mưa vừa và mưa to. Một số huyện, như: Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Thanh Hà, Kim Thành, Kim Môn, Gia Lộc và Bình Giang, lượng mưa đo được vượt quá 100 ly, gây ngập úng khoảng 7.500 héc ta lúa, trong đó diện tích ngập trắng và ngập phất phơ lên đến trên 4 nghìn héc ta. Mưa và gió lớn cũng gây sự cố cho 46 đường dây trung áp, làm mất điện ở 12 huyện, thị xã, thành phố.
Diện tích lúa bị ngập chủ yếu là lúa mới cấy, lúa gieo vãi hoặc khu vực có chân ruộng trũng, thấp. Hàng loạt trạm bơm tiêu úng ở các huyện bị mất điện trong thời gian dài khiến cho tình trạng ngập úng càng trầm trọng hơn. Đến 16 giờ chiều nay (28/7), Công ty Điện lực Hải Dương đã khôi phục xong 24 đường dây và cấp điện trở lại, còn 8 đường dây tại các huyện Nam Sách, Cẩm Giàng, Thanh Miện, Kinh Môn, Gia Lộc và thành phố Hải dương Điện lực Hải dương đang khẩn trương khắc phục.
Các trạm bơm tiêu úng tại các địa phương cũng được cấp điện trở lại để phục vụ công tác chống úng. Theo tính toán của các địa phương nếu trong thời gian tới không có mưa lớn, đồng thời nguồn điện cho các trạm bơm tiêu được khôi phục thì tình trạng lúa bị ngập úng sẽ được khắc phục ngay trong tối và đêm nay, cơ bản không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Theo VOV
Bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, trong 2 giờ qua, bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Lúc 6 giờ ngày 28/7, ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10. Tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ Kinh Đông; trên khu vực...