Cận cảnh tàu đổ bộ của Nhật Bản tại cảng Tiên Sa
Sáng 6/6, Tàu đổ bộ JS Kunisaki (LST 4003) của lực lượng tự vệ hàng hải Nhật Bản cùng với thủy thủ đoàn đa quốc gia đến từ Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản đã cập cảng Tiên Sa (TP Đà Nẵng) để tham gia Chương trình đối tác Thái Bình Dương 2014.
Tư lệnh của chương trình đối tác Thái Bình Dương – Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Brian Shipmam, Phó tư lệnh của chương trình – Đại tá Yoichi Matsui của lực lượng tự vệ hàng hải Nhật Bản, Tham mưu trưởng chương trình – Trung tá John Cronnin của quân đội Úc đại diện cho các quốc gia tham dự lễ đón tại cảng. Phía Việt Nam có lãnh đạo Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng, Sở Y tế Đà Nẵng cùng các ban, ngành.
Tàu đổ bộ JS Kunisaki của Nhật Bản đã đến Đà Nẵng sáng 6/6
Chương trình sẽ kéo dài trong 9 ngày, tập trung vào các sự kiện và trao đổi chuyên môn trong các lĩnh vực như y học quân đội và xây dựng. Các chuyến tham quan tàu, biểu diễn của ban nhạc, các sự kiện hỗ trợ cộng đồng và các hoạt động thể thao giữa Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản và Việt Nam cũng sẽ diễn ra. Các hoạt động này nhằm nhấn mạnh mối quan hệ gần gũi hơn giữa các nước. Các đơn vị của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc tham gia các hoạt động trao đổi hải quân lần này cũng đến Đà Nẵng bằng tàu đổ bộ JS Kunisaki (LST 4003).
Đại diện chính quyền TP Đà Nẵng đón tàu tại cảng Tiên Sa
Ra đời ngay sau khi thảm họa sóng thần 2004 tàn phá nặng nề nhiều khu vực tại Đông Nam Á, Chương trình đối tác Thái Bình Dương thực hiện hoạt động hỗ trợ nhân đạo do quân đội chỉ huy để đối phó với một trong những thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất trên thế giới này. Trên cơ sở thành công của hoạt động đó, tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH 19) đã trở lại khu vực vào năm 2006 để thực hiện Chương trình đối tác Thái Bình Dương chính thức đầu tiên.
Thành phần nhân viên tham gia chương trình lần này đã được mở rộng thêm và bao gồm quân đội các quốc gia đối tác và các tổ chức NGO (tổ chức phi chính phủ) nhằm tăng cường khả năng cứu trợ thảm họa thiên tai của các quốc gia chủ nhà.
Dù diễn ra trong điều kiện không phải là khủng hoảng thật, Chương trình đối tác Thái Bình Dương đến nay đã cung cấp hoạt động chăm sóc y tế thực sự cho khoảng 250.000 bệnh nhân, các dịch vụ thú y cho hơn 37.000 động vật, hoàn thành 170 dự án xây dựng, giúp phát triển hạ tầng tại Campuchia, nhà nước Liên bang Micronesia, Indonesia, Kiribati, Palau, Papua New Guicea, Philippines, cộng hòa quần đảo Marshall, Samoa, Solomon, Islands, Timor-Leste, Tonga, Vanuatu và Việt Nam.
Một số hình ảnh về tàu đổ bộ JS Kunisaki (LST 4003):
Tàu đổ bộ JS Kunisaki (LST 4003) chở các thủy thủ đoàn đa quốc gia đến từ Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản
Video đang HOT
Bộ phậm đệm khí của tàu
Buồng lái và nơi quan sát
Boong tàu – nơi để đáp máy bay. Những máy bay cỡ lớn cũng đáp được xuống đây
Súng – vũ khí duy nhất trên con tàu. Mỗi phút có thể bắn được 3.000 phát đạn
Quả khí để cân bằng con tàu
Vòi rồng
Khánh Hồng
Theo Dantri
Cận cảnh tàu Hải quân Hoa Kỳ vừa đến Đà Nẵng
Sáng 7/4, các tàu của Hải quân Hoa Kỳ bao gồm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain và tàu cứu hộ USNS Safeguard cùng thủy thủ đoàn vừa cập cảng Tiên Sa - Đà Nẵng.
Tham gia lễ đón tàu tại cảng Tiên Sa có đại diện lãnh đạo chính quyền TP Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Cục Đối Ngoại (Bộ Quốc Phòng), Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP, Bộ Chỉ huy Quân sự TP, Sở Ngoại vụ Đà Nẵng cùng Tùy viên Hải quân và đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh
Lễ đón tàu tại cảng Tiên Sa - Đà Nẵng sáng 7/4
Đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, các đơn vị Hoa Kỳ tham gia các hoạt động trao đổi hải quân lần này bao gồm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain, và tàu cứu hộ USNS Safeguard; các thuỷ thủ thuộc Tư lệnh Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương, Liên đội tàu Khu trục 7, các thủy thủ thuộc Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5; Chi đội Lặn và Cứu hộ Cơ động; và Ban nhạc Orient Express của Hạm đội 7.
Đại tá Paul Schilse thuộc Liên đội tàu Khu trục 7; hạm trưởng của tàu USS John S. McCain và USNS Safeguard chia sẻ thông tin với báo chí
Trong 6 ngày, các tàu thuộc Hải quân Hoa Kỳ trên ở Đà Nẵng (từ ngày 7/4 - 12/4) sẽ diễn ra chương trình hợp tác giữa hải quân hai nước, tập trung vào các sự kiện phi tác chiến và trao đổi chuyên môn trong các lĩnh vực quân y, tìm kiếm và cứu nạn, lặn và sửa chữa các hỏng hóc trên tàu. Ngoài ra còn có các hoạt động giao lưu văn hóa - thể thao như Sỹ quan và thủy thủ đoàn giao lưu ngôn ngữ với học sinh Đà Nẵng, giao lưu thể thao và ban nhạc với sinh viên Đại học Đà Nẵng, giao lưu với trẻ tại Trung tâm trẻ mồ côi, biểu diễn âm nhạc đường phố...
Hình ảnh tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain và tàu cứu hộ USNS Safeguard vừa cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain
Tàu cứu hộ USNS Safeguard
Buồng lái tàu USS John S. McCain
Các sỹ quan,thủy thủ trên tàu
Sân bay trên tàu
Hệ thống tên lửa thẳng đứng có khả năng bắn đồng loạt khoảng 90 tên lửa trên tàu.
Khánh Hiền
Theo Dantri
Khám phá chiến hạm của Hải quân Hoàng gia Anh Sáng 21.12, tàu Hải quân Hoàng gia Anh (HMS) Daring đã đón khách tham quan và tổ chức họp báo trên tàu. Tàu HMS Daring HMS Daring mang số hiệu D32, cùng với 5 chiến hạm thuộc lớp T45 khác là HMS Dauntless (D33), HMS Diamond (D34), HMS Dragon (D35), HMS Defender (D36) và HMS Duncan (D37) tạo thành lực lượng hùng mạnh...