Cận cảnh tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân khủng lớp Victor Nga
Với mục tiêu mở rộng và hiện đại hóa năng lực hải quân quốc gia, Nga sẽ phải chi khoảng 2,2 tỷ USD để tháo dỡ các tàu ngầm hạt nhân khủng “hết đát”.
Năm 2009, tàu ngầm hạt nhân khủng lớp Victor của Nga đã được đưa tới một nhà máy tại thành phố cảng phía đông Vladivostok, gần bán đảo Triều Tiên, để tháo dỡ.
Với chiều dài 107 m, tàu ngầm hạt nhân lớp Victor dài hơn cả một sân bóng đá.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Victor được Liên Xô cũ (USSR) đưa vào biên chế trong lực lượng hải quân vào năm 1967.
Video đang HOT
Liên Xô cũ đã triển khai dự án Project 671 vào năm 1959 mà trong đó tàu ngầm lớp Victor được sản xuất theo hình giọt nước, cho phép nó di chuyển với tốc độ cao.
Liên Xô cũ sản xuất tàu ngầm Victor với mục địch ban đầu là bảo vệ hạm đội tàu chiến mặt nước và ngăn chặn các cuộc tấn công từ tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Mỹ.
Con tàu này hiện cư ngụ tại Zvezda hay còn gọi là nhà máy Star, phía đông thành phố Vladivostok của Nga.
Quá trình xử lý những nhiên liệu đã qua sử dụng và phế thải hạt nhân khiến chương trình tiêu hủy con tàu này trở thành một trong những dự án tốn tiền và thời gian nhất. Qớc tính, Nga sẽ phải chi khoảng 2,2 tỷ USD để phá dỡ toàn bộ số tàu ngầm hạt nhân “hết đát”.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
Theo Infonet
Cuộc đua tàu ngầm lặn lâu
Nga đang tích cực tham gia cuộc đua chế tạo tàu ngầm phi hạt nhân mới trên thế giới. Các tàu ngầm Nga có thể lặn lâu tới 25 ngày và sẽ là mặt hàng xuất khẩu có giá.
Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định bắt đầu đưa vào chế tạo hàng loạt hệ thống động lực yếm khí độc lập (VNEU) cho Tàu ngầm phi hạt nhân (NNS) tương lai. RIA Novosti dẫn một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quân sự LB Nga cho biết "đã có quyết định chế tạo hàng loạt VNEU sử dụng cho các tàu ngầm mới Dự án 677 &'Lada'. Việc thử nghiệm bản makét VNEU trong phòng thí nghiệm đã thành công. Các thực nghiệm tiếp theo sẽ được tiến hành trực tiếp trên tàu ngầm".
Nhu cầu từ lâu
Tàu ngầm là vũ khí đặc biệt. Xuất hiện bất ngờ, nó có thể tạo ra cú đòn chí mạng cho các tàu chiến kẻ địch, công trình trên bờ, đánh đắm đoàn tàu thương mại và sau đó biến mất trên đại dương bao la. Vấn đề duy nhất là liệu tàu ngầm có thể ẩn nấp bao lâu dưới mặt nước. Các tàu ngầm hạt nhân hiện đại có thể lặn trong thời gian tới 3 tháng. Tuy nhiên tàu ngầm diesel-điện cần thường xuyên nổi lên từ đáy biển sâu sau khoảng thời gian từ 2-5 giờ để khởi động động cơ diesel, nạp điện vào ắc quy. Vì vậy, vào thập niên 50 thế kỷ trước, tại tất cả các nước trên thế giới, các viện thiết kế chế tạo (ngoại trừ Mỹ, chọn cách mua chứ không chế tạo NNS), đã bắt tay phát triển VNEU, cho phép tàu ngầm phi hạt nhân hoạt động dưới nước từ 15-20 ngày. Chủ đề này thu hút sự quan tâm lớn trên thị trường, vì chỉ có một số quốc gia trên thế giới có khả năng chế tạo và sử dụng tàu ngầm hạt nhân. Còn tàu ngầm phi hạt nhân được sử dụng tại hầu như tất cả các nước.
"Đi đầu" trong lĩnh vực trên là Đức (điều không bất ngờ nếu tính tới truyền thống của nước này trong lĩnh vực tàu ngầm) và Thụy Điển. Các công ty chế tạo tàu ngầm Đức từ cuối thập niên 1990 đã chế tạo hàng loạt tàu ngầm Dự án 212214, trang bị động cơ hybrid, hoạt động hoàn toàn tự động không cần bảo dưỡng. Động cơ này gồm cụm diesel để hoạt động trên mặt nước, hệ thống nạp và các ắc qui bạc-kẽm cùng VNEU để vận hành tiết kiệm dưới nước dựa trên pin nhiên liệu (fuel cell). Hệ thống động lực yếm khí cho phép tàu có thể lặn trong 20 ngày. Hiện NNS trang bị VNEU do Đức chế tạo, với các biến thể khác nhau, đang thuộc phiên chế quân đội Đức, Italia, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Hàn Quốc và một số nước khác.
Tập đoàn Kockums Submarin Systems của Thụy Điển, cuối thế kỷ trước bắt đầu chế tạo tàu ngầm lớp Gotland sử dụng VNEU dựa trên động cơ Stirling. Các tàu ngầm này có thể hoạt động dưới nước mà không cần xạc ắc qui 20 ngày. Hiện NNS sử dụng động cơ Stirling không chỉ có ở các nước Scandinavia, mà còn được Australia, Nhật Bản, Singapore và Thái Lan sử dụng.
Tàu ngầm Dự án 677 lớp Lada.
Pháp đi theo con đường chế tạo VNEU Skorpen chạy bằng ethanol và ôxy lỏng, bắt đầu được trang bị cho các tàu ngầm lớp Agosta. Nay các tàu ngầm với VNEU không chỉ được sử dụng ở Pháp mà còn tại Chile... Ngoài ra, trên cơ sở công nghệ động cơ diesel chu trình kín, các kỹ sư Italia đã chế tạo VNEU cho tàu ngầm nhỏ và siêu nhỏ.
Có thể nói, ứng dụng VNEU là xu thế chính trong việc phát triển tàu ngầm phi hạt nhân 30 năm qua. Các động cơ này đơn giản hơn, chế tạo và vận hành rẻ hơn, trong khi giá rẻ hơn tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa. Các tàu ngầm phi hạt nhân này cũng được trang bị tên lửa có cánh, như tàu ngầm Dự án 212 của Đức hay tàu ngầm Nguyên (Yuan) của Trung Quốc, khiến các tàu ngầm này trở thành công cụ đe dọa ghê gớm tới các công trình trên đất liền của kẻ thù tiềm tàng trong giai đoạn "chiến tranh duyên hải".
Phát triển từng bước
Nga hiện không có tàu ngầm ứng dụng VNEU. NNS thế hệ thứ 3 nổi tiếng nhất của Nga thuộc Dự án 877 (lớp Paltus) và Dự án 636.3 (lớp Varshavyanka), vận hành giống như các tàu ngầm đời trước trong Chiến tranh Thế giới thứ II bằng động cơ diesel và điện. Dù các nước khác đã phát triên công nghệ VNEU vào thập niên 80-90 thế kỷ trước. Tuy nhiên việc bắt đầu ứng dụng công nghệ này chỉ vào thời điểm 2010-2011, khi chính phủ Nga dành lượng ngân sách thực sự lớn để hiện đại hóa quân đội và hải quân. Vì vậy Cục thiết kế trung ương Rubin - nhà phát triển tàu ngầm chính của Nga hiện đã bắt đầu thử nhiệm nguyên mẫu đầy đủ của VNEU cho NNS trong tương lai của Hải quân Nga và để phục vụ xuất khẩu.
Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã hoàn tất thành công và động cơ mới nhiều khả năng sẽ được tiếp tục thử nghiệm trên các tàu ngầm thứ hai (Kronstadt) và thứ 3 (Sevastopol) thuộc Dự án Project 677 (lớp Lada), vốn được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi. Chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc dự án này - St Petersburg, đã được Hải quân Nga tiếp nhận để vận hành thử nghiệm hồi tháng 5/2010.
Trong thời gian vận hành, con tàu gây ra cho quân đội và các nhà thiết kế Nga rất nhiều cơn đau đầu. Trong đó có vấn đề hệ thống động lực diesel-điện giai đoạn đầu tiên chỉ tạo ra không quá 70% công suất dự kiến. Tuy nhiên hiện hầu hết các khiếm khuyết đã được xử lý và vào cuối năm nay, tàu ngầm lớp Lada, thế hệ NNS thứ 4, sẽ chính thức đưa vào phiên chế Hải quân Nga.
Phiên bản xuất khẩu của Lada - Amur-950 có thể tiến hành các cuộc tấn công bằng ngư lôi-tên lửa vào các mục tiêu trên biển cũng như trên đất liền bằng 4 ống phóng ngư lôi và 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng. Amur-1650 có tầm phát hiện mục tiêu dưới nước ở xa hơn, nhờ trang bị hệ thống sonar đặc biệt. Cả 2 phiên bản này đều có thể lặn sâu 300m. Tốc độ di chuyển dưới biển của Amur là 21 hải lý/giờ, tàu có thể vận hành tự động trong 45 ngày.
Để giảm tiếng ồn, tàu sử dụng thiết bị giảm chấn, động cơ điện đẩy mọi chế độ với nam châm thường trực, thân tàu phủ chất liệu "Molnia", trang bị thiết bị thu tín hiệu âm thanh ngầm ứng dụng VNEU của Nga, sử dụng cho bản Lada xuất khẩu, được ít người biết tới. Cũng như của người Đức, động cơ của Nga được dựa trên máy phát điện hóa. VNEU của Nga cho phép tăng thời gian lặn dưới nước lên 25 ngày. Ngoài ra bản Lada xuất khẩu, kể cả sử dụng VNEU, cũng sẽ rẻ hơn nhiều tàu ngầm Dự án 212214 của Đức, cho phép các nhà đóng tàu Nga còn thể đặt niềm tin vào tiềm năng xuất khẩu. Dự kiến vào cuối thập niên này, Hải quân Nga sẽ nhận 5 tàu ngầm phi hạt nhân mới thế hệ thứ 4.
Theo Tin Tức
Tên lửa Bulava của Nga thử nghiệm thành công Hôm qua Nga đã phóng thành công tên lửa đạn đạo Bulava từ tàu ngầm lớp Borey. RIA Novosti đưa tin Nga đã phóng thử thành công một tên lửa Bulava từ tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Borey mang tên Vladimir Monomakh theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga hôm nay. Tên lửa đã được phóng từ một vị trí...