Cận cảnh rừng Sóc Sơn bị “xẻ thịt”
Không chỉ Việt phủ Thành Chương và nhà ca sĩ Mỹ Linh xây dựng trên đất rừng, mà còn rất nhiều trường hợp tương tự tại Sóc Sơn, Hà Nội.
Theo kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội, ngay từ năm 2007, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển nông – lâm nghiệp Sóc Sơn (Công ty lâm nghiệp Sóc Sơn) và UBND các cấp huyện Sóc Sơn quản lý đã buông lỏng quản lý khiến đất rừng bị các hộ dân mua bán, chuyển nhượng trái pháp luật.
Trong quá trình quản lý đất rừng, Công ty Lâm nghiệp Sóc Sơn và chính quyền địa phương đã thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho cán bộ công nhân và người dân địa phương. Nhưng do thiếu kiểm tra, giám sát nên tại hầu hết các xã có rừng đều diễn ra tình trạng chuyển nhượng và xây dựng trái phép trên đất rừng. Nhiều trường hợp khi chuyển nhượng có xác nhận của UBND cấp xã.
Theo ghi nhận của nhóm phóng viên, khắp các khu vực chân núi, cánh rừng do Công ty Lâm nghiệp Sóc Sơn quản lý hiện có hàng chục khu đất được xây theo kiểu biệt thự nghỉ dưỡng với vườn cây, ao cá, tiểu cảnh. Nhiều diện tích rừng phòng hộ bị chia cắt bởi những tường rào cao hàng mét. Không chỉ vậy, một số ao phục vụ tưới, tiêu, điều hòa và phòng chống cháy rừng cũng bị san lấp.
Chúng tôi đã liên hệ với UBND xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) – một trong những địa bàn “điểm” của lấn chiếm. Ông Đào Xuân Tân – Phó chủ tịch UBND xã phụ trách kinh tế cho biết: “Theo chỉ đạo của UBND Thành phố, năm 2008 đã chia đất ra làm 2 loại là đất rừng phòng hộ và đất rừng dân sinh. Đối với đất rừng dân sinh, người dân có quyền xây dựng trên diện tích đất họ đang sử dụng mà không cần xin phép. Tuy nhiên, đối với việc quản lý đất rừng phòng hộ xã không có quyền quản lý mà trách nhiệm thuộc về Công ty lâm trường Sóc Sơn, Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng”.
Dưới đây là một số hình ảnh rừng bị xẻ thịt:
Nhiều diện tích đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đang biến thành biệt thự, trang trại, nhà nghỉ cuối tuần…
Rất nhiều diện tích đất đã được phân lô
Các lô đất được xây tường bao kiên cố
Video đang HOT
Theo kết luận thanh tra, Việt phủ Thành Chương (xã Hiền Ninh) được xây dựng trên diện tích hơn 8.000 m2 đất rừng đặc dụng… Nhiều năm nay, Việt phủ Thành Chương đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Thủ đô.
Cũng theo kết luận thanh tra, khu đất hơn 12.000 m2 của gia đình ca sĩ Mỹ Linh gồm nhiều công trình được xây trên đất rừng phòng hộ ở xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn)…
Khu vực tường rào bao quanh nhà ca sĩ Mỹ Linh
Không chỉ Việt phủ Thành Chương, và lô đất nhà ca sĩ Mỹ Linh, nhiều diện tích rừng cũng phân lô và dùng vào mục đích kinh doanh
Từ triền đồi cho tới chân núi đều chi chít tường bao và biệt thự
Nhiều khu biệt thự khác gần gia đình nhà ca sĩ Mỹ Linh
Có tới hàng chục lô đất quây tường bao tại 2 xã Minh Phú và Hiền Ninh huyện Sóc Sơn
Theo vietbao
Độc giả ủng hộ giữ gìn Việt Phủ Thành Chương
Sau ý kiến của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có rất nhiều độc giả bày tỏ quan điểm của mình về Việt Phủ Thành Chương đang bị Sở Tài nguyên Môi trườngHà Nội cáo buộc xây dựng trái phép và kiên quyết xử lý.
Trước thông tin Việt Phủ Thành Chương đã xây dựng trái phép trên đất rừng, khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi nghi ngại, PV đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - một trong những người từng chứng kiến việc xây dựng Phủ Thành Chương từ những viên gạch đầu tiên.
"Giả sử như Việt Phủ Thành Chương xây dựng trái phép thật thì mục đích cuối cùng của Sở Tài nguyên Môi trường là để làm gì? Sau khi thu lại Sở sẽ đập nát đi sau đó trồng lên một số cây lên để giữ đất rừng?" - Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đặt ra câu hỏi.
Sau ý kiến của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có rất nhiều độc giả bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này. Trong đó, độc giả thể hiện sự ủng hộ đối với họa sĩ Thành Chương, Việt Phủ Thành Chương và ý kiến của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Phủ Thành Chương - bông hoa trên khu đất hoang
Các ý kiến của độc giả đều thống nhất cho rằng Phủ Thành Chương là một công trình đẹp giữa mảnh đất rừng hoang. Vì thế, không nên "soi mói" vào đây. Độc giả Tuấn Anh cảm nhận: "Cám ơn nhà thơ Quang Thiều đã nói lên ý kiến rất đúng đắn, đồng cảm với suy nghĩ của bao người dân chúng tôi. Cám ơn Phủ Thành Chương đã làm đẹp, như bông hoa trên khu đất hoang hóa. Đã có bao đất rừng bị hoang hóa, bị tàn phá, thậm chí cho cả nước ngoài thuê mà khó bề kiểm soát, tại sao người ta không quan tâm, mà lại đi soi mói vào đây...?"
Độc giả Bùi Minh Tuyên cũng đồng tình ủng hộ: "Hà Nội không bảo tồn được nhiều, họa sĩ bảo tồn được thì phải hỗ trợ người ta, sao lại gây khó dễ. Ủng hộ ý kiến nhà thơ Quang Thiều".
Nhiều độc giả đánh giá các nghệ sĩ đang trồng rừng, đó là việc làm có ích cho xã hộithay vì để đất trống. "Các nghệ sỹ đang trồng rừng đấy chứ. Xung quanh nhà các nghệ sỹ toàn cây, trước kia là hoang hoá vài cây bạch đàn. Các nghệ sỹ phải có chỗ ở thì mới trông rừng được chứ vì chínhquyền có trồng rừng cho đâu. Cần quy định số diện tích để ở rất ít còn lại để cho cây xanh. Cứ giữ khư khư mặc cho đất hoang hoá, ai sờ vào lại lu loa. Rõ chán!". Độc giả vietha bày tỏ.
Phủ Thành Chương là một công trình đẹp giữa mảnh đất rừng hoang.
"Sở Tài nguyên Môi trường nghĩ gì và muốn gì?"
Nhiều độc giả đánh giá việc làm của họa sỹ Thành Chương đã làm là tôn vinh những giá trị và bảo tồn văn hóa dân tộc. Ủng hộ họa sỹ Thành Chương, nhiều độc giả cho rằng vụ việc lần này là do "họa sỹ Thành Chương không chịu bôi trơn".
Độc giả Đinh Minh Xuân lý giải: "Chắc tại họa sỹ Thành Chương không chịu bôi trơn nên họ giở trò vè đập đi để trồng cây rừng. Thự c chất đến cả rừng họ còn bán cho ngoại tộc, tài nguyên khoáng sản họ cũng cho Trung Quốc vào để khai thác vơ vét cạn kiệt, kể cả cho đấu thầu.
Còn về vấn đề văn hóa cũng thế thôi, người ta cũng sẵn sàng đập đi những di sản văn hóa có hàng ngàn năm tuổi để xây mới thì mới có tiền chảy ngược vào túi. Chính họ đã gây ra những thảm họa cho dân tộc và tiếp tay đồng hóa dân tộc.
Khi quyền hành trong tay người ta biến đúng thành sai, biến sai thành đúng. Còn một con người tâm, huyết như họa sỹ Thành Chương làm tôi đáng nể những việc làm của ông đang tôn vinh những giá trị và bảo tồn văn hóa dân tộc thì người ta lại tìm cách phá nó..."
Chính vì thế, nhiều độc giả đã đặt câu hỏi "Sở Tài nguyên và môi trường nghĩ gì và muốn gì?": "Tôi không hiểu được Sở Tài nguyên và môi trường nghĩ gì? Nêu sai phạm thì phải giải quyết ngay từ đầu chứ, sao giờ người ta xây dựng đẹp rồi mới nói là không được phép, sai trái và có ý định tịch thu à? Tôi thất vọng về UBND thành phố Hà Nội quá, không làm được gì cho dân, chỉ phạt, chỉ hét toáng lên khi việc đã rồi. Chắc có vấn đề gì đây?" (độc giả Phan Dũng).
Độc giả có nickname hailuamiendong phân tích cụ thể: "Sau hơn mười năm người ta mới phát hiện ra sai phạm! Điều này cần phải xem lại năng lực quản lý của Sở tài nguyên môi trường ... Mặt khác với những công trình đồ sộ như thế mà để "lọt lưới" là cả một vấn đề phức tạp đối với đội ngũ cán bộ địa phương cũng như Sở tài nguyên môi trường ...
Câu hỏi của nhà thơ : "Giả sử như Việt Phủ Thành Chương xây dựng trái phép thật thì mục đích cuối cùng của Sở Tài nguyên Môi trường là để làm gì? Sau khi thu lại Sở sẽ đập nát đi sau đó trồng lên một số cây lên để giữ đất rừng?" theo tôi hơi bị thừa! Tất nhiên là để có lợi ... còn có lợi như thế nào, có lợi cho ai thì chỉ có trời biết ! Bởi đơn giản là "Miệng nhà quan có gang, có thép" mà lị ..."
Trong khi đó, ngày 7/5, tại buổi giao ban báo chí, Phó Giám đốc Sở TNMT Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa tiếp tục khẳng định gia đình ca sĩ Mỹ Linh và họa sĩ Thành Chương đã vi phạm việc sử dụng đất lâm nghiệp. Quan điểm chung là vi phạm phải được xử lý nghiệm, bất kể là ai?
Theo vietbao
Mỹ Linh và Thành Chương 'xây nhà không phép' Hai gia đình nghệ sĩ này bị Thanh tra Sở Tài nguyên Hà Nội kết luận xây biệt thự và biệt phủ sai phép trên đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ở Sóc Sơn. Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội vừa kết luận thanh tra về vi phạm trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ở 8 xã thuộc...