Cận cảnh tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm gây hư hỏng
Những vết đâm, vết nứt, gương vỡ…của hai tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm trong quá trình làm nhiệm vụ đẩy đuổi giàn khoan 981 đã nói lên tất cả.
Sáng 22/5, tại cầu cảng Sông Thu (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), hai tàu của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam KN 766 và KN 767 bị tàu Trung Quốc đâm gây hư hỏng trong quá trình làm nhiệm vụ đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam, đang được nhanh chóng sửa chữa.
Trong đó tàu KN 766 bị hư hỏng nặng nhất. Nhiều “vết thương” trên tàu còn mới. Đây là những bằng chứng “tố” sự hung hăng của các tàu Trung Quốc trên biển Đông.
Các công nhân sửa chữa tàu làm việc trong điều kiện thời tiết nắng nóng nhưng họ vẫn vui vẻ bởi đây là nhiệm vụ thiêng liêng, ai cũng tự hào.
Một công nhân đang hàn lại thành tàu bị tàu Trung Quốc đâm gây hư hỏng cho biết: “Ngoài kia anh em làm nhiệm vụ còn vất vả, gian khổ hơn nhiều. Anh em chúng tôi ở đất liền khổ mấy cũng chịu được, mong sao nhanh chóng sửa chữa lại những con tàu để tiếp tục ra Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền”.
Nhiều vết đâm của tàu Trung Quốc đâm vào khu vực buồng lái của tàu Kiểm ngư Việt Nam còn mới. Các công nhân đang nhanh chóng khắc phục…
Kính và thân tàu bị vỡ, móp. Điều này minh chứng rằng lực đâm rất mạnh.
Nhiều thiết bị bên trong buồng lái cũng bị hư hỏng, đang được sửa chữa lại.
Video đang HOT
Lan can và mạn tàu phía bên trái của tàu KN 766 bị tàu Trung Quốc đâm gây hư hỏng nặng.
Bồn nước trên tàu KN 766 cũng bị tàu Trung Quốc đâm móp méo, biến dạng.
Ba thanh đệm va của tàu Trung Quốc lúc đâm vào tàu Kiểm ngư Việt Nam văng sang tàu KN 767.
Một số đèn trên tàu KN 766 cũng bị hư hỏng.
Máy điều hòa lắp ở ngoài tàu, trên cao ở tàu KN 766 cũng bị tàu Trung Quốc đâm nát bét.
Được biết, sau khi được sửa chữa, khắc phục, hai tàu của lực lượng Kiểm ngư này sẽ lại tiếp tục nhanh chóng ra Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền.
Theo Giáo Dục
'Vết thương' trên những thân tàu từ Hoàng Sa
Những ngày qua, nhiều người đi ngang quân cảng Đà Nẵng chứng kiến những con tàu của lực lượng kiểm ngư, Cảnh sát biển từ Hoàng Sa trở về với những &'vết thương' trên thân tàu. Ai ai cũng căm phẫn, và có người đã bật khóc...
Vết thương trên những thân tàu
Như VietNamNet đã đưa, nhiều con tàu của lực lượng Cảnh sát biển, kiểm ngư đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ngoài biển Hoàng Sa đã bị tàu Trung Quốc cố tính đâm vào gây hư hỏng.
Tàu CSB 2013 là một trong những con tàu bị các tàu Trung Quốc đâm vừa trở về từ Hoàng Sa để sữa chữa tại quân cảng Đà Nẵng hôm 14/5.
Tàu Cảnh sát biển tại quân cảng Kỳ Hà, Núi Thành chuẩn bị nhổ neo ra lại Hoàng Sa làm nhiệm vụ
Phút thư giãn tại tổng hành dinh vùng 2 cảnh sát biển của anh em chiến sĩ chuẩn bị lên đường ra Hoàng Sa
Thượng úy Hoàng Tuấn Anh, thuyền trưởng tàu CSB 2013 kể: "Suốt từ ngày Trung Quốc gây hấn tại vùng biển Hoàng Sa, tàu của lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư liên tục bị hàng trăm lượt tàu Trung Quốc tấn công và đâm húc".
Thượng úy Anh nhớ như in giờ phút đối mặt với hàng chục tàu Trung Quốc hung hăng vây quanh. Tuy nhiên, các chiến sĩ vẫn bình tĩnh đối phó.
"Tàu CSB 2013 cùng Biên đội tàu Cảnh sát biển Việt Nam tiến vào khu vực lắp đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển chủ quyền Việt Nam, thì bất ngờ bị hai tàu hải cảnh TQ mang số hiệu 32101 và 37101 ép sát kẹp chặt vào giữa và tới tấp dùng vòi rồng phun vào.
Trước tình thế hiểm nguy, anh em trên tàu bình tĩnh điều khiển tàu tăng tốc. Nhưng do bị kẹp chặt, một chiếc hải cảnh lao vào khiến tàu CSB 2013 "bị thương" ở mạn phải. Hàng lan can dài khoảng 8 mét bị gãy đổ, phần con lươn mạn phải bị móp với chiều dài khoảng 3 m" - Thượng úy Anh kể.
Mặc dù "bị thương tích" nhưng con tàu cùng lực lượng cảnh sát biển Việt Nam không hề nao núng và bình tỉnh thoát khỏi vòng vây của tàu Trung Quốc hung hăng.
Trong khi đó, tại tổng hành dinh Vùng 2 Cảnh sát biển ở quân cảng Kỳ Hà, huyện Núi Thành (Quảng Nam), liên tục có những con tàu xuất bến, lên đường làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa.
Thân tàu Kiểm ngư đầy thương tích do bị tàu Trung Quốc đâm đang trở về cảng Đà Nẵng để sữa chữa.
Chúng tôi gặp Đại úy Đặng Lê Sơn, Thuyền trưởng tàu CSB 2015 đang cùng đồng đội chuẩn bị đưa tàu trở lại Hoàng Sa làm nhiệm vụ. Con tàu CSB 2015 đã cập cảng &'chữa thương' do bị tàu Trung Quốc đâm.
"Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 16-5-2014 tàu CSB CSB 2015 Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 ở cự ly khoảng 5,5 hải lý thì 3 tàu Trung Quốc bao vây. Các tàu của Trung Quốc gồm tàu 3411 vây ép mạn phải và tàu 46001 vây ép mạn trái tàu CSB 2015.
Khi hai tàu Trung Quốc kẹp tàu CSB 2015 vào giữa thì bất ngờ tàu thứ 3 của Trung Quốc lao thẳng vào tàu CSB 2015 gây hư hỏng nặng" - Đại úy Sơn kể.
Điểm tựa hậu phương
Đại tá Nguyễn Quang Trung, Chỉ huy trưởng Vùng CSB 2 bảo rằng, suốt gần 1 tháng qua, lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư luôn sát cánh bên nhau thành một khối thống nhất để bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Chính trị viên tàu CSB 2015, Thượng úy Đỗ Vũ Hiệp cho biết, dù tàu Trung Quốc hung hăng, tìm cách gây hấn nhưng lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam vẫn luôn kiên nhẫn, kiềm chế với thái độ ôn hòa.
"Chúng tôi luôn cảnh giác và xác định không lùi bước!" - Thượng úy Hiệp khẳng định.
Còn Thượng úy Ngô Thái Cảnh, Thuyền trưởng tàu 9002 thì khẳng định: "Suốt những ngày căng thẳng, mỗi một cán bộ chiến sĩ đều xác định nhiệm vụ bảo vệ biển đảo Tổ quốc lên trên hết. Chúng tôi vững vàng, tự tin, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh. Bởi đằng sau chúng tôi là hậu phương vững chắc".
Đại tá Nguyễn Quang Trung kể rằng, suốt gần 1 tháng qua, ông và đồng đội gần như không đêm nào ngủ ngon giấc.
Khi ngồi tâm sự, vị chỉ huy này nhớ vanh vách từng hoàn cảnh của anh em như Thượng úy Lê Trung Thành, Thuyền trưởng tàu CSB 4033, nhận nhiệm vụ lên đường khi mẹ bị bệnh nặng đang phải cấp cứu tại bệnh viện.
Còn Thiếu úy Nguyễn Văn Toản, Chính trị viên tàu CSB 2012, mới cưới vợ được 3 ngày cũng phải lên đường.
Hàng chục cán bộ chiến sĩ như Trịnh Văn Tuấn, Vũ Xuân Tiến, Phạm Xuân Hùng, Nguyễn Thành Công, Hồ Trung Sơn, Phạm Văn Doanh... Mỗi người một hoàn cảnh với đầy rẫy khó khăn trong cuộc sống và cảnh vợ con ngóng đợi trên bờ.
Đại tá Trung tâm sự: Suốt những ngày khó khăn gian khổ, đối mặt với hiểm nguy, lực lượng cảnh sát biển vùng 2 nói riêng và lực lượng cảnh sát biển nói chung đã nhận được sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ của đồng bào cả nước và ở nước ngoài. Điều đó đã giúp chúng tôi vững tin để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng với Tổ quốc!
Theo Vietnamnet
Biển Đông: Chớ mắc mưu 'cùng có lợi' Quan điểm của TQ xưa nay luôn như thế. Đây là cái cách mà tôi tạm gọi là "mưu mô" của TQ, tức là biến vùng không tranh chấp trở thành vùng có tranh chấp. LTS:Tuần Việt Nam giới thiệu phần 3 cuộc trò chuyện với TS. Ngô Hữu Phước, trưởng bộ môn Luật quốc tế, trường ĐH Luật TP.HCM. Kiện thế nào,...