Cận cảnh phòng gaming trị giá 2 tỷ đồng của đại gia Việt
Căn phòng gaming 2 tỷ đồng của vị đại gia Sài Gòn khiến bao game thủ phải thèm muốn.
Tọa lạc trong khu biệt thự Phú Mỹ Hưng, Q7 (TP.HCM), căn phòng gaming với chủ đề ROG của đại gia-game thủ Vĩnh Lộc phải khiến người khác choáng ngợp vì độ chất chơi khó ai bì kịp.
Trước đó, từ năm 2017, anh Lộc cũng đã thiết kế phòng gaming nhưng vẫn chưa ưng ý. Sau nhiều lần chỉnh sửa, đến cuối tháng 4, căn phòng ROG Room 2020 chính thức hoàn thành. Căn phòng chứa nhiều thiết bị gaming, tượng và những phụ kiện đắt tiền và tổng giá trị lên đến 2 tỷ đồng.
Tiền thiết kế, sàn gỗ óc chó tốn hơn 600 triệu đồng.
Anh đã build máy tính với cấu hình khủng long gồm vi xử lý Intel i9 9900K, mainboard Maximus XI Extreme, cặp VGA Matrix RTX 2080 Ti, nguồn Thor 1.200 W, vỏ Strix Helios, RAM 64 GB GSkill Silver Royal, SSD Samsung 970 Evo 2 TB x 2, HDD Seagate 6 TB, tản nhiệt nước EKWB.
Chưa hết, anh sử dụng màn hình gaming PG35VQ – 200 Hz, bàn phím Strix Flare, chuột Gladius II Wireless, lót chuột Balteus Qi, tai nghe không dây Strix Fusion 700, ghế Chariot RGB, router Wi-Fi Rapture GT-AX11000, điện thoại ROG Phone 2 và cặp loa Dynaudio Xeo 4 từ Đan Mạch đắt tiền.
Video đang HOT
PC cũng “sương sương” 500 triệu.
Tất nhiên, ngoài dàn PC, anh còn sở hữu cho mình 3 máy console gồm Xbox One X, PS4 Pro, Nintendo Switch cùng rất nhiều tay cầm. Để thưởng thức game console, anh sử dụng TV OLED LG E9 (100 triệu đồng) và ngồi lên chiếc ghế sofa điện 90 triệu đồng.
Máy console để giải trí của anh Vĩnh Lộc.
Anh Vĩnh Lộc cũng là người đam mê sưu tầm tượng và figure theo bộ, chủ đề game. Việc này cũng tốn của anh hơn 200 triệu đồng.
“ Căn phòng mình thiết kế ra để mỗi lần đi làm về có nơi riêng tư nhằm thư giãn, nghỉ ngơi. Mình khuyên các bạn trẻ yêu thích gaming setup nên chăm chỉ kiếm tiền, nuôi dưỡng đam mê“, anh Vĩnh Lộc bày tỏ.
“ Bình thường, mình cũng chơi khá nhiều game như Red Dead Redemption 2, Dota 2 trên PC. Tất nhiên, vào cuối tuần mình hay tụ tập cùng bạn bè để ‘chiến’ FIFA 20“, anh chia sẻ thêm.
Chân dung vị đại gia sở hữu phòng gaming 2 tỷ.
FPT Shop hợp tác Synnex FPT Gaming bán thiết bị cho game thủ
Nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm và mua sắm ngày càng cao của những người chơi game (game thủ), FPT Shop đã cùng Synnex FPT Gaming triển khai bán các sản phẩm chuyên biệt phục vụ khách hàng có đam mê chơi game.
Với việc đưa Gaming Corner vào hoạt động, FPT Shop mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tiến tới việc đáp ứng 30% nhu cầu của thị trường laptop gaming hiện nay.
Ngoài sản phẩm thế mạnh là laptop gamimg, FPT Shop sẽ là nơi bày bán những sản phẩm chuyên dụng cho việc chơi game đến từ Synnex FPT Gaming như: chuột, bàn phím, loa... với mức giá ưu đãi.
Synnex FPT Gaming là thương hiệu chuyên về nhóm sản phẩm công nghệ thông tin, phần cứng máy tính dành cho game thủ đang được phân phối chính thức tại trường Việt Nam bởi công ty cổ phần Synnex FPT. Trong khi đó, FPT Shop là một trong những hệ thống bán lẻ công nghệ hàng đầu Việt Nam, trực thuộc công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT.
Mở đầu sự hợp tác này chính là sự đời của Gaming Corner, khu trải nghiệm được thiết kế dành riêng cho người chơi game. Gaming Corner đầu tiên được triển khai tại cửa hàng FPT Shop 45 Thái Hà, Hà Nội. Tại đây, các game thủ có thể thoải mái trải nghiệm và chọn mua nhiều mẫu laptop gaming thuộc các thương hiệu HP, Acer Lenovo, Dell đến từ FPT Shop cũng như nhiều phụ kiện chuyên dụng chơi game như chuột, tai nghe, bàn phím... đến từ Synnex FPT Gaming.
Được biết, laptop gaming là dòng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng tốt trong tình hình bão hòa chung của thị trường bán lẻ hàng công nghệ hiện nay. Theo báo cáo GFK, so với 4 tháng đầu năm 2019 thì trong 4 tháng đầu năm 2020, mức tăng trưởng chung của laptop là 34%, trong đó laptop gaming tăng trưởng mạnh đến 56%.
Bên cạnh Gaming Corner tại FPT Shop 45 Thái Hà, Hà Nội, người dùng có thể chọn mua online các sản phẩm gaming trong chương trình hợp tác giữa FPT Shop và Synnex FPT Gaming.
Overwatch: Blizzard ban hơn 34,000 tài khoản Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020 Báo cáo cũng cho thấy nhà phát triển đã bán được hơn 10 triệu bản game tại quốc gia đông dân nhất thế giới. NetEase Games cùng Blizzard đã ban 34,433 tài khoản Overwatch tại Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm 2020 - theo nhà nghiên cứu thị trường gaming Daniel Ahmad. Lý do chủ yếu bắt nguồn từ việc " sử...