Cận cảnh phòng xét xử 1.000m2 trước ngày cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát hầu tòa
Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Phú Thọ bố trí khoảng 120 băng ghế, trang trí phòng xét xử tôn nghiêm để phục vụ hơn 300 người tham gia tố tụng.
Bên trong phòng xét xử 1.000 m2 trước ngày ông Phan Văn Vĩnh hầu tòa.
Ngày mai (12.11), TAND tỉnh Phú Thọ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án đánh bạc nghìn tỷ xuyên quốc gia.
Đây là vụ án trọng điểm khi kết quả điều tra giai đoạn I đã xác định trong đường dây tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet ngoài đối tượng chủ mưu đã hình thành 25 đại lý cấp 1, gần 6.000 đại lý cấp 2 và gần 43 triệu tài khoản dùng để đánh bạc, tương đương khoảng 14 triệu người tham gia đánh bạc.
Số tiền thu lợi bất chính lên tới hơn 9.853 tỷ đồng. Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) đã thu giữ, kê biên 1.832 tỷ đồng và 9 ôtô các loại.
Đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 105 bị can về 7 tội danh, gồm: “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “Tổ chức đánh bạc”, “Đánh bạc”, “Mua bán trái phép hóa đơn”, “Rửa tiền”, “Đưa hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Video đang HOT
Theo thông báo của TAND tỉnh Phú Thọ, bị can Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa (cựu Thiếu tướng, cựu Cục trưởng C50) mỗi người có 3 luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Bị can Nguyễn Văn Dương (bị cáo buộc là chủ mưu) có số luật sư bảo vệ đông nhất – 5 người.
Hiện công tác chuẩn bị cho phiên tòa đã hoàn tất. Phiên tòa xét xử ông Vĩnh trên khoảng sân rộng 1.000m2 nằm giữa 3 tòa nhà xếp chữ U, phần mái tôn được công nhân lắp đặt kiên cố. Khoảng 120 băng ghế dài được xếp ngay ngắn.
Khoảng sân rộng chừng 1.000 m2 là phòng xử án lưu động trong 20 ngày.
10 ngày qua, gần hết cán bộ, nhân viên tòa được huy động để dọn dẹp; sắp xếp, lắp đặt bàn ghế, trang thiết bị.
Sân có sức chứa tới khoảng 2.000 người, được thiết kế thành phòng xử án lưu động, với đầy đủ khu vực dành cho HĐXX, bục khai báo, khu dành riêng cho các bị can, người tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm.
Lối ra vào khu xét xử cũng được thiết kế giống ở phòng xét xử bình thường. Nền của sân được TAND tỉnh Phú Thọ trải nhựa như mặt đường.
Tòa bố trí khu vực khoảng 10m2 sau hàng rào cách ly các bị cáo để cho báo chí tác nghiệp. Ngoài ra, các phóng viên còn được bố trí có một phòng rộng chừng 50m2 với các trang thiết bị cần thiết.
Khu vực dành cho bị cáo.
Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ Ngô Tố Dụng cho biết, đây là vụ án đặc biệt lớn, nên việc bố trí phòng xử án phải tính đến phương án đảm bảo an ninh, trật tự bởi số người tham gia tố tụng rất đông.
Những người tham gia tố tụng tại phiên tòa gồm: 92 bị cáo; 30 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo; 3 luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan là Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, Tổng công ty viễn thông Mobifone và Công ty cổ phần thanh toán điện tử VNPT (EPAY); 1 bị hại, 73 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Phiên tòa xét xử có 14 người làm chứng, 3 điều tra viên gồm ông Nguyễn Quang Hòa, Nguyễn Phương Nam, Nguyễn Đình Trung – cả 3 đều thuộc Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh Phú Thọ).
CƯỜNG NGÔ
Theo LĐO
Phán quyết công bằng
Thẩm phán bước vào phòng xử án, gõ búa và nói: "Trước khi tôi bắt đầu tuyên án, tôi muốn thông báo rằng, luật sư của bị cáo đã đưa cho tôi 15.000 đôla để tôi lái vụ án theo cách của ông ấy"
ảnh minh họa
- Ôi, thật thế sao? - hàng chục người trong phòng xét xử xôn xao.
Vị thâm phán tiêp lời:
- Còn luật sư của bên nguyên đơn lại đưa cho tôi 10.000 đôla để lái theo cách của cô ta.
Phòng xử im lặng lắng nghe.
- Vì vậy, để tránh trường hợp đưa ra những phán quyết không đúng và đảm bảo sự công bằng trong việc xét xử, tôi xin phép được trả lại 5.000 đôla cho bên bị cáo. Ai có ý kiến gì nữa không?
Theo phunuvn.net
Tù chung thân Phóng viên một tờ báo Thụy Sĩ cung cấp thông tin từ phòng xét xử ở tòa án: ảnh minh họa "Bị cáo bị kết án tù chung thân. Nhưng hắn được giảm 191 ngày do bị giam giữ trong thời gian cảnh sát tiến hành điều tra". Theo trí thức trẻ