Cận cảnh sân vận động Mỹ Đình sau hơn 2 tháng được cải tạo tích cực
Sân vận động Mỹ Đình có diện mạo mới, khác hẳn hình ảnh từng gây bão dư luận cách đây hai tháng bởi sự xuống cấp trầm trọng sau nhiều năm không được bảo dưỡng.
Mặt cỏ sân Mỹ Đình xanh mượt trở lại nhờ hơn hai tháng được bảo dưỡng kỹ lưỡng sau khi từng bị truyền thông quốc tế chê như bãi chăn bò. (Ảnh: Nam Nguyễn/Vietnam )
Mặt cỏ là điểm gây chú ý nhất ở thời điểm trước và sau được cải tạo. Trong hai tháng qua, nhiều máy móc được bổ sung nhằm cải tạo tối đa chất lượng cỏ. (Ảnh: Nam Nguyễn/Vietnam )
Sáng nay (9/11), lãnh đạo ngành thể thao đã kiểm tra và đánh giá mặt sân Mỹ Đình đủ điều kiện tổ chức hai trận đấu tới của tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. (Ảnh: Nam Nguyễn/Vietnam )
Cận cảnh mặt sân Mỹ Đình sau khi được cải tạo. Cỏ xanh mượt, được trồng mới trên lớp nền chất lượng hơn trước. (Ảnh: Hiển Nguyễn/Vietnam )
Từ giờ tới ngày 11/11 tới, mặt cỏ sẽ còn được cải tạo, sửa sang hơn nữa để chuẩn bị cho trận đấu Việt Nam- Nhật Bản. (Ảnh: Hiển Nguyễn/Vietnam )
Video đang HOT
Các công nhân chăm sóc tại Mỹ Đình đang nỗ lực hoàn thiện những bước cuối cùng. (Ảnh: Hiển Nguyễn/Vietnam )
(Ảnh: Hiển Nguyễn/Vietnam )
Ngoài cải tạo mặt sân thi đấu, sân Mỹ Đình cũng được làm mới nhiều hạng mục khác trong hai tháng qua. (Ảnh: Hiển Nguyễn/Vietnam )
Các khán đài được dọn dẹp sạch sẽ trước khi tổ chức những trận đấu sắp tới. (Ảnh: Hiển Nguyễn/Vietnam )
Sân Mỹ Đình đã sẵn sàng đón 12.000 khán giả ở trận Việt Nam gặp Nhật Bản, Saudi Arabia. (Ảnh: Hiển Nguyễn/Vietnam )
Các phòng chức năng tại sân Mỹ Đình cũng đã được sửa chữa. (Ảnh: Nam Nguyễn/Vietnam )
Phòng thay đồ của đội tuyển Nhật Bản ở trận đấu vào ngày 11/11 tới. (Ảnh: Nam Nguyễn/Vietnam )
Phòng tắm của hai đội bóng tại sân. (Ảnh: Nam Nguyễn/Vietnam )
Tuy nhiên, sân Mỹ Đình vẫn còn nhiều hạng mục chưa thể được cải tạo trong thời gian ngắn như dàn đèn, mái che, khu vệ sinh của khán giả… (Ảnh: Hiển Nguyễn/Vietnam )
Những nâng cấp vừa qua vẫn có phần chỉ mang tính tạm thời để tổ chức các trận đấu quốc tế của đội tuyển Việt Nam trong tương lai gần. (Ảnh: Hiển Nguyễn/Vietnam )
Nhận diện đội tuyển Nhật Bản
Đội tuyển Nhật Bản đang thể hiện 2 bộ mặt hoàn toàn khác nhau tại vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.
Nếu như 8 trận vòng 2 thầy trò HLV Hajime Morijasu là các "dũng sĩ Samurai" chiến thắng như chẻ tre làm cả châu Á nể phục thì tại vòng 3 sau 4 trận đã đấu, tuyển Nhật đang gây thất vọng khi đứng thứ 4 bảng B với 6 điểm.
Vòng 2 họ đá 8 trận toàn thắng ghi được 46 bàn thắng, chỉ để thủng lưới 2 bàn và có những trận hủy diệt Myanmar (10-0), Mông Cổ (14-0, 6-0). Dường như bung sức quá sớm và bị lộ hết miếng đánh nên họ gặp rất nhiều khó khăn khi loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á, đã bị đội khách Oman hạ 1-0 ngay tại sân nhà.
Đội quân "du học" châu Âu
Trở lại câu chuyện đội hình sang Hà Nội chuẩn bị cho trận đấu với đội tuyển Việt Nam, trong số 27 cầu thủ được triệu tập có 17 ngôi sao đang thi đấu ở châu Âu. Như vậy, so với lần tập trung trước số cầu thủ thi đấu ở nước ngoài ít hơn 4 cầu thủ. Một số thông tin cho rằng Takefusa Kubo không phải là 2 cầu thủ quá quan trọng đối với ông Hajime Morijasu. Trong 12 trận vòng loại của đội tuyển Nhật Bản thì thần đồng sân cỏ xứ Kim Chi 20 tuổi đang chơi cho Mallorca (Tây Ban Nha) chỉ đá chính 1 trận, vào sân từ ghế dự bị 3 trận và chưa hề có bàn thắng nào.
Còn tiền vệ cánh Ritsu Doan mang áo số 11, đá chính 3 trận, vào sân từ ghế dự bị 2 trận đã bình thường chấn thương và sẽ có mặt tại Việt Nam. Thực ra cho đến nay, tại vòng loại anh cũng chỉ đóng góp 1 trong 49 bàn thắng của đội tuyển xứ mặt trời mọc.
Các "chiến binh Samurai xanh" phần lớn chơi bóng ở châu Âu. Ảnh: JF
Hơn nữa những ngôi sao như như Takumi Minamino, Yuto Nagatomo, Takehiro Tomiyasu... mới là điều mà Quế Ngọc Hải và hàng hậu vệ Việt Nam cần quan tâm. HLV Hajime Morijasu rất ưa thích sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1 đang rất thịnh hành tại sân có Nhật Bản, theo đó số 15 Y.Osaka đá cao nhất trên hàng công. Trung phong 31 tuổi đang chơi bóng tại Đức này đã đá chính 7 trận và ghi được 9 bàn thắng. Y.Osaka cao 1,82m thuận chân phải và thi đấu khá đơn giản, lối đá như tiền đạo Anh Đức của đội tuyển Việt Nam.
Sau 3 trận đấu (thắng 1 trận và thua 2) trận đấu với Australia trên sân nhà bất ngờ ông HLV Hajime Morijasu chuyển sang sơ đồ chiến thuật 4-3-3 được cho là có đất rộng hơn cho tuyến 2 dâng lên. Với kết quả đội tuyển Nhật Bản đã giành chiến thắng 2-1 và nhiều khả năng họ vẫn đá với đội hình này trên sân Mỹ Đình.
Vũ khí tốc độ
Đội tuyển Nhật rất ưa thích sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1. Ảnh: JF
Theo phân tích của báo chí Nhật Bản thì phong độ của đội tuyển Việt Nam đang khá kém cỏi khi thua liên tiếp 5 trận liên tiếp. Cả ở vị trí thủ môn và hàng hậu vệ ông Park đều đang không có sự lựa chọn ưng ý, cầu thủ đáng chú ý nhất phía đội chủ nhà là Hoàng Đức chứ không phải Quang Hải. Với việc giành cả 3 trận thắng trong các lần gặp nhau, ghi 6 bàn và chỉ để lọt lưới duy nhất 1 bàn thì họ tràn đầy cơ hội có 3 điểm. So với lần gần nhất 2 đội gặp nhau là ở tứ kết Asian Cup 2019, khi đó tuyển Việt Nam thua Nhật Bản 0-1 thì đội hình thầy Park đang có trong tay được đánh giá yếu hơn.
Hậu vệ phải Tomiyasu đã nhiều năm chinh chiến châu Âu. Ảnh: JF
Thực tế 2 trận thua của đội tuyển Nhật Bản gần đây không phải họ bị đánh mất thế trận mà do đối phương lùi sâu phòng ngự, rồi bất ngờ xông lên. Để cho đội Nhật lao lên tấn công, bị dính đòn phản công như chiếc lò xo bị nén chặt, khung thành của đội bóng hàng đầu châu lục này sẽ bị chao đổi. Một trận đấu mà tốc độ của Văn Toàn, Văn Thanh, Quang Hải phải được khai thác tối đa trong các miếng phản công.
Văn Toản chấn thương, HLV Park Hang Seo bổ sung thủ môn từ U23 Việt Nam Ở buổi tập ngày 8/11 của ĐT Việt Nam, thủ môn Văn Toản chấn thương không thể góp mặt, thủ thành trẻ Văn Chuẩn được bổ sung từ đội U23 Việt Nam. Trong quá trình chuẩn bị cho trận đấu với ĐT Nhật Bản, ĐT Việt Nam tiếp tục có buổi tập chiều tối 8/11 tại sân của trung tâm đào tạo bóng...