Cận cảnh tàu Cát Linh – Hà Đông trước giờ cẩu lên ray đường sắt
Đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông đầu tiên đã về tới Hà Nội, chuẩn bị được đưa lên ray đường sắt trên cao. Cho tới tối ngày 19/2, cả bốn toa tàu vẫn được phủ bạt kín. Theo BQL dự án, việc di chuyển các toa tàu này tới công trường ga La Khê (Hà Đông) phụ thuộc vào phương án của Tổng thầu Trung Quốc.
Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, có thể cẩu bánh lốp 400 tấn sẽ thực hiện nhiệm vụ nâng các toa tàu lên ray đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội). Tới chiều tối ngày 19/2, các toa tàu được bảo vệ rất cẩn thận.
Các móc sắt neo chặt các toa tàu vẫn còn nguyên
Bạt phủ kín từ khi đưa các toa tàu về vẫn được giữ nguyên, chưa tháo dỡ.
Dự kiến điểm đặt đoàn tàu đầu tiên lên hệ thống dự án sẽ là ga La Khê. Mọi công tác chuẩn bị theo nguồn tin của PV Dân trí đã được lên kế hoạch sẵn sàng. Các thiết bị kỹ thuật gắn trên các toa tàu cũng được kiểm soát chặt chẽ.
Video đang HOT
Hiện Tổng thầu Trung Quốc đang cân nhắc việc sử dụng loại cẩu bánh xích hay bánh lốp để đưa các toa tàu lên ray.
Dự kiến mỗi toa tàu cần khoảng 1 tiếng 15 phút từ khâu chuẩn bị lên ray tới khi hoàn chỉnh trên hệ thống
Quá trình đưa đoàn tàu lên hệ thống ray do Tổng thầu và thầu phụ chịu trách nhiệm cả về chi phí và phương án kỹ thuật. Tư vấn giám sát sẽ giám sát hoạt động này.
Theo thông tin mới nhất của PV Dân trí, thời điểm chính thức đưa các toa tàu này lên ray đường sắt trên cao vẫn đang được giữ bí mật.
Như Quỳnh – Xuân Ngọc
Theo Dantri
4 toa đầu tiên tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông về Hà Nội
Rạng sáng 19/2, những cấu phần của đoàn tàu đường sắt trên cao đầu tiên ở Hà Nội được tập kết tại quận Hà Đông, chuẩn bị lắp ráp chạy thử vào tháng 9 năm nay.
1h sáng 19/2, bốn toa tàu, đầu máy của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông về tới Hà Nội và được tập kết trên đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông).
Số thiết bị được phủ kín bạt, vận chuyển bằng xe đầu kéo siêu trường, siêu trọng.
Xe tải đầu kéo với hàng chục bánh, dài vài chục mét chở 4 toa tàu từ cảng Hải Phòng về Hà Nội mất hơn một ngày và phải nằm chờ ở Nam Định trước khi về Hà Nội trong đêm.
Các toa tàu được chằng giữ bằng dây xích.
Phần gầm máy của toa đầu kéo.
Các hộp kỹ thuật ở toa hành khách. Theo Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, để phục vụ cho dự án, nhà thầu đặt mua 13 đoàn tàu, phần lớn đã cập cảng Hải Phòng.
Toa tàu dài khoảng 20 m, có sức chứa hơn 300 người. Buồng lái rộng khoảng 5m2. Ghế lái được thiết kế phía góc phải của toa. Phần buồng lái được trang bị màn hình điện tử, có bộ đàm, điện thoại... Theo Ban quản lý, đoàn tàu này có một chút thay đổi và cải tiến so với tàu mẫu đã trưng bày năm 2015.
Một chiếc cẩu lớn được lắp đặt tại nhà ga La Khê, đường Quang Trung (Hà Đông). Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trị giá 19.000 tỷ đồng, được xây dựng từ vốn ODA Trung Quốc, dự kiến thư nghiêm vao thang 9 năm nay sau 5 năm xây dựng va chinh thưc khai trương năm 2018. Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên này có 13 km đường trên cao, 12 nhà ga, điểm đầu là Cát Linh (Đống Đa), điểm cuối là ga Hà Đông (Hà Đông).
Bá Đô
Theo VNE
Trung Quốc sắp bàn giao 12 đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông Đoàn tàu đầu tiên của Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã hoàn tất thủ tục thông quan tại cảng Hải Phòng hôm qua (16/2) và đang chuẩn bị được vận chuyển về Hà Nội. Phía Trung Quốc sẽ vận chuyển 12 đoàn tàu còn lại về Việt Nam vào tháng 6 tới đây. Ông Nguyễn...