Cận cảnh tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm
“Nó như đứa con tôi vậy. Giờ nhìn nó chìm nghỉm, tôi chịu không nổi”- tiếng chị Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm, như đứt quãng giữa tiếng máy tàu kiểm ngư đang cố lai dắt tàu cập bờ Đà Nẵng.
Tàu KN nỗ lực kéo tàu chìm
Chiều 30/5, tàu KN 957 (Chi đội Kiểm ngư 3, Cục Kiểm ngư Việt Nam) lai dắt tàu cá ĐNa 90152 vào cách bờ Đà Nẵng khoảng 10 hải lý. Vợ chồng chủ tàu Huỳnh Thị Như Hoa (Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng) trực tiếp theo tàu kiểm ngư ra đón “đứa con” Hoàng Sa của mình.
Từ xa, tàu cá ĐNa 90152 chỉ còn là mũi tàu với chấm xanh, viền đỏ lờ mờ trên mặt nước. Cả con tàu chìm nghỉm theo phương thẳng đứng dưới lòng biển. Từ xa, chị Hoa cố ngăn nước mắt, cùng chồng Trần Văn Vốn đứng bất động. Nhiều vết nứt nẻ, mảnh vỡ mũi và thân tàu hiện dần. Các lớp lưới vương vãi, quấn văng khắp thân tàu, nham nhở.
Vợ chồng chị Hoa thất thần nhìn con tàu chìm
Anh Vốn bảo: Đúng ra tôi làm thuyền trưởng chuyến này, nhưng mấy chuyến vừa rồi, chẳng biết xui rủi thế nào, toàn lỗ tổn. Vợ muốn thay tài lấy hên, giao thuyền trưởng Đặng Văn Nhân đi liền 3 chuyến. Ai ngờ, Trung Quốc hành động vô nhân đạo, khiến tàu bị đâm chìm, hư hại.
Trắng đêm cứu tàu
Thuyền trưởng Vũ Văn Hạnh là người chỉ huy tàu KN 957 tiếp cận cứu kéo con tàu chìm giữa Hoàng Sa vào sáng 27/5. Anh Hạnh kể: Thế lật của tàu rất hiểm, theo phương thẳng đứng. Mũi nhô lên mặt biển, đuôi chìm nghỉm nên rất khó khi tiếp cận vào gần bờ. Càng vào gần, đuôi tàu dễ đụng đáy.
Video đang HOT
“Lần đầu nhìn thấy con tàu, tôi không tin vào mắt mình. Con tàu bị hư hại quá nhiều. Có đến 5 tàu cá Đà Nẵng cùng lai dắt, nhưng vẫn rất khó khăn”, anh Hạnh kể. Thế lật úp của tàu ĐNa 90152 tạo lực cản lớn, khiến các tàu cá cố cứu kéo, nhưng vẫn “đi âm”, mỗi giờ bị trượt về phía giàn khoan 981 khoảng 0,5 hải lý.
Trắng đêm cứu tàu chìm
Lúc tiếp cận, tàu ĐNa 90152, cách giàn khoan khoảng hơn 13 hải lý. Các tàu Trung Quốc vẫn lăm le, chực sẵn theo dõi vòng ngoài. Thuyền trưởng Đặng Văn Nhân và các thuyền viên trên tàu ĐNa 90508 (đôi tàu của chị Hoa) trực tiếp quan sát tình hình. Công tác cứu hộ, lai dắt khẩn trương tiến hành. Sau lớp dây thừng to như cổ tay, móc nối từ tàu KN957, việc lai dắt mới thuận lợi.
“Khó nhất là phải lựa chọn tốc độ phù hợp. Nếu đi chậm, tàu cá được lai dắt sẽ chìm, tạo sức cản lớn, đi nhanh dễ bị tác động đến thân tàu. Mục tiêu toàn tàu là phải đảm bảo tài sản của ngư dân về đến nơi đúng hiện trạng, đảm bảo an toàn hàng hải”, anh Hoàng Trung Hiếu, cán bộ tàu KN 957 nói.
Hiện trạng tàu ĐNa 90152 chìm vì bị tàu Trung Quốc tấn công
Bốn ngày đêm, tàu KN957 chỉ có thể chạy với tốc độ 2,5 hải lý/giờ. Vừa đi, các thành viên trên tàu bố trí dọc cabin quan sát dây kéo, khả năng di chuyển của tàu cá. Đến tối ngày 30/5, tàu tìm cách neo vị trí cách bờ Đà Nẵng khoảng chừng 9-10 hải lý. Anh Hạnh bảo: Việc di chuyển cận bờ đêm tối khó khăn, dễ gặp vật cản dưới đáy. Dự kiến, sáng nay (31/5), tàu tiếp tục cơ động, tìm luồng lạch phù hợp, an toàn vào gần bờ và có thể cập bờ vào trưa cùng ngày, sớm nhất có thể.
Cận cảnh tàu ĐNa 90152 tại điểm tập kết tạm thời
Anh Trần Văn Vốn đắng lòng nhìn “đứa con” của mình
Theo cán bộ kiểm ngư, tàu cá bị Trung Quốc đâm chìm sẽ được kéo về bờ Đà Nẵng để khảo sát, lên phương án trục vớt, đưa tàu lên bờ, phối hợp công tác quay phim, chụp ảnh ghi lại vết tích góp phần tạo bằng chứng không thể chối cãi hành động ngang ngược, vô nhân đạo của tàu Trung Quốc.
Anh Lê Văn Khánh, Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá Xuân Hà (Thanh Khê, Đà Nẵng) cho hay: Hiện tinh thần ngư dân bình tĩnh, an tâm. Sự động viên, khích lệ của các cấp ngành, tổ chức, cá nhân hảo tâm tạo động lực lớn cho anh em tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Theo ông Trần Văn Lĩnh, Phó chủ tịch Hội Nghề cá TP Đà Nẵng, Hội kiến nghị giải pháp hỗ trợ đặc biệt cho ngư dân trong bối cảnh hiện nay. Qua sự việc tàu cá chị Hoa, đã đến lúc cấp thiết phải xây dựng, triển khai các “hạm đội tàu cá” lớn mang tính chuyên nghiệp, hiện đại, bài bản để tránh rủi ro, khai thác hiệu quả và bảo vệ chủ quyền. Hạm đội này không chỉ đơn thuần là nâng cấp tàu cá từ vỏ gỗ lên vỏ sắt, mà trang bị kỹ năng máy trưởng, hàng hải, thiết bị nghề cá hiện đại, đồng bộ giúp ngư dân.
Theo Tiền Phong
Máy bay Trung Quốc đe dọa tàu Việt Nam
Mặc dù đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra xa thêm 23 hải lý theo hướng đông đông bắc so với vị trí ban đầu, nhưng tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc vẫn bám vị trí cũ và tỏ ra sẵn sàng tấn công tàu Việt Nam tại vị trí này.
Trưa 30-5, tàu cảnh sát biển 2016 đã nhận được lệnh cơ động di chuyển đến vị trí cũ nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 để quan sát, nắm tình hình. Suốt dọc đường đến khu vực này, tàu 2016 ghi nhận có rất nhiều tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc đang hoạt động, ngăn cản các tàu cá và quấy nhiễu các tàu chấp pháp của Việt Nam.
Tàu hải cảnh 3411 ngăn tàu Cảnh sát biển Việt Nam tiến sâu vào khu vực giàn khoan Hải Dương 981
Mục đích của việc quay lại vị trí này nhằm tìm kiếm các vết dầu loang, vật thể từ vị trí hạ đặt của giàn khoan Hải Dương 981. Khi đến gần vị trí này, tàu 2016 đã phát hiện hai tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc vẫn án ngữ tại đây. Khi phát hiện tàu 2016, một trong hai tàu hộ vệ tên lửa này đã lao ra đe dọa. Đến 15g, tàu 2016 đã được lệnh rời vị trí để trở về gia nhập lại biên đội tàu của Việt Nam đang hoạt động tại khu vực gần vị trí mới của giàn khoan Hải Dương 981.
Hai mũi tàu cách nhau 50m
Khâm phục sự kiềm chế của Việt Nam
Đây là đánh giá của nhà báo Manami Sasaki - trưởng đại diện nhật báo Asahi (Nhật Bản) tại Hà Nội. Gần một tuần có mặt tại Hoàng Sa, ông đã chứng kiến sự hung hăng của tàu Trung Quốc, nhưng đáp lại tàu Việt Nam chỉ tránh né, tuyên truyền bằng loa, hạn chế tối đa các va chạm. Ông Manami Sasaki nói ông rất ấn tượng về sự kiềm chế này, điều đó cũng thể hiện rõ đối sách mà Việt Nam đang sử dụng tại Hoàng Sa lúc này.
Trước đó vào 7g30, một cuộc đối đầu quyết liệt giữa các tàu Việt Nam và các tàu hải cảnh của Trung Quốc đã xảy ra. Khi đó, các tàu Việt Nam đang ở cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 10 hải lý, sử dụng loa công suất cao để tuyên truyền thì Trung Quốc điều các tàu hải cảnh 46001, 13101, 31101 và hai tàu kéo lao ra đuổi theo các tàu Việt Nam, đồng thời một loạt tàu ở phía trong cũng tăng tốc, tiếp tục sử dụng chiến thuật "lấy thịt đè người". Trong đó tàu hải cảnh 13101 và 31101 của Trung Quốc đuổi theo tàu kiểm ngư HP51 của Việt Nam. Tuy nhiên tàu HP51 đã cơ động luồn lách và tránh được tất cả các cú quặt lái cố tình đâm va của các tàu Trung Quốc, kiên quyết không rời khỏi khu vực hiện trường gần nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981.
Tàu hải cảnh 3411 của Trung Quốc luôn cố ngăn cản tàu cảnh sát biển Việt Nam tiến sâu vào khu vực giàn khoan - Ảnh: My Lăng
ùng thời điểm này, tàu hải cảnh 46001 lao thẳng với tốc độ cao về tàu cảnh sát biển 2016. Tuy nhiên, khi tàu hải cảnh 46001 còn cách tàu 2016 khoảng 1 liên (184m) thì giảm tốc độ và tiến đến vị trí đối đầu với tàu 2016, hai mũi tàu cách nhau chỉ khoảng 50m. Việc ghìm giữ nhau giữa hai tàu kéo dài khoảng năm phút, không tàu nào chịu lui trước. Song khi tàu hải cảnh 13101 lao đến thì tàu 2016 của ta đã chủ động lui để tránh việc đâm va nhằm tránh gây thương vong thiệt hại. Theo đánh giá của trung úy Quản Đình Dương - thuyền trưởng tàu 2016, tàu Trung Quốc tiếp cận các tàu của Việt Nam với mục đích đe dọa, nhưng đã hạn chế việc sử dụng vòi rồng và đâm va. Theo trung úy Dương, có thể do truyền thông trong và ngoài nước đã đưa tin, lên án hành động này của Trung Quốc nên các tàu Trung Quốc đã có phần xuống nước. Trong cuộc đối đầu sáng 30 -5, tàu Trung Quốc chỉ ghìm giữ tàu Việt Nam với mục đích gài bẫy, để tàu Việt Nam khi nổ máy di chuyển hoặc do dòng chảy của các dòng hải lưu sẽ có những va chạm tạo cho Trung Quốc có cớ để vu cáo. Tuy nhiên các tàu Việt Nam đều mưu trí, khôn khéo tránh được. Cuộc đối đầu này kéo dài khoảng 30 phút cho đến khi các tàu Việt Nam di chuyển ra xa hơn 10 hải lý so với giàn khoan Hải Dương 981.
Máy bay Trung Quốc xuất hiện nhiều lần
Cũng trong ngày 30-5, máy bay Trung Quốc đã nhiều lần xuất hiện, bay ở độ cao thấp, đe dọa các tàu Việt Nam. Từ tàu cảnh sát biển 2015, PV Tuổi Trẻ cho biết lúc 13g, Trung Quốc đã điều máy bay quân sự số hiệu 3843 áp sát trên nóc tàu cảnh sát biển 8003 và 2015, bay vòng ở độ cao 700-800m. Trước đó từ 11g30-11g50, máy bay 3843 bay trên các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam sáu vòng liên tiếp ở độ cao rất thấp 250-300m.
Đáng lưu ý, vào 8g sáng, ở khu vực quanh các tàu cảnh sát biển Việt Nam, rađa ghi nhận có 80 tàu Trung Quốc, trong đó có hai tàu quân sự. Nhưng đến 17g chỉ ghi nhận được 45 tàu, điều này được các sĩ quan trên tàu cảnh sát biển giải thích có thể các tàu Trung Quốc đã lắp thiết bị nhận dạng mục tiêu nên trên màn hình rađa không xuất hiện tín hiệu của các tàu này. Đánh giá về tình hình tàu Trung Quốc bố trí đội hình, trung tá Phan Duy Cường - trợ lý tác chiến Bộ tư lệnh Cảnh sát biển - cho biết Trung Quốc vẫn bố trí tàu gồm ba lớp, lớp thứ nhất canh giàn khoan, lớp thứ hai cách 3 hải lý, lớp thứ ba cách 8 hải lý.
Theo Tuổi Trẻ
Nhiều tàu cá Việt Nam bị ngang ngược tấn công Trưa 30.5, tàu cá QNg 90045 TS do ngư dân Võ Bá Nha (29 tuổi, ở xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi), làm thuyền trưởng kiêm chủ tàu, từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa của VN trở về cập cảng cá Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi trong tình trạng hư hỏng nặng do bị tàu TQ tấn công. Ca bin tàu cá...