Cận cảnh quy trình lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng cabin tự chế của bác sĩ
Nhằm đảm bảo an toàn cho bác sĩ cũng như người dân, các bác sĩ bệnh viện quận 2, TPHCM đã sáng chế ra các cabin lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 để bệnh nhân và bác sĩ không phải đối diện trực tiếp, chống lây lan dịch bệnh COVID-19.
Trước đây, để lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, các nhân viên y tế phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh khiến các y, bác sĩ phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm.
Để đảm bảo an toàn cho bác sĩ cũng như bệnh nhân, bệnh viện quận 2, TPHCM đã chế tạo hệ thống cabin lấy mẫu giúp bác sĩ không phải đối diện trực tiếp với người bệnh.
Trước khi lấy mẫu, các bác sĩ sẽ ghi đầy đủ thông tin của người dân để phục vụ cho công tác điều tra dịch tễ sau khi có kết quả xét nghiệm.
Thay vì đối diện trực tiếp, người nghi nhiễm Covid-19 sẽ được đứng cách ly trong cabin, nhân viên y tế sẽ đứng bên ngoài và thao tác qua bao tay, nhằm giảm tiếp xúc trực tiếp của người nghi mắc COVID-19 và nhân viên y tế.
Mẫu bệnh phẩm sau khi được lấy từ người nghi mắc COVID-19 sẽ được cho vào ống nghiệm và xử lý trước khi gửi đến nơi xét nghiệm.
Video đang HOT
Đồng thời, mọi thông tin trao đổi giữa nhân viên y tế và người nghi mắc Covid đều thông qua micro.
Sau khi lấy mẫu sẽ có hệ thống khử khuẩn tự động trong cabin sẽ tiến hành sát khuẩn trong 3 phút nhằm tránh lây nhiễm chéo cho người lấy mẫu trước và người lấy mẫu sau và cho nhân viên y tế.
Bác sĩ Phan Văn Đức, Phó giám đốc Bệnh viện quận 2 cho biết, đối với cabin này, nhân viên y tế chỉ đưa hai tay vào mà không phải đối mặt trực tiếp với người nghi nhiễm nên tạo sự an tâm cho nhân viên y tế để làm.
Các cabin này cũng được tiệt trùng hoàn toàn sau mỗi lần lấy mẫu. Và về mặt y học thì gần như chống cách sự lây nhiễm chéo.
Mỗi lần nhân viên y tế ấn nút sát khuẩn, hệ thống sẽ tự động phun chất sát khuẩn để làm sạch cabin và thải không khí ra một hệ thống xử lý riêng trước khi ra môi trường.
Theo bác sĩ Phan Văn Đức, từ khi áp dụng cabin này vào lấy mẫu bệnh phẩm COVID-19, đã tạo được sự an tâm cho người đi lấy mẫu và cả nhân viên y tế về độ an toàn.
Kinh phí thi công những cabin này do các y bác sĩ của bệnh viện và những mạnh thường quân đóng góp để góp phần phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả nhất.
NGÔ BÌNH
Những bác sĩ dịch tễ âm thầm cống hiến trong tâm dịch COVID-19
Có những "chiến sĩ" áo trắng luôn đi trước và đi sau mỗi đợt dịch bệnh, họ âm thầm, lặng lẽ với công việc quan trọng là phát hiện, ngăn chặn, hạn chế lây lan ra cộng đồng. Đó là những bác sĩ, cán bộ điều tra dịch tễ.
TS.BS Phạm Quang Thái chia sẻ về công việc của các cán bộ điều tra dịch tễ.
Sẵn sàng ứng trực bất kể ngày đêm
Tại Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi lần đầu được "mục sở thị" công việc của các bác sĩ, nghiên cứu viên nơi đây giữa vụ dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Trước khi đến đây, chúng tôi đã nghĩ sẽ gặp một lực lượng lớn cán bộ đang tất bật làm việc nhưng ngược lại, chỉ có rất ít người. Phần lớn các cán bộ đều đang xông pha đi thực địa những vùng có nguy cơ dịch bệnh, chỉ có một số người được phân công ứng trực ở Khoa.
TS.BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chia sẻ: "Từ Tết tới giờ, chúng tôi quay cuồng với công việc điều tra dịch tễ vụ dịch COVID-19, chưa có ngày nào nghỉ ngơi. Tất cả mọi người ở đây đều luôn trong tư thế sẵn sàng ứng trực liên tục, không ai được phép ngừng liên lạc. Trong bất cứ tình huống nào, khi có lệnh điều động là chúng tôi phải ngay lập tức lên đường. Khoa cũng đã tổ chức 6 đội cơ động, sẵn sàng tới các điểm dịch".
BS. Thái vẫn còn nhớ, đúng đêm 30 Tết Nguyên đán, trong ca trực, nhận được cuộc gọi từ một bệnh viện thông báo có ca bệnh nặng, khả năng nghi nhiễm COVID-19, dù là đêm giao thừa, mọi người lập tức chuẩn bị dụng cụ, trang phục khẩn trương lên đường ngay để lấy mẫu xét nghiệm. Tất cả làm xong nhiệm mới nhớ ra đã qua mất giao thừa, qua mất thời khắc thiêng liêng nhất của năm và chỉ nhìn nhau cười vì đã quá quen.
"Công việc của chúng tôi là vậy, trong đợt dịch, bất kể ngày đêm đều luôn sẵn sàng. Những ngày qua, các anh em trong Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm đều phải làm việc với cường độ liên tục, thậm chí gấp 3 lần so với những ngày thường. Đợt dịch này xảy ra ngay trong thời điểm Tết Nguyên đán nên chúng tôi hầu như không có Tết", BS. Thái kể.
Công việc của các bác sĩ, nhân viên ở đây là điều tra, giám sát, cảnh báo, lấy mẫu xét nghiệm và sàng lọc thông tin từ tất cả các nguồn. Mỗi ngày ở đây phải nhận dồn dập rất nhiều loại thông tin về các trường hợp nghi nhiễm COVID-19, trách nhiệm của cán bộ là phải sàng lọc, nhận biết chỗ nào cần phải điều tra, phải cách ly...
BS. Thái cho biết: "Đơn cử, khi nhận được thông tin ở đâu đó có trường hợp người từ vùng dịch Hàn Quốc về, là chúng tôi phải điều tra để biết được chính xác người đó chính xác từ khu vực nào về, tiếp xúc với ai, có thuộc diện cần phải cách ly hay cần phải lấy mẫu xét nghiệm không... Nếu cần thì sẽ tiến hành lấy mẫu, và chẳng may nếu có kết quả dương tính với COVID-19 là chúng tôi sẽ phải lao vào vùng dịch để tìm hiểu, nghiên cứu".
Công việc âm thầm nhưng mức độ làm việc lại luôn sôi sục, Khoa Kiểm soát truyền nhiễm là 1 trong 2 đơn vị của Viện chịu trách nhiệm chính trước Bộ Y tế về chuyên môn liên quan đến dịch. Bởi vậy áp lực các các bác sĩ, cán bộ ở đây là rất lớn. Hàng ngày, các nghiên cứu viên của Khoa sẽ thực hiện sàng lọc những ca nghi ngờ nhiễm COVID-19 từ các bệnh viện tuyến Trung ương hay tuyến tỉnh. Từ đó xác định xác định ca bệnh, nơi nào cần lấy mẫu xét nghiệm, điều tra và cần cách ly. Đồng thời, tổng hợp, báo cáo số liệu các ca bệnh hàng ngày cho Viện, Bộ Y tế để đưa ra những giám sát, cảnh báo về tình hình dịch bệnh một cách chính xác nhất.
Cán bộ điều tra dịch tễ xuống tâm dịch Sơn Lôi lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: BSCC
Dạn dĩ với công việc đầy rủi ro
BS. Thái tâm sư: "Chúng tôi đều xác định không sợ dịch bệnh nếu biết cách phòng chống và thực hiện các biện pháp phòng chống phù hợp. Tuy nhiên, vì đã quá quen nhưng không được một chút chủ quan, phải tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng hộ".
Tuy đã quá dạn dĩ với công việc, nhưng cũng không ít những tình huống khiến bác sĩ, cán bộ ở ở đây "phát sốt". Đó là trường hợp một lái xe và một nữ bác sĩ của Khoa, trong một lần xuống thực địa, điều tra dịch tễ ở khu vực Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) về liền nghe tin bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Lúc đó tất cả "phát sốt" không phải vì lo sợ lây bệnh mà là áp lực tâm lý trước lượng công việc rất lớn tiếp theo. Trong quá trình điều tra ở tâm dịch, mỗi ngày các cán bộ dịch tễ phải điều tra tới 20 người, làm việc không ngơi nghỉ từ 8 giờ tới 21 giờ.
"Ở đây cũng đã có bác sĩ sốt thật giữa đợt dịch, nhưng sốt, ốm là mệt, do áp lực công việc quá lớn chứ không phải do lây nhiễm bệnh. Đó là chưa kể, các cán bộ đi từ tâm dịch về tuy đảm bảo an toàn nhưng phải đeo khẩu trang liên tục và về nhà cũng phải ở phòng riêng để tự cách ly với gia đình", BS. Thái chia sẻ.
Nhờ những nỗ lực đó, tâm dịch Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) đã được kiểm soát, công tác giám sát, cách ly tại các địa phương đang triển khai rất tốt, đó là nhờ công lao không nhỏ của các cán bộ điều tra dịch tễ. Đặc biệt, nhờ có sự xuất hiện các đội cơ động và sự hỗ trợ của các đoàn công tác chuyên môn của Trung ương đã giúp địa phương không bị lúng túng trong công tác thu dung bệnh nhân, phân loại đối tượng đưa vào khu cách ly, điều tra, phát hiện bệnh nhân mới, cô lập vùng dịch... từ đó góp phần ngăn chặn không cho dịch lan rộng.
Theo GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, sự đoàn kết cũng như sẵn sàng trong công tác chống dịch luôn là nhiệm vụ chung và được Viện đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, thời gian qua Viện đã có những thành công ban đầu khi trong việc phân lập được virus SARS-CoV-2; góp phần kiểm soát tình hình dịch tại địa bàn Vĩnh Phúc, đặc biệt là khu vực xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tuy nhiên khu vực này vẫn đang tiếp tục được theo dõi chặt chẽ.
"Chúng tôi đã hỗ trợ bằng tất cả kiến thức chuyên môn, nhân lực cho đợt dịch này; các cán bộ dịch tễ thậm chí phải thực hiện "3 cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng chống dịch) với cán bộ y tế và bà con nhân dân ở tâm dịch với tinh thần là tất cả đều sẵn sàng tiếp tục bám trụ ở vùng dịch. Nhờ đó, công việc đang tiến triển rất tốt",GS.TS Đặng Đức Anh cho biết
Cho tới thời điểm này, Việt Nam đã đạt những thành công ban đầu trong phòng chống dịch COVID-19 khi không còn ca nhiễm bệnh. Nhưng với các cán bộ, bác sĩ điều tra dịch tễ, họ vẫn sẽ còn tiếp tục phải căng mình chiến đấu, lăn xả vào các vùng nguy cơ cho tới khi dịch bệnh chấm dứt.
Theo Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Sinh viên Y khoa tham gia chống dịch Trang nhận được thông báo huy động sinh viên đi chống dịch vài ngày trước, vội vàng lên trường, lòng lo lắng vì chưa rõ công việc cụ thể là gì. Là một trong những sinh viên Đại học Y tế Công cộng có mặt sớm nhất, Đinh Thu Trang, 20 tuổi cùng bạn bè ai cũng tò mò về công việc sắp...