Cận cảnh rặng thị cổ gần nghìn năm tuổi ở Hải Phòng chín vàng mùa Vu Lan
Mỗi dịp tháng 7, tháng 8 Âm lịch, rặng thị cổ gần nghìn năm tuổi ở Đồ Sơn (Hải Phòng) lại chín vàng, thơm lừng cả một khu dân cư mỗi dịp mùa Vu Lan đến.
Mỗi mùa lễ Vu Lan đến cũng là dịp rặng thị cổ gần nghìn năm tuổi ở tổ dân phố số 5, số 6 (phường Ngọc Xuyên, Đồ Sơn, TP Hải Phòng) lại chín thơm lừng, vàng ruộm cả một góc trời, làm nhiều người nhớ về những ký ức tuổi thơ.
Những quả thị xanh, chín đan xen nhau.
Đồ Sơn có 17 cây thị cổ thụ được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận là quần thể cây di sản Việt Nam vào năm 2014.
Các cây thị ở đây được đánh số, đặt tên như thị Bà Vải, thị Cộc, thị Khe…
Theo lời kể của các bậc cao niên, mỗi cây thị đều có một hình dáng riêng và được đặt một cái tên gần gũi với đời sống của nhân dân. Cây thị Bà Vải nằm trong vườn gia đình có người phụ nữ tên Vải, cây cao hơn 20m, đường kính gốc gần 2m; cây thị Khe mọc cạnh khe suối, thân rỗng có thể chứa được 2 người trưởng thành…
“Cụ thị” ít tuổi nhất cũng gần 300 tuổi, “cụ thị” cao niên nhất cũng gần 1.000 năm tuổi, tỏa bóng trên lối người dân đi về nằm trong khuôn viên từng gia đình, các nhà thờ họ.
Ông Nguyễn Văn Thể (57 tuổi) cho biết, ngay từ khi ông còn nhỏ, quần thể thị cổ dưới chân núi Ngọc đã xanh tốt, cao lớn như hiện tại, và gần như năm nào cũng cho quả sai trĩu. Đến độ tháng 7 Âm lịch, quả chín rụng vàng gốc cây.
Video đang HOT
Đứng từ xa cũng nhìn thấy cây thị cao vượt mái nhà thờ họ. Ngày bé, ông Thể thường trèo lên cây hái quả cho bố mẹ mang ra chợ bán, hay ngồi tụm năm tụm bảy với những đứa trẻ khác để mang thị ra nghịch chơi, ngửi mùi thơm dịu nhẹ của một loại quả từng đi vào văn học dân gian và thơ ca.
Để hái được những quả thị trên cao, người dân còn chế ra những dụng cụ từ cây giang, cây nứa dài tới 6-7m.
Thành quả sau khi hái thị.
Theo người dân, năm nay thị bị ong châm nên nhiều quả hỏng ngay từ trên cây.
Những người gắn bó lâu năm với thị, nhìn thoáng qua từ độ cao 6-7m là có thể phát hiện quả thị nào hỏng, quả thị nào căng mọng, trổ mã.
Bà Hoàng Thị Việt (66 tuổi, phường Ngọc Xuyên) cho biết, cây thị Cộc nằm ngay trước cổng nhà bà, năm nào cũng sai quả, quả to. Cây thường rụng lá vào dịp cuối năm. Những ngày mưa bão, nhiều cành cây cằn cỗi cũng bị gãy, đổ.
Cũng theo bà Việt, mỗi năm chỉ có 1 mùa thị vào dịp tháng 7, tháng 8 Âm lịch.
Thị chỉ chỉ thơm khoảng 3-4 ngày, nếu như thơm quá thành ra thơm hắc, mọi người sẽ hái bỏ đi hoặc quả rụng xuống vàng gốc.
Cây thị không phải chăm sóc gì, bao nhiêu đời nay cây tự xanh tốt như thế, quả sai hay thưa tùy thuộc vào thời tiết mỗi năm. Cây nào gần nhà dân, mọi người đổ nước ra thì tươi tốt hơn những cây khác.
Những đứa trẻ ở đây cũng thường nhặt thị để chơi thay cho những trò chơi điện tử trên máy tính, điện thoại.
Trẻ em thường đùa nghịch, bước đi trên con ngõ, nơi có quả thị rụng đầy, thơm lừng.
Mùa Vu Lan, du khách tìm về Fansipan Sa Pa bái Phật, cầu an
Tọa lạc nơi đỉnh thiêng hội tụ linh khí đất trời, cứ đến rằm tháng Bảy hằng năm, quần thể tâm linh Fansipan lại trở thành điểm phải đến của Phật tử bốn phương, trong hành trình tìm về bái Phật, cầu an, thành tâm báo hiếu trong mùa Vu Lan.
Mùa Vu Lan năm nay đến đúng thời điểm Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ làn sóng thứ hai của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, Sa Pa hiện vẫn đang được coi là điểm đến an toàn chưa ghi nhận ca nhiễm nào.
Các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt được tất cả các điểm tham quan, cơ sở dịch vụ trên địa bàn thị xã thực hiện nghiêm túc. Điển hình như tại Sun World Fansipan Legend- khu du lịch vốn đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều Phật tử trong mùa Vu Lan báo hiếu hàng năm, du khách được trang bị khẩu trang, đo thân nhiệt, yêu cầu rửa tay sát khuẩn, thực hiện giãn cách trên hành trình, từ cabin cáp treo lên đỉnh cho tới tại các điểm dừng chân, vãn cảnh cầu an.
Hàng ngày, khu du lịch cũng phun khử khuẩn toàn bộ các buồng ca bin cáp treo và trong từng ngóc ngách các công trình tại khu du lịch.
Lễ Vu Lan năm 2018 tại Fansipan
Vu Lan năm nay, Sun World Fansipan Legend không tổ chức lễ cầu an tập thể như mọi năm. Xong không vì thế mà hành trình báo hiếu của Phật tử, du khách bớt đi phần tôn nghiêm, trang trọng. Du khách vẫn được phát áo lam, cài hoa hồng trên ngực áo và tặng giấy đỏ cầu an, để cùng với tâm an lòng thành, bước vào hành trình bái Phật và hướng những tôn kính về đấng sinh thành.
Hồng đỏ dành cho những người con may mắn còn đủ đầy cha mẹ. Hồng trắng thanh khiết như một sự chia sẻ với những mất mát to lớn của những người con đã phải rời mẹ, xa cha. Còn màu hồng sẽ dành cho những ai vẫn còn được ở bên phụng dưỡng một trong hai đấng sinh thành. Bông hồng cài áo chính là biểu tượng của đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần báo ân - báo hiếu đối với cha mẹ, tổ tiên, những người có công sinh thành dưỡng dục.
Từ Bảo An Thiền Tự, cabincáp treo sẽ đưa những người con hiếu thuận cùng đấng sinh thành bước vào chuyến du hành xuyên mây, bay qua đại ngàn xanh thẳm hùng vĩ của núi rừng Hoàng Liên để đến ranh giới giữa trời và đất trên đỉnh Fansipan, nơi tọa lạc quần thể tâm linh kỳ vỹ.
Tại đây, khi những bước chân khoan thai đầu tiên đặt trên những bậc đá xanh hướng đến "cổng trời" Thanh Vân Đắc Lộ, là đã thấy trong lòng nhẹbẫng, thanh thản lạ lùng. Giữa biển mây bồng bềnh ấp ôm lấy núi non xanh biếc, những mái chùa cong cong, thanh tịnh cùng tiếng chuông chùa ngân vang đưa chân Phật tử tới chốn thiền tịnh.
Ảnh: Lê Việt Khánh
Chắp tay thành kính trước Đại Tượng Phật A Di Đà uy nghiêm sừng sững, trước Đức Quan Thế m Bồ Tát hướng đôi mắt từ bi phổ độ chúng sinh xuống cõi nhân gian, Phật tử bốn phương dù là người già hay người trẻ, miền Bắc hay miền Nam, không còn giàu nghèo, chẳng còn cấp bậc, chỉ còn tâm trí một lòng hướng thiện, lễ Phật tụng kinh, làm việc thiện, tạo phước lành để hồi hướng, chú nguyện cho cha mẹ còn sống được song đường trường thọ, hạnh phúc, bình an; tổ tiên, cha mẹ và những người đã mất được siêu sinh tịnh cảnh.
Phật tử cầu an chiêm bái tại quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan năm 2019
Khoác trên mình chiếc áo lam, nhận những tấm giấy đỏ mang đến sự an yên, may mắn, Phật tử hữu duyên đến Fansipan dịp lễ Vu Lan sẽ được chiêm bái và đảnh lễ trước Xá lợi Phật - món Pháp bảo quý giá được lưu giữ trong lòng Đại tượng Phật A Di Đà. Hành trình tâm linh mùa Vu Lan nơi đỉnh trời vì thế mà càng thêm phần linh thiêng, ý nghĩa. Màu áo lam tiệp với màu trời, tiếng gió ngàn hòa cùng tiếng chuông ngân, tiếng tụng kinh thanh tịnh và những nụ cười viên mãn đã mang đến những khoảnh khắc mùa Vu Lan thật bình yên và ấm áp giữa non ngàn.
Không chỉ là dịp để nhắc nhở người người nhớ tới cội nguồn, vẹn tròn đạo hiếu, mùa Vu Lan còn là thời điểm tuyệt vời để du khách được an nhiên thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ ảo của đất trời Tây Bắc, ngắm biển mây bồng bềnh tựa chốn bồng lai, và chạm tay vào Nóc nhà Đông Dương, ghi dấu thêm một cột mốc trong đời.
Một mùa Vu Lan nữa đã lại về trên đỉnh Fansipan. Được đặt chân đến nơi mạch nguồn linh khí của dân tộc để thành kính dâng hương, tận tâm báo hiếu quả là một hành trình tuyệt diệu và thiêng liêng dành cho mọi người con đất Việt.
Khai trương bãi biển nhân tạo dài 1 km tại Đồ Sơn Một bãi biển nhân tạo rộng 23ha, trải dài hơn một km - bãi tắm được kỳ vọng sẽ khắc phục được tình trạng nước biển đục đã chính thức hoàn thành đưa vào sử dụng sáng 6-6, tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Bãi biển nhân tạo tại Đồ Sơn. Bãi tắm trải dài hơn 1 km, rộng 23ha có...