Cận cảnh tàu cá “khủng” nhất miền Trung vừa hạ thủy
Chiếc tàu đánh cá với tổng kinh phí 4,5 tỷ, công suất 1150 CV vừa mới được hạ thủy để ngư dân tiếp tục tiến ra ngư trường Hoàng Sa bám biển, giữ vững chủ quyền biển đảo đất nước. Đây là chiếc tàu đánh cá lớn nhất miền Trung hiện nay.
Công ty CP Ứng phó sự cố tràn dầu và Dịch vụ hàng hải Bảo Duy (âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) vừa hạ thủy tàu cá ĐNa 90604 do ông Nguyễn Sương (trú tổ 59, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà) làm chủ.
Con tàu làm bằng gỗ, kết cấu theo kiểu tàu cá Thái Lan với tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ đồng.
Tàu có chiều dài 25m, rộng 6m, cao 3,7m.
Được lắp 2 máy đẩy có tổng công suất 1150 sức ngựa.
Video đang HOT
Bộ phận máy tời với tổng sức kéo khoảng 12 tấn
Ống xả khói
Buồng lái
Khoang tàu, nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của các thuyền viên
Các tủ chứa đồ
Theo ông Nguyễn Sương, dự kiến khoảng tuần sau, con tàu sẽ sửa soạn xong. Và ngay sau đó, ông sẽ cùng với các thuyền viên tiến ra ngư trường Hoàng Sa, gia nhập cùng đội tàu cá của ngư dân Đà Nẵng đang khai thác hải sản tại khu vực mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển chủ quyền của nước ta.
Cùng với các con tàu của ngư dân khác, chiếc tàu “khủng” của ông Nguyễn Sương sẽ vừa ra khơi đánh bắt hải sản, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Theo Khampha
Doanh nhân Thái Bình chịu áp lực vì dự án tàu ngầm
Giám đốc Nguyễn Quốc Hòa muốn dừng dự án vì thấy mệt mỏi trước áp lực dư luận về dự án đóng tàu ngầm Trường Sa 1 mà ông đang theo đuổi.
Chiếc tàu ngầm Trường Sa 1 có thể "nằm yên" một chỗ trong thời gian tới. Ảnh: Quốc Hòa.
Thông tin về giám đốc của một công ty cơ khí ở Thái Bình tự chế tạo tàu ngầm mini sau khi đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhận được nhiều ý kiến trái chiều, phần nhiều là động viên và hy vọng doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa sẽ thành công. Cũng có những ý kiến hoài nghi về hiệu quả của dự án.
Trao đổi với VnExpress.net hôm nay, giọng ông Hòa mệt mỏi nói: "Tôi có thể dừng dự án và tạm thời chưa tiết lộ hay chia sẻ thêm thông tin nào về tàu ngầm Trường Sa". Ông cho biết thêm, thời gian này muốn tập trung cho chuyên môn, thay vì quan tâm nhiều tới tàu ngầm.
"Bao giờ bắt đầu làm lại tôi cũng không thể nói, có thể ngày mai hoặc ngày kia, hoặc tháng sau", ông Hòa nói thêm.
Ông Hòa cho biết, thời gian qua, ông cảm thấy khá căng thẳng vì nhận được quá nhiều quan tâm của mọi người. Không những vậy, mỗi ngày ông còn phải đón tiếp rất nhiều đoàn khách tới "chiêm ngưỡng" con tàu. Chính điều này khiến ông Hòa thấy mệt mỏi, thậm chí chán nản hơn.
Theo trình bày thiết kế của ông Hòa, tàu ngầm mini Trường Sa 1 có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi, bán kính hoạt động 800 km. Tàu lặn sâu 50 m và có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu có hai động cơ 90Hp. Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP do Việt Nam thiết kế với thời gian lặn 15h. Thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày với tốc độ trung bình 40 km mỗi giờ. Mục đích khi chế tạo con tàu mini theo ông Hòa là để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phục vụ thương mại và đánh bắt hải sản.
Hương Thu
Theo VNE
Bản lĩnh 'mắt biển' Đã đến giờ Tổ quốc gọi con đi... Câu thơ viết vội, gửi mẹ trước khi theo tàu làm nhiệm vụ như nói hết quyết tâm của người cảnh sát biển những ngày biển Đông dậy sóng. Xuồng cao tốc của lực lượng CSB VN thực hiện nhiệm vụ trên biển Hoàng Sa Hướng về Hoàng Sa Ba hồi còi hụ vang chào...