Cận cảnh tài xế xe bồn chiết lậu xăng, dầu
Sau một thời gian “mật phục” tại ngã ba giao nhau giữa đường Trưng Nhị và Lê Lai (Bình Thuận), PV báo BìnH Thuận chứng kiến cảnh nhiều xe bồn “vô tư” chiết lậu xăng dầu.
Theo “quy luật” sau khi lấy xăng dầu từ TP.HCM về, tài xế xe bồn sẽ tạt vào vị trí này để chiết xăng trước khi đem giao cho các cây xăng. Hàng ngày từ khoảng 11h30 đến 14h sẽ có từ 1 đến 2 xe “cập bến”.
Để chiết xăng dầu, tài xế sẽ dùng một chiếc thùng (bằng kích cỡ của một thùng sơn nhỏ) “múc” trực tiếp từ “lẫu” của bồn. Chưa tới 15 phút 1 can nhựa (loại 30 lít) chứa đầy xăng dầu đã được mang đi.
Video đang HOT
Cận cảnh tài xế xe bồn chiết lậu xăng, dầu
Theo thiết kế thì trên mỗi nắp bồn sẽ có một “lỗ thở” để giám áp lực của xăng dầu khi di chuyển. Nhưng vô tình lỗ thở này trở thành “kẻ tiếp tay” cho tài xế “ rút ruột” xăng dầu. Vào những ngày trời nắng, tài xế sẽ đậu xe giữa trời để cho xăng nở trào qua lỗ thở lên lẫu.
Một bồn loại 16.000 lít khi gặp trời nắng nóng có thể nở thêm từ 20 -đến 50 lít tùy vào nhiệt độ ngoài trời. Với “chiêu thức” này, khi nhận hàng các cây xăng rất khó phát hiện vì khi tháo kẹp chì lượng xăng, dầu vẫn nằm ngang với “đồng tiền” (vạch chuẩn được các trung tâm kiểm định bồn hàn vào để đánh dấu mức xăng dầu).
Ông Giang Sỹ Lợi, Giám đốc Công ty cổ phần vật tư xăng dầu Bình Thuận cho biết: “Việc “rút ruột” xăng dầu đã có từ lâu, tuy nhiên việc theo dõi và bắt giữ không phải dễ. Thường các lái xe sẽ tìm một địa điểm ít người qua lại để chiết xăng.
Đồng thời, việc chiết xăng diễn ra khá nhanh nên khi cơ quan chức năng có mặt, các xe này đã di chuyển đến nơi khác. Cách đây vài năm chúng tôi cũng đã phát hiện và xử lý 4 xe có dấu hiệu gian lận trong việc chuyên chở xăng dầu. Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với Công an tỉnh để xử lý triệt để tình trạng này”.
Theo Bee.net.vn
Truy tố ba cán bộ "rút ruột" dự án trồng rừng
VKSND tỉnh Phú Yên vừa ra cáo trạng truy tố ba cán bộ của Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Hà Đan (huyện Đồng Xuân, Phú Yên).
Trong đó, Đào Công Lập, nguyên phó BQL và Lương Công Huân (kế toán) cùng bị truy tố về tội tham ô tài sản; Nguyễn Thanh Phong (cán bộ kỹ thuật) bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng, UBND tỉnh giao cho BQL rừng phòng hộ Hà Đan làm chủ đầu tư dự án trồng và chăm sóc rừng tại Tiểu khu 50 và 52 thuộc xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân, Phú Yên).
Đào Công Lập khi bị cơ quan công an bắt giữ. Anh: VĂN TƯƠNG
Từ năm 2005 đến 2008, Đào Công Lập, đại diện chủ đầu tư, không ký hợp đồng giao thầu theo quy định mà tự ý tổ chức cho cán bộ, nhân viên của BQL thuê lao động trồng rừng. Đồng thời, ông Lập chỉ đạo cho kế toán Huân lập khống hợp đồng thầu trồng rừng rồi giao Phong lập biên bản nghiệm thu. Phong dựa vào hồ sơ thiết kế để lập 10 biên bản nghiệm thu với diện tích hơn 350 ha rừng trồng, trị giá hơn 1,8 tỉ đồng. Sau đó, ông Lập cùng bộ sậu làm thủ tục đề nghị kho bạc thanh toán tiền hơn 1,8 tỉ đồng.
Trong đó, ông Lập chiếm đoạt gần 370 triệu đồng để tiêu xài, còn Huân lấy 28 triệu đồng mua xe gắn máy.
Theo Pháp Luật TP
Lại trả hồ sơ vụ tham ô, lạm quyền tại Công ty Khatoco Chiều 6/5, TAND tỉnh Khánh Hòa một lần nữa tuyên trả hồ sơ cho viện kiểm sát cùng cấp vụ 4 nhân viên của Tổng Công ty Khánh Việt tham ô tài sản, lạm quyền nhằm làm rõ 7 vấn đề không thể bổ sung tại phiên tòa. Như đã đưa tin, 4 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án...