Cận cảnh “quái vật săn ngầm” IL-38 của Nga
Ilyushin IL-38 là một máy bay tuần tra trên biển và chống tàu ngầm. Nó được mệnh danh là “ quái vật săn ngầm” của Nga bởi khả năng chống ngầm được thiết kế trên máy bay IL-38 để tìm và tiêu diệt tàu ngầm, trinh sát hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, và thả hàng rào chắn bằng mìn. Cùng khám phá sức mạnh của “quái vật săn ngầm” IL-38 của Nga.
Ilyushin Il-38 (Tên ký hiệu của NATO: May) được phát triển từ máy bay vận tải động cơ phản lực cánh quạt Ilyushin Il-18.
Il-38 là máy bay tuần tra hải quân và tác chiến chống ngầm do Tổ hợp Hàng không Ilyushin (Nga) thiết kế với mục đích triển khai cho hoạt động trinh sát biển, giám sát, tác chiến chống tàu ngầm, chống tàu mặt nước, tìm kiếm cứu nạn.
IL-38 được trang bị 4 động cơ cánh quạt.
IL-38 đạt độ cao tối đa 10km, phi hành đoàn 10 người.
IL-38 có khả năng mang theo 30.000 lít nhiên liệu đảm báo cho máy bay có thời gian lưu không liên tục là 10h, hành trình tối đa 7200km, bán kính tác chiến 3200km.
IL-38 được trang bị với 2 khoang vũ khí ở bụng máy bay.
Được trang bị 5.000 kg (11.000 lb) vũ khí, bao gồm bom chống tàu ngầm, mìn, thủy lôi và bom.
IL-38 có tầm bay: 9.500 km (5.130 nm, 5.937 mi) và trần bay vào khoảng: 10.000 m (32.800 ft).
Video đang HOT
Đặc biệt, IL-38 còn được thiết kế để đạt vận tốc lên cao: 320 m/phút (1.050 ft/min).
IL-38 được thiết kiế với chiều dài 39,6m.
Máy bay trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-20M (công suất 4.250 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 724km/h. Nó còn có khả năng mang được tên lửa không đối không tầm ngắn R-73RDM2 để tự phòng vệ chống máy bay tiêm kích địch trên không.
Nó có thể mang theo 9 tấn vũ khí như tên lửa chống hạm, ngư lôi, bom thông thường, bom khoan tầng nước sâu…
IL-38 có độ sải cánh 37,42m, cao 10,16m.
Nó đạt trọng lượng cất cánh tối đa 63 tấn.
Trọng lượng rỗng: 33.700 kg (74.140 lb).
Những chiếc máy bay phản lực cánh quạt dân dụng llyushin Il-18 đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển dịch vụ hàng không của Liên Xô trong thập niên 1960 và 1970 .
Và IL-18 cũng đã hoạt động với các vai trò đa dạng trong quân đội, từ vận tải đến sở chỉ huy trên không, tình báo điện tử, chống tàu ngầm và tuần tra trên biển.
Mẫu máy bay phỏng theo Il-18 hoạt động trong quân đội nổi tiếng nhất là loại Il-38 May với vai trò tuần tra trên biển/ASW.
Il-38 bay lần đầu vào năm 1967 và khoảng 36 chiếc đã hoạt động trong không quân hải quân Xô viết, trong khi 5 chiếc khác được bán cho Ấn Độ vào năm 1975.
Những đặc điểm chi tiết của Il-38 bị hạn chế, nhưng khung máy bay đã được làm dài ra 4 m so với Il-18 và cánh được dịch về phía trước.
Đuôi chứa một MAD, trong khi dưới thân máy bay phía trước có một radar tìm kiếm (tên gọi của NATO là ‘Wet Eye’) được bố trí trong một bộ phận nhô ra.
Có hai khoang vũ khí bên trong, 1 phía trước và 1 sau cánh.
Những chiếc Il-38 của Hải quân Ấn Độ đã được gửi trở lại Nga để nâng cấp.
Chúng sẽ được sử dụng bộ hệ thống điện tử hàng không Sea Dragon mới. 3 máy bay đã được chuyển trở lại cho Hải quân Ấn Độ. Phiên bản mới có tên gọi là Il-38 SD.
Theo B.T
Lao động
Phương Tây chật vật đối phó với Nga
Dù rất lo ngại sẽ xảy ra "một cuộc xâm chiếm" ở miền Đông Ukraine, song đến nay NATO vẫn bất lực trước việc làm thế nào để ngăn chặn "gấu" Nga.
NATO cung cấp ảnh chụp các máy bay Su-27/30 và Su-24 của Nga ở căn cứ quân sự vùng Buturlinovka
Trong hai ngày qua, NATO liên tục cung cấp các bức ảnh kèm theo các lời tố cáo nói rằng Nga đang điều hàng chục nghìn binh sĩ đến sát biên giới Ukraine để chuẩn bị cho một cuộc "xâm chiếm" ở miền Đông nước này. Dù rất lo lại, nhưng cái chính là các nước phương Tây không đưa ra được bất cứ đối sách nào ngăn chặn hành động can thiệp, nếu có, của Nga nhằm vào Ukraine.
Đầu tiên, do Ukraine không phải là một thành viên của NATO nên việc viện đến giải pháp quân sự hoàn toàn bị loại trừ. Trong bối cảnh đó, chỉ có các biện pháp trừng phạt và cô lập là những phương sách tốt nhất và có lẽ cũng là con đường duy nhất để gây sức ép với Nga. Theo các chuyên gia châu Âu, về lâu dài, việc gia tăng áp lực lên giới nhà giàu và các nhân vật quyền lực thân cận với Tổng thống Vladimir Putin sẽ buộc nhà lãnh đạo Nga phải tìm hướng tiếp cận hòa giải hơn cho cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay.
Nhưng cách làm này vừa mất nhiều thời gian, vừa có mặt trái khiến phương Tây không khỏi quan ngại. Một số quốc gia thành viên NATO và Liên minh châu Âu (EU) cho rằng thời gian cô lập càng dài, nước Nga sẽ càng dâng cao tinh thần dân tộc chủ nghĩa và tìm được phương cách tự xoay sở. Khi đó, Tổng thống Putin sẽ càng có thêm quyết tâm để thực thi các chính sách bảo vệ lợi ích của dân tộc mình.
Trong khi đó, điểm cốt yếu nhất hiện nay là quyết tâm của Nga trong việc giành lại ảnh hưởng ở không gian hậu Xô Viết luôn mạnh hơn nhiều so với nỗ lực của Mỹ và châu Âu trong việc ngăn chặn hành động này. Cụ thể, trong khi Nga ngày càng thâm nhập sâu hơn vào các nước thuộc không gian ảnh hưởng của mình (cả về quân sự, chính trị, ngoại giao và kinh tế) thì Mỹ và châu Âu lại luôn thờ ơ với những lời kêu gọi giúp đỡ khi các nước gặp khó khăn. Sự bám rễ của Nga ăn sâu tới mức nước này có thế dễ dàng khuấy động bất ổn ở bất cứ đâu và nếu cầu có thể tạo lập ngay các điều kiện cho việc tiến hành can dự.
"Những gì chúng ta đang nhìn thấy là một cuộc chiến tranh mới và là một phần của chiến lược đã được trù tính", chuyên gia Chris Donnelly nói. Ông Donnelly là cựu cố vấn cấp cao của NATO về Nga và hiện là Giám đốc Viện nghệ thuật quản lý ở thủ đô London, Anh.
Trong bản thông điệp đặc biệt đọc ngày 18/3 sau khi sáp nhập Crimea, Tổng thống Putin cũng đã nói rõ nước Nga sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ các lợi ích của các cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga. Theo thống kê, trên thế giới hiện có khoảng 25 triệu người gốc Nga (chủ yếu ở Ukraine, Kazakhstan, Gruzia, Moldova, các nước Trung Á, Baltic) và khoảng 10 triệu người nói tiếng Nga (ở Ukraine, Belarus và một số nước khác). Vì vậy, cần phải hiểu đúng tinh thần tuyên bố của ông Putin rằng nước Nga sẵn sàng đối đầu với bất kỳ thế lực nào nếu như được cộng đồng người Nga hay người nói tiếng Nga ở nước ngoài lên tiếng cầu viện "gấu mẹ vĩ đại".
Đối lập với quyết tâm mạnh mẽ của Nga, rất ít quốc gia phương Tây có đủ khả năng và quyết tâm để chặn đường. Các cuộc chiến tại Transdniestria ở Moldova, hay Nam Ossetia và Abkhazia ở Gruzia cũng đã chứng minh điều đó. Thực tế cho thấy Nga không chỉ mạnh hơn về tiềm lực quân sự, mà còn ở cả ý chí và quyết tâm bảo vệ lợi ích dân tộc của mình. Chỉ có duy nhất một lằn ranh đỏ mà nước Nga sẽ phải tính toán cẩn trọng trong cuộc đối đầu với phương Tây là không được đụng đến các nước thành viên NATO, dù đó là các quốc gia vùng Baltic. NATO không ít lần khẳng định động đến các nước này có nghĩa Nga sẽ nhấn nút khởi động chiến tranh tổng lực với liên minh quân sự lớn nhất thế giới và Mỹ, đối thủ nặng ký bên kia bờ Đại Tây Dương.
Phương Tây thực chất có thể làm gì?
Một số chuyên gia cho rằng, đối sách mạnh mẽ nhất của phương Tây đối với Nga hiện nay là cứ mỗi khi Nga sáp nhập thêm một vùng đất vào lãnh thổ liên bang thì lại có thêm một hoặc một vài quốc gia khác nằm gần quỹ đạo của Nga ngả sang phương Tây. Nhưng để làm được điều đó, phương Tây sẽ phải có các hỗ trợ kinh tế thường xuyên và phải quan tâm nhiều hơn đến việc kết nạp các nước thuộc không gian hậu Xô Viết gia nhập EU, thậm chí NATO. Xây dựng các chiến lược kinh tế và năng lượng với Trung Á cũng là những bước đi cần tính đến.
Tuy nhiên, việc kéo các nước này ra khỏi sự ảnh hưởng của Nga phụ thuộc rất lớn vào việc Mỹ và châu Âu có tạo được tâm lý ổn định và an toàn cho chính phủ các nước. Với một Ukraine chìm sâu trong khủng hoảng và vòng cung ảnh hưởng của Nga đang ngày càng lan rộng, chiến lược này xem ra cũng chỉ là ảo tưởng huyễn hoặc, chí ít trong bối cảnh hiện nay.
Một đề xuất khác được đưa ra là các nước phương Tây sẽ đưa quân tới đồn trú ở các nước Đông Âu, đặc biệt là 3 nước vùng Baltic, và những nước có ý định sẽ liên kết với châu Âu. Cách làm này vô cùng nguy hiểm vì sẽ phá vỡ thỏa thuận và chạm đến lằn ranh mà Mátxcơva đã vạch ra trước đó. Đó là NATO và EU không được phép mở rộng biên giới tới sát đường biên của Nga.
Vì vậy, nếu xét tổng thể, "vũ khí" tốt nhất hiện nay của phương Tây vẫn là gây áp lực kinh tế và ngoại giao với Nga, cho dù hiệu quả thực sự của phương pháp này có thể không được như phương Tây mong đợi.
Đức Vũ
Theo Dantri
Phương Tây đẩy Putin rảo bước trong chiến lược Âu-Á Các nền dân chủ phương Tây lo ngại quyền lực của Nga nhiều tới nỗi Mỹ và EU đang tích cực hành động để ngăn chặn Tổng thống Putin biến Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) thành một Liên minh Âu-Á. Nhận thức đầy đủ về bản chất cạnh tranh của thế giới đa cực hiện đại, Washington và Brussels không...