Cận cảnh pháo phản lực “khủng” của Quân đội Hàn Quốc
Hệ thống pháo phản lực hạng nặng K-MLRS có thể đạt tầm bắn 80-160km, vượt xa tầm của pháo binh Triều Tiên.
Hàn Quốc gần đây đã trưng bày hệ thống pháo phản lực phóng loạt sản xuất trong nước K-MLRS. Xe này về lý thuyết giống với hệ thống pháo rocket lục quân M270 của Mỹ. Tuy nhiên K-MLRS của Hàn Quốc sử dụng xe tải hạng nhẹ 8×8 làm khung gầm.
Điểm đặc biệt của K-MLRS là kết cấu bệ phóng module có thể lắp 2 loại đạn rocket cỡ 130mm và 230mm.
Ba hệ thống pháo phản lực phóng loạt của Hàn Quốc (từ trái qua): pháo M270 do Mỹ chế tạo; K-MLRS và cuối cùng là K-136 Kooryong kiểu cũ.
Bên trái bệ phóng là 6 ống phóng đạn 230mm và bên phải là 20 ống phóng đạn 130mm.
Với đạn 130mm, hệ thống K-MLRS có thể tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách tối đa 80 km. Trong khi đó, với loại đạn 230 mm, hệ thống có thể đạt tầm bắn tối đa xa gấp đôi, lên tới 160 km.
Pháo phản lực phóng loạt M270 do Mỹ chế tạo mà Hàn Quốc sở hữu cũng có tính năng tương đương. Theo đó, nó có thể bắn các loại đạn rocket cỡ 227mm hoặc đạn tên lửa chiến thuật MGM-140.
Video đang HOT
Theo_Kiến Thức
Quân đội Nga trang bị pháo phản lực mạnh gấp 3 lần BM-21 Grad
Quân khu miền Đông của Nga sẽ nhận được khoảng 20 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt hiện đại Tornado-G.
Đại tá Alexander Gordeev, người đứng đầu bộ phận báo chí Quân khu miền Đông (Nga) cho hay từ giờ cho tới cuối năm 2014, các binh đoàn của quân khu miền Đông đóng trên lãnh thổ Khabarovsk sẽ nhận được khoảng 20 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) mới Tornado-G.
Theo ông A. Gordeev, các tổ hợp MLRS mới này sẽ thay thế các hệ thống Grad đã lỗi thời.
"Xét về đặc tính hiệu suất, hệ thống mới Tornado-G vượt trội hơn nhiều so với người tiền nhiệm nhờ hỏa lực mạnh mẽ, hệ thống điều khiển và dẫn hướng tự động", ông A. Gordeev nói, "Đại diện của Hội đồng tiếp nhận Quân khu đã đến nhà máy để nhận các tài liệu cần thiết và xe chiến đấu".
Tornado-G là một trong nhưng biến thể MLRS hiện đại nhất của quân đội Nga.
Hiện nay, ngoài Tornado-G với các ống phóng sử dụng đạn phản lực 122 mm, Nga đang dự kiến trang bị thêm hai loại biến thể pháo phản lực phóng loạt Tornado mới cho quân đội bao gồm: Tornado-U dùng cỡ nòng 220 mm và Tornado-S cỡ nòng 300 mm.
Không chỉ có khả năng sử dụng các tên lửa mới với tầm bắn xa hơn, các tổ hợp MLRS này đều có thể sử dụng được đạn tên lửa của các hệ thống Grad, Smerch và Uragan với cỡ nòng tương ứng.
Tornado-G được trang bị 40 ống phóng cỡ nòng 122mm.
Tornado-G là một biến thể mới của hệ thống pháo phản lực phóng loạt Grad. Hệ thống này sử dụng 40 ống phóng với cỡ nòng 122 mm, nhưng có tầm bắn xa hơn Grad rất nhiều nhờ sử dụng các loại đạn tên lửa mới và có thời gian chuẩn bị cho mỗi loạt bắn nhanh hơn nhiều do sử dụng các cơ cấu tự động.
Các loại đạn mới cho phép "cuồng phong" Tornado-G có thể đạt mục tiêu ở cự ly lên đến 40 km, trong khi tầm bắn của các loại đạn cũ chỉ cỡ khoảng 27 cây số. Ngoài ra, Tornado-G cũng có diện tích bao trùm của một loạt bắn cũng như độ chính xác lớn hơn rất nhiều. Hiệu quả chiến đấu của Tornado-G được đánh giá là gấp 2,5-3 lần so với người tiền nhiệm MRLS Grad.
Hiệu quả chiến đấu của Tornado-G được đánh giá là gấp 2,5-3 lần so với người tiền nhiệm MRLS Grad.
Đặc biệt, hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-G có thể tiến hành ngắm bắn một cách tự động theo dữ liệu trinh sát nhận được từ vệ tinh.
Trong trường hợp xảy ra tình huống bất thường, việc dẫn bắn sẽ được thực hiện thủ công trong thời gian vài phút.
Tornado-G khai hỏa.
Toàn bộ việc điều khiển hệ thống pháo phản lực phóng loạt được đơn giản hóa, cho phép rút ngắn khá nhiều thời gian triển khai cũng như thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo.
Theo Tri Thức
Iraq chuẩn bị đưa pháo phản lực TOS-1 tham chiến chống IS Iraq sẽ sớm đưa vào sử dụng các hệ thống pháo phản lực TOS-1A mua từ Nga. TOS-1A được chuyển giao cho Iraq trong bối cảnh cuộc chiến chống IS đang diễn ra quyết liệt. "Loại vũ khí có sức công phá cực kì lớn này sẽ sớm được tham chiến trên chiến trường. Hiện tại, các binh sĩ của chúng tôi đã...