Cận cảnh quá trình “khai tử” các tàu ngầm hạt nhân Nga
Hải quân Nga sở hữu một lượng lớn tàu ngầm hạt nhân và đang trong quá trình thay thế chúng bằng những tàu hiện đại, đắt giá hơn. Nhưng để phá hủy những chiếc tàu ngầm cũ này cũng là cả một công việc đầy tốn kém.
Nằm trong khuôn khổ kế hoạch hiện đại hóa quân đội trị giá 21 nghìn tỷ rúp (545 tỷ USD) của Tổng thống Nga Putin, hải quân nước này đang được tiếp nhận những tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới lớp Borei. Cùng với quá trình này, các tàu ngầm hạt nhân thế hệ cũ sẽ phải “ nghỉ hưu” và tháo dỡ.
Việc xử lý những chiếc tàu lớn, mang trên mình những lò phản ứng hạt nhân này cũng là cả một quá trình công phu và tốn kém.
Một chiếc tàu ngầm hạt nhân cũ của Nga trên đường đi phá hủy tại Vladivostok
Với chiều dài 107m, mỗi chiếc tàu ngầm hạt nhân dài hơn cả một sân bóng đá
Video đang HOT
Thông thường, các tàu ngầm sẽ được đưa tới xưởng Zvezda, tại Vladivostok
Tại đây chiếc tàu sẽ bị tháo dỡ từng phần
Công việc tháo dỡ những chiếc tàu cũ kỹ mang tải trọng lớn và nhiên liệu hạt nhân là không hề đơn giản
Theo một số ước tính, Nga sẽ phải chi khoảng 2 tỷ USD để tháo dỡ toàn bộ các tàu ngầm hạt nhân đến tuổi “nghỉ hưu”
Góc chụp này cho thấy không gian sống chật chội ra sao trên những chiếc tàu ngầm kiểu cũ
Thanh Tùng
Tổng hợp
Mỹ khánh thành căn cứ tên lửa tại Romania
Hải quân Mỹ sẽ khánh thành một căn cứ phòng thủ tên lửa mới ở phía nam Romania vào hôm nay, một trong 2 căn cứ đánh chặn tên lửa trên đất liền tại châu Âu thuộc hệ thống lá chắn tên lửa NATO vốn bị Nga phản đối mạnh mẽ.
Căn cứ phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Deveselu, miền nam Romania.
Căn cứ cho thấy sự mở rộng hiếm có của quân đội Mỹ tại châu Âu và còn đặc biệt hơn nữa khi nó được xây mới hoàn toàn.
Căn cứ tại Deveselu, miền nam Romania, sẽ là nơi đầu tiên đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên bờ, một phiên bản trên đất liền của hệ thống theo dõi radar tinh vi được trang bị cho các tàu chiến Mỹ kể từ năm 2004.
Được lên kế hoạch sẽ đi hoạt động vào cuối năm tới, căn cứ vốn nằm trong một khu quân sự lớn hơn của Romania, sẽ đón tiếp vài trăm binh sĩ, các nhân viên dân sự và hợp đồng. Việc xây dựng căn cứ tiêu tốn 134 triệu USD.
Một căn cứ thứ 2 tại Ba Lan dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2018.
Đại tá William Garren sẽ trở thành chỉ huy đầu tiên của căn cứ vào hôm nay, giới chức Mỹ cho hay.
Căn cứ là một phần trong dự án hệ thống phòng tên lửa NATO mà 2 chính quyền Mỹ đã theo đuổi nhằm phòng thủ trước các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung từ Iran và các quốc gia thù địch khác.
Nga từ lâu đã chỉ trích dự án trên, khẳng định rằng hệ thống nhằm chống lại kho vũ khí tên lửa đạn đạo của nước này.
Cuộc tranh cãi càng trở nên trầm trọng do cuộc xung đột giữa Ukraine và lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông và sự suy giảm trong mối quan hệ giữa phương Tây và Mátxcơva.
Được chính quyền Mỹ George W. Bush khởi xướng từ năm 2007, kế hoạch về một lá chắn tên lửa tập trung vào các địa điểm đánh chặn tầm xa đã bị chính quyền cắt giảm và chỉ tập trung vào các tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
An Bình
Theo AP
Nhìn lại hai tháng Mỹ không kích IS Sau hai tháng, chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu vẫn hầu như không thể thu hẹp diện tích các vùng lãnh thổ mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chiếm đóng tại Iraq cũng như không thể ngăn các tay súng cực đoan thực hiện các cuộc tấn công đánh chiếm một thành phố chiến lược ở vùng...